© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 19.

Thứ năm - 18/01/2018 06:14
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 19, có đáp án.
Câu 1. Lai xa là gì? Đặc điểm chung của lai xa? Thế nào là tính bất thụ? Nguyên nhân và phương pháp khắc phục tính bất thụ. Vai trò của lai xa trong chọn giống.

Câu 2. Trình bày quan niệm của Đac Uyn về tính biến dị.

Câu 3. Loài người đã phát sinh trong những điều kiện như thế nào?

Câu 4. Một gen cấu trúc dài 0,408mm. Do đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này băng 1 cặp nuclêôtit khác tại vị trí nuclêôtit thứ 363 đã làm cho mã bộ ba tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Hãy cho biết phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hơn có bao nhiêu axit amin?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI:

Câu 1. 1. Lai xa là gì: Là trường hợp lai giữa các cá thế khác loài, khác chi, khác họ.

Ví dụ: Lai giữa ngựa cái & lừa đực tạo ra La.
Lai giữa cải củ & cải bắp tạo cải củ - bắp.
 
2. Đặc điểm chung của lai xa:

a. Khó lai: Vì hai loài, hai chi, hai họ khác nhau về hình dạng, số lượng NST, số lượng gen nên không tương hợp về mặt di truyền trong quá trình thụ tinh.
Ví dụ 1: Ở thực vật, hạt phấn loài này không nẩy mầm trên vòi nhụy của loài kia hoặc có nẩy mầm nhưng không phù hợp giữa độ dài của ống phấn với vòi nhụy nên khó thụ tinh.
Ví dụ 2: Ở động vật do cấu tạo cơ quan sinh sản hai loài khác nhau, tập tính sinh dục khác, tinh trùng loài này chết trong âm đạo loài kia hoặc hợp tử bị chết ...

b. Con lai có tính bất thụ.
c. Con lai nhận được trong phép lai xa biểu hiện ưu thế lai.
Ví dụ: La có sức khỏe và tuổi thọ cao hơn cả ngựa, lừa.

3. Tính bất thụ là gì: Là khả năng không tạo được giao tử của con lai hoặc nếu có thì giao tử có sức sống yếu, không thụ tinh được.
 
Ví dụ: Cải củ - bắp không tạo được hạt.
 
4. Nguyên nhân của tính bất thụ:

+ Do sự khác nhau về số lượng hay hình dạng, kế cá cách sắp xếp khác nhau của các gen trên NST không tương hợp giữa tế bào chất và nhân của hai loài.
+ Ví dụ 1: Ngựa có 2n = 64 tạo giao tử n = 32;  Lừa có 2n = 62 tạo giao tử có n = 31. La có 2n = 63. 
+ Ví dụ 2: Tuy cải củ (Brassica) và cải bắp (Raphanus) đều có 2n = 18 tạo giao tử đều là n = 9, cải củ - bắp cũng có 2n = 18 nhưng 9 NST của cải củ không xếp thành 9 cặp tương đồng với NST cúa cải bắp, nên đã gây trở ngại trong quá trình giảm phân.

5. Cách khắc phục tính bất thụ:

+ Dùng cônsixin với nồng độ và thời gian xứ li thích hợp, cản trở sự xuất hiện của thoi vô sắc, làm NST đã nhân đôi nhưng không phân li, tạo thế song nhị bội (tế bào mang bộ lường bội của hai loài); lúc này các NST đã xếp thành từng cặp tương đồng và trở nên hữu thụ.
 
+ Ví dụ: Năm 1927, Cácpêsênkô cho lai giữa cải củ (2n=18) với cải bắp (2n=18) tạo loài mới là cải củ - bắp (2n = 18) bất thụ. Ông xử lí bằng cônsixin tạo thể song nhị bội 4n = 36. Đây là loài mới, hữu thụ.
 de 19
+ Ngoài ra việc sử dụng môi trường nhân tạo đế nuôi cấy mô, nuôi phôi lai, cũng khắc phục được các khó khăn xuất hiện trong lai xa.
 
6. Vai trò của chọn giống:

+ Ở động vật: người ta tạo ra loài mới có đặc điếm hiếm và quý bằng phép lai xa.

Ví dụ 1: P ♀ ngựa X ♂ Lừa => La
Ví dụ 2: P  ♀ Lừa x ♂ Ngựa => Bác-đô
Ví dụ 3: P ♀ Chép có râu x ♂ Diếc không râu -> F1 100% là cá chép - diếc có râu.
 
Ngoài ra, lai xa cũng có hiệu quả ở một số loài bò, cừu, tằm ...

+ Ở thực vật: Người ta đã sử dụng biện pháp lai xa kết hợp với đa bội hóa tạo ra thế song nhị bội hữu thụ có năng suất cao như phương pháp Cácpêsênkô đã nói ở trên.

+ Lai xa rất có giá trị ớ các loài sinh sản dinh dưỡng.

.+ Người ta còn cho lai giữa cây trồng với cây hoang dại đế tăng tính chống chịu cho cây trồng.

+ Lai giữa Táo Tàu với Lê Việt Nam tạo ra loài mới.

+ Lai xa còn được sử dụng đối với khoai tây, cà chua, nho, lúa mì, thuốc lá.
 
Câu 2. Có 2 loại: Biến dị xác định, biến dị cá thể.

1. Biến dị xác định: Do tác dụng ngoại cảnh, sinh vật biến đổi đồng loạt, định hướng. Các biến dị này không di truyền nên ít có ý nghĩa trong chọn giống và trong tiến hóa.

2. Biến dị cá thể: Phát sinh qua sinh sản, xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định, di truyền được nên là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn giống và tiến hóa.

Theo Đac Uyn, nguyên nhân xuất hiện các loại biến dị do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh, do lai hữu tính và do bản chất của mỗi cơ thể sinh vật khác nhau.
 
Câu 3. Các sự kiện quan trọng trong quá trình phát sinh loài người gồm:

1. Chuyển từ đời sống trên cây xuống đất, hình thành tư thế đi thẳng:

- Tổ tiên xa xưa của loài người là dạng vượn người phát triển cao, sống thành đàn trên cây ăn hoa quả, chim muông, có bộ não phát triển hơn động vật khác, đã phân hóa chức năng các chi.

- Vào nửa sau kỳ thứ ba đại Tân Sinh, băng hà tràn xuống phía Nam làm rừng thu hẹp, một số phải chuyển xuống đất.

- Ở môi trường sống mới, tư thế đi thẳng để có thể phát hiện kè thù từ xa là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên bảo tồn củng cố và hoàn thiện dần.

- Song song với tư thế đi thẳng đã biến đổi hình thái cấu tạo trên cơ thể vượn người như cột sống uốn cong chữ S, xương chậu rộng ra, xương sườn, xương ức nhỏ lại phát triển hướng hai bên, hình thành gót chân, tầm vóc cao lớn dần ...

- Đi thẳng đã giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển, nhận chức năng mới là lao động.

2. Sự hoàn thiện hai tay:
- Trải qua lao động hàng triệu năm, kết của chọn lọc tự nhiên đã hoàn thiện dần đôi bàn tay: Đặc điểm ngón tay cái phát triển và có vị trí linh hoạt hơn nhờ đó chế tạo công cụ lao động có hiệu quả là biến dị có lợi được chọn lọc tự nhiên giữ lại.

- Biết chế tạo công cụ lao động là đặc điểm cơ bản đề phân biệt người với động vật. Do vậy Ăng ghen nói “Lao động đã sáng tạo ra con người”. Lao động là đặc điểm cơ bản của loài người.

3. Tác dụng của ăn thịt và dùng lửa:
- Qua lao động ngày càng phong phú, hình thức săn bắt động vật ra đời, con người biết dùng thịt.

- Lúc đầu ăn sống, về sau do phát hiện lửa trong thiên nhiên, giữ lửa, tạo ra lửa, con người đã ăn chín, dẫn đến phát triển toàn bộ cơ thể, đặc biệt là não bộ.

- Ăn chín làm bộ răng bớt thô, răng nanh tiêu giảm dần.

4. Sự phát triển tiếng nói có âm tiết:

+ Ngay từ đầu vượn người đã sống bầy đàn, là cơ sở hình thành đời sống xã hội.

+ Lao động trong tập thể đã thúc đẩy nhu cầu trao đổi kinh nghiệm lao động với nhau, cơ quan phát âm dần dần thay đổi và phát triển, hình thành tiếng nói của người có thanh tách bạch từng tiếng, nội dung thông tin ngày càng phong phú. Cằm là nơi bám các cơ lưỡi nên tiếng nói càng phát triển thì cằm càng dô ra.

5. Sự phát sinh ý thức:

+ Sự phát triển của lao động và tiếng nói đã kích thích sự phát triển của bộ não và các cơ quan cảm giác. Trên cơ sở đó ý thức và khá năng tư duy trừu tượng được hình thành.

+ Ngược lại tiếng nói và ý thức phát triển lại giúp lao động phát triển thêm.

+ Lao động, tiếng nói, ý thức có liên quan rất mật thiết, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.

6. Sự phát triển xã hội loài người:

+ Do tác động các nhân tố xã hội như lao động, tiếng nói, ý thức và qua mối quan hệ của chúng có vai trò thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, công cụ và hình thức lao động ngày càng hoàn thiện.

+ Ngoài việc săn bắt và chăn nuôi, con người biết trồng trọt, dệt vải, làm đồ gốm, chế tạo kim loại. Công nghệ và thương mại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học ra đời. Từ các bộ lạc đã hình thành các dân tộc, quốc gia với chính trị, luật pháp ra đời, xã hội phát triển ngày càng văn minh .

Kết luận: Trong quá trình phát sinh loài người các nhân tố sinh học gồm: Biến dị - Di truyền - Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn đầu: (từ vượn người đến người vượn); ở giai đoạn sau (từ người vượn đến người hiện đại), các nhân tố xã hội gồm: Lao động - Tiếng nói - ý thức lại có vai trò chủ đạo và càng về sau càng phát huy tác dụng mạnh mẽ.

- Vượn người ngày nay không thể chuyển biến thành người được vì hai nguyên nhân sau:

+ Điều kiện, lịch sử hình thành quả đất đã trải qua.

+ Vượn người ngày nay đã quá chuyên hóa với lối sống leo trèo.

Câu 4.
- Nuclêôtit có vị trí 363 thuộc bộ ba thứ 363 : 3 = 121.

- Codon thứ 121 trở thành mã kết thúc nên số axit amin trong phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp có số axit amin là:

+ 121 - 1 = 120 axit amin (nếu kể cả axit amin mở đầu).
+ 121 - 2 = 119 axit amin (nếu không kể đến axit amin mở đầu).
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây