© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 20.

Thứ năm - 18/01/2018 23:13
Câu hỏi tự luận Sinh học 12, đề 20, có đáp án.
Câu 1. Thế nào là lai tế bào sinh dưỡng? Cách tiến hành vai trò của phương pháp lai tế bào sinh dưỡng.

Câu 2. Tại sao nói chọn lọc nhân tạo có vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và tính đa dạng của vật nuôi và cây trồng.

Câu 3. Vai trò các nhân tố sinh học và các nhân tố xã hội trong quá trình phát sinh loài người.

Câu 4. 1. Số liên kết hyđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào khi xảy ra đột biến gen ở các dạng sau:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.
b. Lặp thêm 1 cặp nuclêôtit trong gen.
c. Thay thế 1 cặp nuclêôtit trong gen.

2. Phân tử prôtêin sẽ bị thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến sau đây:

a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.
b. Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu.
c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen.
d. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc),
e. Trong các dạng đột biến nói trên, dạng nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến cấu trúc của prôtêin? Vì sao?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI: 

Câu 1.

1. Lai tế bào sinh dưỡng là gì: Là phương pháp dung hợp hai tế bào trần của hai loài khác nhau tạo ra tế bào lai chứa hệ gen của cả hai loài.

2. Phương pháp tiến hành:

- Tách hai dòng tế bào sinh dưỡng thuộc hai loài khác nhau là A và B.

- Cho tế bào sinh dưỡng dòng A và B vào môi trường nhân tạo.

- Dùng các xúc tác như virut Xenđe đã giảm hoạt tính, xung điện cao áp, polietylen glicol, kích thích sự dung hợp của hai dòng tế bào trần A và B với nhau, tạo ra tế bào lai.

Cho vào môi trường chứa hooc-môn với liều lượng thích hợp, kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai dưa vào sản xuất.

3. Vai trò của lai tế bào sinh dưỡng:

- Với phương pháp trên con người đã tạo dược cây lai từ hai loài thuốc lá khác nhau; tạo cây lai giữa khoai tây và cà chua.

- Con người cũng đã tạo được tế bào lai giữa các loài động vật nhưng các tế bào này thường không có khả năng sống và sinh sản.

- Trong tương lai, con người có thể tạo ra các cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau về đơn vị phân loại mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được, có thể tạo ra các thể khảm, mang đặc tính của những loài rất khác nhau, thậm chí giữa thực vật với động vật.
 
Câu 2. Vật nuôi và cây trồng đều có điểm thích nghi cao độ với nhu cầu, thị hiếu con người và rất da dạng so với thiên nhiên hoang dại. Theo Đac Uyn mọi đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng do kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo (CLNT) dựa vào cơ sở tính biến dị và di truyền theo con đường phân li tính trạng (PLTT).

1. Động lực chọn lọc nhân tạo (Nguyên nhân): Đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của con người.

2. Cơ sở chọn lọc nhân tạo: Dựa vào tính biến dị và di truyền:

a. Biến dị: Cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
b. Di truyền: Tạo điều kiện tích lũy các biến dị có lợi quạ các thế hệ.

3. Nội dung chọn lọc nhân tạo (thực chất chọn lọc nhân tạo) Là quá trình gồm hai mặt được tiến hành song song:

+ Đào thải các cá thế mang biến dị bất lợi (mặt chủ yếu).
+ Tích lũy các cá thể mang biến dị có lợi, phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.

4. Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo:

a. Hình thành mọi đặc điểm thích nghi của vật nuôi, cây trồng

Với nhu cầu con người: Do chọn lọc nhân tạo trên cơ sở tính biến dị và di truyền làm cho những biến dị có lợi ban đầu xuất hiện nhỏ nhặt, ở từng cá thể riêng lẻ trở nên sâu sắc và phổ biến trong phạm vi các nòi, các thứ vật nuôi, cây trồng.   
   
BD + DT + CLNT = Thích nghi   

b. Hình thành tính da dạng: Do tác dụng của phân li tính trạng.

+ Nguyên nhân phân li tính trạng: Do nhu cầu và thị hiếu của con người đa dạng và không giới hạn nên họ đã chọn lọc theo chiều hướng khác nhau.
+ Kết quả phân li tính trạng: Từ một vài dạng tổ tiên hoang dại ban đầu hình thành các dạng sinh vật khác nhau và khác xa với tổ tiên của chúng.
Ví du: Sư phân li tính trạng ở gà.
 
BD + DT + CLNT + PLTT = Đa dạng

Câu 3.

1. Vai trò nhân tố sinh học: Trong giai đoạn đầu, từ vượn người đến người vượn các nhân tố sinh học (gồm biến dị - di truyền - chọn lọc tư nhiên) có vai trò chủ đạo. Những biến đổi trên cơ thể các dạng vượn người hóa thạch là kết quả sự tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên,
Ví dụ: Sự hình thành tư thế đi thẳng, sự hoàn thiện dần đôi bàn tay, sự rộng dần của xương chậu ...
 
+ Machusin đã bổ sung thêm cho ăng ghen: Trong kỳ pliôxen, kỷ thứ ba, tại vùng Đông Phi đã xuất hiện những đường nứt sâu trên vỏ quả đất, hoạt động núi lửa và động đất gia tăng đột ngột. Những lò urani thiên nhiên xuất hiện làm tăng nền phóng xa trong một thời gian tương đối ngắn đã làm tăng tần số các đột biến, tăng áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến tăng tốc độ cải biến di truyền của vượn người hóa thạch. Theo ông, đột biến NST không chỉ đưa lại những biến đổi về thể chất mà còn ảnh hưởng quan trọng đến tiềm năng trí tuệ loài người.
 
2. Vai trò nhân tố xã hội:

Trong giai đoạn sau, từ người vượn đến người hiện đại, các nhân tố xã hội gồm lao động - tiếng nói - ý thức lại đóng vai trò chủ đạo. Các nhân tố này đã chi phối sự hình thành nhiều đặc điểm trên cơ thể người. Khác với động vật, lao động có mục đích đã quyết định hướng tiến hóa của họ người.
 
+ Ngày nay, tất cá các quy luật sinh học đặc trưng cho động vật có vú vẫn phát huy tác dụng đối với cơ thể con người nhưng có vai trò thứ yếu và mờ nhạt dần. Ngược lại, con người phát triển dưới tác dụng chủ đạo của các quy luật xã hội. Con người thích nghi với môi trường không phải chủ yếu bằng những biến đổi hình thái, sinh lí trên cơ thể, bằng sự phân hóa và chuyên hóa các cơ quan như ở động vật mà bằng lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. Động lực quá trình phát triển xã hội loài người là việc cải tiến công cụ lao động, phát triển lực lượng sản xuất, chỉ đạo quan hệ sản xuất.
 
+ Vì loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí nên vệ mặt sinh học loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác nhưng xã hội loài người vẫn không ngừng phát triển.
 
Câu 4.

1 .a. Mất 1 cặp nuclêôtit trong gen.
+ Nếu mất 1 cặp nuclôôtit A - T sẽ làm giảm 2 liên kết hvđrô.
+ Nếu mất 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm giảm 3 liên kết hyđrô.
 
b. Thêm 1 cặp nuclêôtit trong gen:
+ Nếu thêm 1 cặp nuclêAiit A - T sẽ làm tăng 2 liên kết hyđrô.
+ Nếu thêm 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm tăng 3 liên kết hyđrô.
 
c. Thay 1 cặp nucclêôtit trong gen:
+ Nếu thay 1 cặp nuclêôtit A - T bằng 1 cặp T - A hoặc thay 1 cặp nuclêôtit G - X bằng 1 cặp nuclêôtit X - G sẽ không làm thay đổi sô liên kết hydrô của gen.
+ Nếu thay 1 cặp nuclêôtit A - T bằng 1 cặp nuclêôtit G - X sẽ làm tăng số liên kết hydrô lên 3-2=1 liên kết.
+ Nếu thay 1 cặp nuclêôtit G - X bằng 1 cặp nuclêôtit A - T sẽ làm giảm liên kết hydrô xuống 3-2=1 liên kết.

2.a. Mất 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
b. Thêm 1 cặp nuclêôtit sau mã mở đầu sẽ thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit.
c. Thay 1 cặp nuclêôtit trong gen:

+ Không thay đổi cấu trúc phân tử của prôtêin khi cặp nuclêôtit bị thay thế thuộc mã mở đầu hay mã kết thúc.

+ Không thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin khi mã bộ ba (Codon) sau đột biến quy định axit amin giống như mã bộ ba trước đột biến (do tính thoái hóa của mã di truyền).

+ Thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit khi mã bộ ba sau đột biến quy định axit amin khác bộ ba trước đột biến.

+ Chuỗi polipeptit sẽ bị ngắn lại khi mã bộ ba sau đột biến trở thành mã kết thúc.
 
d. Đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit (không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc).

+ Không làm đổi axit amin nào trong chuỗi polipeptit khi đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit giống nhau.

+ Thay đổi 1 axit amin trong chuồi polipeptit khi đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của một mã bộ ba và mã bộ ba sau đột biến quy định axit amin khác với mã trước đột biến.

+ Thay đổi 2 axit amin trong chuỗi polipeptit khi đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của hai mã bộ ba và hai mả bộ ba sau đột biến quy định axit amin khác với trước đột biến.

e. Dạng mất 1 cặp nuclêôtit hay dạng thêm 1 cặp nuclêôtit thay đổi nghiêm trọng nhất về cấu trúc của prôtêin vì hai dạng đột biến này đều sắp xếp trở lại các bộ ba từ sau mã mở đầu đến cuối gen, dẫn đến thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi polipeptit.
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây