© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 1: Menđen và di truyền học

Thứ hai - 02/04/2018 00:23
1. Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.- Di truyền học có một vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết mà còn có giá trị thực tiễn cho khoa học chọn giống và y học, đặc biệt là trong công nghệ Sinh học hiện đại.1. Nhờ đề ra phương pháp phân tích các thế hệ lai. Menđen đã phát minh ra các định luật di truyền từ thực nghiệm, đặt nền móng cho di truyền học.
A. Phần tìm hiểu và thảo luận
 
+ Quan sát hình 1.1 và có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai?
 
Nhận xét: Từng cặp tính trạng đem lai co hai trạng thái tương phản, trái ngược nhau.
 
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
 
I. Trình bày đối tượng, nội dung và ỷ nghĩa thực tiễn của di truyền học.?
 
a. Đối tượng: Di truyền học nghiên cứu ban chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị
 
b. Nội dung của di truyền học: Đề cập tới cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị, cụ thể là xác định các vấn đề chính sau:
 
- Cấu trúc vật chất và cách thức mà nhờ đó bố mẹ truyền cho con những đặc tính giống mình.
 
- Những xu thế tất yếu và những mối quan hệ số lượng mà các đặc tính của bố mẹ biểu hiện ở các đời con cháu.
 
- Nguyên nhân làm cho con sinh ra mang những đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ cũng như những hình thức và những chiều hướng biểu hiện của những sai khác này.

c. Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học:
 
Di truyền học đã trở thành cơ sử lí thuyết của khoa học chọn giống, có vai trò lớn lao đối với y học, đặc biệt có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
 
2. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ của Menđen gồm những điểm nào?
 
Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen có nội dung cơ bản là:
 
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
- Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó, rút ra định luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ con cháu.
 
3. Hãy lấy ví dụ ở người để minh họa cho các “cặp tính trạng tương phản”?
 
Ví dụ: Ở người có các cặp tính trạng tương phản như:
 
- Tính trạng về độ thẳng của tóc, có hai trạng thái khác nhau là tóc thẳng và tóc quàn là một cặp tính trạng tương phản.
 
- Tính trạng về màu da có những trạng trái ngược nhau là da trắng và da đen. Da trắng và da đen là một cặp tính trạng tương phản.
 
- Tính trạng về độ dày của môi có hai trạng thái ngược nhau là môi dày và môi mỏng. Môi dày và môi mỏng là cặp tính trạng tương phản.
 
4. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
 
Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các cặp phép lai vì thuận tiện cho việc dễ theo dõi.
 
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
 
1. Hãy nêu ví dụ về một số tính trạng ở người?
 
2. Cặp bố mẹ xuất phát là cây đậu Hà Lan hạt vàng lai với cây đậu hạt xanh thì thu được thế hệ con là cây đậu hạt vàng. Hãy dùng kí hiệu dẻ thể hiện lại nội dung trên?
 
+ Ví dụ ở người: tóc thẳng (tự nhiên), da trắng có phải là cặp tính trạng tương phản không? Tại sao?

Gợi ý trả lời câu hỏi
 
1. Ví dụ về một số tính trạng ở người như: da trắng tóc đen, mũi cao, mặt tròn.
 
2. P: hạt vàng  x    hạt xanh
F1:            hạt vàng
 
3. Ví dụ ở người: tóc thẳng, da trắng không phái là cặp tính trạng tương phản vì hai trạng thái trên không cùng một tính trạng
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây