© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 10.

Thứ bảy - 13/01/2018 02:27
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 10, có đáp án.
Câu 1. Trình bày về các biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST. So sánh các loại biến dị đó.

Câu 2. Phả hệ là gì? Ý nghĩa của nghiên cứu phả hệ? Cho ví dụ về một phả hệ để minh họa các ý nghĩa đó?

Câu 3. Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen. Cho ví dụ và nêu ý nghĩa của mỗi dạng thích nghi nói trên đó trong quá trình tiến hóa.

Câu 4. Một loài có số lượng NST trong bộ lưỡng bội 2n = 20.

1. Khi quan sát tiêu bản tế bào sinh dưỡng dưới kính hiển vi sẽ đếm được bao nhiêu NST ở:

a. Thế ba nhiễm               d. Thể một nhiễm kép
b. Thể ba nhiễm kép        e. Thể bốn nhiễm
c. Thể một nhiễm             g. Thể khuyết nhiễm.

2. Loại nào thường gặp hơn trong các loại trên? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1.

I. Thường biến và các biến dị tổ hợp:
Những biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST là thường biến và biến dị tổ hợp.

1. Thường biến: Thường biến là sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể, dưới tác động trực tiếp của điều kiện môi trường, không liên quan gì đến biến đổi kiểu gen.

2. Biến dị tổ hợp: Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ theo nhiều cách khác nhau trong sinh sản hữu tính.

II. So sánh thường biến và biến dị tổ hợp:
l. Giống nhau:
- Đều chịu tác động môi trường.
- Đều có sự biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi vật chất di truyền.
- Đều góp phần làm tăng tính đa dạng cho loài.

2. Khác nhau:
Thường biến  Biến dị tổ hợp
- Không di truyền.
- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền.
- Do tác động trực tiếp của điều kiện môi trường.
- Phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
- Xuất hiện đồng loạt, định hướng.
- Giúp sinh vật thích nghi, nên có vai trò gián tiếp trong chọn giống và tiến hóa
- Di truyền được
- Biến đổi kiểu hình do tổ hợp lại vật chất di truyền hay do tương tác gen.
- Do sự phân li tổ hợp NST => phân li tổ hợp các gen trong giảm phân, tương tác hay do tác động qua lại giữa các gen.
- Xuất hiện ở các thế hệ sau
- Xuất hiện ở từng cá thể, nhiều hướng
- Có thể có lợi, hại, trung tính và là nguồn nguyên liệu quan trọng cung cấp cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
 
Câu 2.

1. Phả hệ là gì: Phả hệ là sơ đồ biểu thị sự di truyền của một dị tật, bệnh hay một tính trạng nào đó qua các thê hệ khác nhau cúa một gia đình, một dòng dõi nào đó.
d10

2. Ý nghĩa nghiên cứu phả hệ: Giúp con người biết được tính chất trội lặn của tính trạng, quy luật di truyền của tính trạng do gen NST thường hay trên NST giới tính trạng quy định. Biết được kiểu gen của các cá thể được nghiên cứu trong phả hệ và dự đoán khả năng xuất hiện tính trạng đó ở các thế hệ sau.
 
Ví dụ: Qua nghiên cứu phả hệ đã biết dược các tính trạng trội ở người gồm: da đen, tóc quăn, môi dày, lông mi dài, mũi cong, thuận tay phải, tầm vóc thấp; các tính trạng tương phản là tính trạng lặn gồm da trắng, tóc thẳng, môi mỏng, lông mi ngắn, mũi thẳng, thuận tay trái, tầm vóc cao ...
 
+ Các tật xương chi ngắn, 6 ngón, ngón tay ngắn ... được di truyền theo đột biến trội; bạch tạng, điếc di truyền, câm điếc bẩm sinh được quy định bởi gen đột biến lặn.
 
+ Bệnh mù màu, máu khó đông, dị tật dính hai ngón tay 2 và 3 bằng màng nối được di truyền liên kết giới tính.
 
3. Nêu một thí dụ minh họa: Dựa vào phả hệ trên, hãy:

- Xác định tính trội, lặn?
- Bệnh do gen nằm trên NST thường hay NST giới tính?
- Cho biết kiêu gen những người trong phả hệ.
- Tính xác suất để cặp II2, II3 sinh được 1 đứa con bình thường; 1 đứa con mắc bệnh.

а. Xác định trạng trội lặn: cặp II2, II3 đều bình thường, sinh con là III2 bệnh => bệnh do gen lặn qui định.

b. Quy ước: A : bình thường; a; Bệnh bạch tạng

Nếu gen trên Y phải di truyền thẳng; nếu gen trên X không alen trên Y thì I1 có kiểu gen XAY trong đó XA phải truyền cho con gái nên tất cả con gái đều bình thường (loại). Vậy gen qui định bệnh nằm trên NST thường.

c. Kiểu gen I2, II1, II4 đều aa; còn lại là (A-). III2 có kiểu gen aa => kiểu gen II2 và III2 đều Aa => kiểu gen III1 có thể AA hay Aa; kiểu gen I1 là aa => kiểu gen II1 là Aa; tương tự kiểu gen II4 là aa => I3, I4 có kiểu gen Aa.

d. Xác suất cặp II2 và II3 sinh được 1 con bình thường là 3/4; sinh được 1 con bệnh là 1/4.
 
Câu 3. 1. Phân biệt thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen:

- Thích nghi kiểu hình hay gọi là thích nghi sinh thái là sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường.

Ví dụ: Con Tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo môi trường; một số cây nhiệt đới rụng là về mùa hè; kiểu hình lá rau mác ở các môi trường khác nhau có lá khác nhau.

- Thích nghi kiểu gen hay còn gọi là thích nghi lịch sử: là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi trong loài. Đây là những đặc điểm thích nghi bẩm sinh được hình thành trong lịch sử, do tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

Ví dụ: Con Bọ que có hình dạng cái que, bướm lá có hình dạng như chiếc lá cây... Nhờ vậy chúng có thể ngụy trang, tránh được sự tiêu diệt của chim.

2. Ý nghĩa của mỗi dạng thích nghi:

a. Ý nghĩa của thích nghi kiểu hình:

+ Đảm bảo cho mỗi cá thế’ của loài thích nghi thụ động trước sự thay đổi của môi trường' sống, trong giới hạn mức phản ứng của kiểu gen.

+ Sự bảo tồn các thường biến thích nghi ở giai đoạn đầu của quá trình chọn lọc cùng với các kiểu gen thích nghi tạo ra kích thước quần thể dù lớn góp phần đảm bảo sự cạnh tranh có hiệu quả. Chính điều này đã cho phép các cá thể có kiểu gen thích nghi được bảo tồn và nhân lên qua sinh sản đến thời điểm nhất định nào đó đủ để thay thế cho những cá thể có đặc điểm thích nghi kiểu hình.

b. Ý nghĩa thích nghi kiểu gen:

Sự hình thành đặc điểm thích nghi kiểu gen trên cơ thể sinh vật là kết quả của quá trình lịch sử chịu sự chi phối của ba nhân tố: Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. Đây là cơ sở phân li tính trạng thúc đẩy sự đa dạng trong sinh giới.
 
Câu 4.

1. Vì 2n = 20 suy ra n = 10.
 
a. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thế’ ba nhiễm là (2n + 1) và bằng 20 + 1 = 21 NST
 
b. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể ba nhiễm kép là (2n + 1 + 1) = 2n + 2 và bằng 20 + 2 = 22 NST
 
c. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm là (2n - 1) và bằng 20 -1 = 19 NST
 
d. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một nhiễm kép là (2n - 1 - 1) = 2n - 2 và bằng 20 - 2 = 18 NST
 
e. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể bốn nhiễm là (2n + 2) và bằng 20 + 2 = 22 NST
 
f. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của thể khuyết nhiễm là (2n - 2) và bằng 20 - 2 = 18 NST
 
2. - Trong các loại trên thường gặp loại thể ba nhiễm (2n + 1) và thể một nhiễm (2n - 1).
- Vì tần số đột biến đối với mỗi cặp NST tương đồng thấp, do vậy thường chỉ xảy ra rối loạn cơ chế phân li NST ở 1 cặp NST tương đồng hơn là nhiều cặp.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây