© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 13.

Chủ nhật - 14/01/2018 02:50
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 13, gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1. Phân biệt:
- Thường biến với mức phản ứng.
- Thường biến với đột biến.

Câu 2. Quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống. Vật chất hữu cơ khác với vật chất vô cơ ở những điểm cơ bản nào?

Câu 3. Trình bày các con đường hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại.

Câu 4. Xét 4 nòi I, II, III, IV của 1 loài có nguồn gốc địa lí khác nhau, chứa trật tự gen trên 1 NST như sau:

Nòi I : MNSROPQT.
Nòi II : MNOPQRST.
Nòi III : MORSNPQT.
Nòi IV: MNQPORST.

Cho rằng nòi gốc là nòi II, hãy cho biết:

a. Loại đột biến nào đã phát sinh ra 3 nòi còn lại.
b. Trật tự và cơ chế phát sinh 3 nòi đó từ noi II ban đầu.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Phân biệt thường biến với mức phản ứng:
 
Thường biến Mức phản ứng
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể, dưới ảnh hưởng của môi trường.
- Thường biến do ảnh hưởng của môi trường mà không liên quan đến sự biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
- Kiểu hình biểu hiện ở các mức độ khác nhau theo từng môi trường.
- Thường biến biểu hiện đồng loạt, theo hướng xác định tương ứng với môi trường trên cả nhóm cá thể có cùng kiểu gen.
- Thường biến có ý nghĩa thích nghi, giúp sinh vật thay đổi kiểu hình phù hợp với điều kiện của môi trường sống.
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện khác nhau của môi trường.
- Mức phản ứng do kiểu gen qui định nên di truyền được.
- Sự phản ứng tối đa của kiểu gen ra kiểu hình trong điều kiện môi trường thích hợp nhất.
- Trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
- Mức phản ứng rộng, giúp sinh vật dễ thích nghi với môi trường sống.
 
 
2. Phân biệt thường biến với đột biến:
 
Thường biến Đột biến
- Không di truyền được.
- Do môi trường tác động.
- Biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đối kiểu gen.
- Phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
- Xảy ra đồng loạt, có định hướng.
- Di truyền được.
- Do các nhân tố gây đột biến.
- Biến đổi kiểu gen dẫn đến biến đổi kiểu hình.
- Thường xuất hiện d các thế hệ sau.
- Xảy ra đột ngột, gián đoạn, riêng
 
Câu 2.

I. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:

Có khoảng 60 nguyên tố được phổ biến trong cơ thể sống gồm: C, H, O, N chiếm 96%; S, P, Na, K chiếm 3%. Sau đó là Ca, Mg, Fe, Cl ... trong tổng số các nguyên tố. Các nguyên tố nói trên kết hợp với nhau tạo thành:

- Các hợp chất vô cơ gồm: nước, muối khoáng, vitamin ...
- Các hợp chất hữu cơ gồm: gluxit, lipit, prôtêin và axit nuclêic ...
- Chất hữu cơ là những hợp chất chứa cacbon. Sự kết hợp của cacbon với các nguyên tố khác như H, O, N ... tạo nên các phân tử phức tạp.

Kết luận: Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống gồm 2 loại hợp chất hữu cơ là prôtêin và axit nuclêic.

1. Prôtêin: Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên chất nguyên sinh và là thành phần cấu trúc của các enzim và hoocmôn, đóng vai trò xúc tác các phản ứng trao đổi chất và điều hòa tốc độ trao đổi chất.

2. Axit nuclêic: (gồm ADN, ARN) đóng vai trò quan trọng trong sự di truyền và sinh sản.

* Đặc điểm của prôtêin và axit nuclêic:

- Prôtêin và axit nuclêic thuộc đại phân tử, có kích thước và khối lượng rất lớn.

- Prôtêin và axit nuclêic có cấu trúc đa phân: Đơn phân của prôtêin là axit amin, có 20 loại axit amin sắp xếp theo thành phần, số lượng và trình tự khác nhau, tạo ra tính đa dạng cho prôtêin.

- Đơn phân của axit nuclêic là 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X. Sự tổ hợp khác nhau về thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp giữa chúng đã tạo ra vô số loại phân tử ADN khác nhau.

- Cấu trúc đa phân đã làm cho prôtêin và axit nuclêôtit vừa đa dạng vừa đặc thù, từ đó sinh giới cũng rất đa dạng và đặc thù.

II. Vật chất hữu cơ khác với vật chất vô cơ:

Giữa chúng thống nhất ở cấp độ nguyên tử nhưng từ cấp độ phân tử trở lên có sự khác nhau.

1. Ở cấp độ phân tử:

- Vật chất vô cơ được cấu tạo từ các hợp chất vô cơ như nước, muối khoáng, nên đơn giản hơn vật chất hữu cơ. 

- Vật chất hữu cơ được cấu tạo từ các hợp chất chứa cacbon và liên kết với các nguyên tố H, O, N ... đã tạo nên các chất hữu cơ phức tạp như: gluxit, lipit, prôtêin, axit nuclêic ...

- Các prôtêin và axit nuclêic thuộc phân loại đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, có cấu trúc đa phân, do đó đã làm cho prôtêin và axit nuclêic rất đa dạng và rất đặc thù.

2. Càng lên các cấp độ tổ chức cao hơn như tế bào, cơ quan, cơ thể, loài ... tính phức tạp, tính đa dạng, tính đặc thù của chúng càng được biểu hiện rõ nét.
 
Câu 3. Có 3 con đường cơ bản sau:

I. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí:

1. Cơ sở:

+ Loài mở rộng khu phân bố nên các nhóm quần thể của loài sống trong các điều kiện khí hậu khác nhau hoặc do sự phân chia các khu vực phân bố đã tạo sự cách li địa lí các quần thể trong loài. Do vậy chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các biến dị có lợi theo chiều hướng khác nhau tạo ra các loài địa lí rồi tới các loài mới.
 
+ Điều kiện địa lí không là nguyên nhân trực tiếp gây ra các biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là những nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
 
+ Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức thường gặp cả ở động, thực vật, trong đó địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài.
 
2. Ví dụ: Loài chim sẻ ngô do khu vực phân bố địa lí khác nhau đã hình thành ba nòi có những đặc điểm khác nhau về màu sắc lông kích thước cánh.
 
II. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái:

1. Cơ sở: Trong cùng một khu vực phân bố địa lí các quần thể trong một loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến loài mới.
 
+ Phương thức này thường gặp ở thực vật và các loài động vật ít di chuyển xa như thân mềm, sâu bọ...
 
2. Ví dụ: Các quần thể một số loài thực vật sống trên bãi bồi sông VônGa (cỏ băng, cỏ sâu róm... ) rất ít sai khác về hình thái so với các quần thể tương ứng ở phía trong bờ sông nhưng chúng khác nhau về đặc tính sinh thái như chu kỳ sinh trưởng của thực vật ở bãi bồi bắt đầu muộn vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, tương ứng với thời điểm kết thúc mùa lũ hàng năm và ra hoa kết hạt trước khi lũ về nên không giao phối với các nòi tương ứng ở phía trong bờ sông.
 
III. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa:

1. Cơ sở:

+ Khi lai khác loài, cơ thể lai sẽ bất thụ vì tế bào chứa bộ đơn bội của hai loài bố mẹ và các cặp NST không tương đồng nên rối loạn trong cơ chế giảm phân. Do vậy đã không tạo được giao tử hay giao tử có sức sống yếu.
 
+ Dùng tác nhân gây đột biến đa bội tạo cơ thế tứ bội thì đó sẽ là loài mới hữu thụ do chứa 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài bố mẹ, được gọi là thể song nhị bội.
 
+ Lai xa và đa bội hóa là con đường xảy ra phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật, cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, nhất là ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, gây ra những rối loạn về giới tính.
 
2. Ví dụ: Hiện tượng lai tự nhiên giữa một loài cỏ, gốc Châu Âu có 50 NST với một loài cỏ, gốc Mỹ nhập vào Anh có 70 NST tạo ra loài cỏ chăn nuôi ở Anh có tên là Spartina có 120 NST

Kết luận: Loài mới không xuất hiện ở một đột biến mà thường có sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến, loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà phải là một quần thể hay một nhóm quần thể tồn tại, phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
 
Câu 4. 1. Loại đột biến nào đã phát sinh ra 3 nòi còn lại:

Sau đột biến, chiều dài và nhóm liên kết gen trên NST không đổi. Vậy, đột biến chỉ có thể thuộc loại đảo đoạn.

2. Trật tự phát sinh và cơ chế:

+ Từ nòi II đột biến thành nòi IV:
Đảo đoạn OPQ thành đoạn QPO.

+ Từ nòi IV đột biến thành nòi I:
Đảo đoạn QPORS thành đoạn SROPQ.

+ Từ nòi I đột biến thành nòi III:
Đảo đoạn NSRO thành đoạn ORSN. 
 
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây