© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập SGK Sinh học 9, bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)

Thứ hai - 02/04/2018 05:32
1. Kiểu hình trội có thể là thuần chủng hoặc không thuần chủng (thể đồng hợp trội và thể dị hợp), vì vậy, để xác định được kiểu gen của nó cần phải lai phân tích, nghĩa là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn. Điều này có tầm quan trọng trong sản xuất.
2. Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính trạng trội nhưng có lợi, vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
3. Bên cạnh tính trội hoàn toàn còn có trường hợp tính trội không hoàn toàn (tính trạng trung gian).
A. Phần tìm hiểu thảo luận
 
- Khi cho hai cây đậu Hà Lan ở F2 là hoa đỏ và hoa trắng giao phấn với nhau thì kết quả của phép lai như thế nào?
 
Có hai trường hợp:
 
+ Trường hợp 1: Hoa đỏ có kiểu gen AA
Sơ đồ lai: F2:  hoa đỏ x hoa trắng
          AA                 aa
GF2:    A                   a
F3: Aa
100% hoa đỏ

+ Trường hợp 2: Hoa đỏ có kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai: F2: hoa đỏ x hoa trắng
 Aa              aa
F2: 1A : la la
F3: 1Aa : 1aa
 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng
100% hoa dỏ
 
- Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? (Tính trạng trội do hai kiểu gen AA và Aa cùng biểu hiện).
 
Để xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội (đối tượng) ta dùng phép lai phân tích, tức là lai nó với cá thể mang tính trạng lặn.
 
+ Nếu kết quả phép lai là: đồng tính trội (100% cá thể mang tính trạng trội) > đối tượng có KG đồng hợp trội.
 
+ Nêu kết quả của phép lai là:
 
1 trội : 1 lặn > đối tượng có KG dị hợp
 
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau đây:

Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
 
Để xác định độ thuần chủng của giống cây cần phải thực hiện phép lai nào? Để xác định độ thuần chủng của giống cần phải thực hiện phép lai phân tích.
 
Nội dung của lai phân tích:
 
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn
 
+ Nếu kết quả của phép lai phân tích là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen có kiểu gen đồng hợp.
 
+ Nếu kết quả của phép lai phân tích là phân tích thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
 
Lai phân tích được sử dụng trong nghiên cứu di truyền. Moocgan đã dùng phép lai phân tích để phát hiện sự di truyền liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn, xác lập bản đồ di truyền thông qua việc xác lập tần số hoán vị gen.
 
+ Trong chọn giống để kiểm tra giống có thuần chủng hay không.
 
+ Quan sát hình 3.1 và giải thích:
 
- Tại sao F1 có tính trạng trung gian (màu hồng)?
 
Do hoa đỏ trội không hoàn toàn so với hoa trắng nên F1 có tính trạng trung gian (màu hồng).
 
- Tại sao F2 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
 
Vì mỗi kiểu gen ở F2 có một kiểu hình riêng biệt.
 
+ Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau:
 
Trội không hoàn toàn là hiện tương di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện tính trang trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1
 
B. Phần gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập
 
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội thì cần phải làm thế nào? Nêu những điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật phân li.

- Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích.
 
- Những điều kiện nghiệm đúng định luật phân li:
 
a. Bố mẹ phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản đem lai.
b. Số cá thể phân tích phải lớn.
c. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
 
+ Ý nghĩa định luật phân li:
 
Xác định tương quan trội, lặn. Thường tính trạng trội là tính trạng tốt, tính trạng lặn là tính trạng xấu. Nhờ xác định được tính trạng trội, tập trung được nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao.
 
2. Tương quan trội lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
 
Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật., trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế.
 
3. Điền nội dung phù hợp vào những ô trống bảng 3:
 
Bảng 3: So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn
 
Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình F1(Aa) đỏ hồng
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3:1 1:2:1
Phép lai phân tích dược dùng trong trường hợp x  
                                         
4. Ở cây cà chua, gen A quy định quá màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng. Xác định kết quả kiểu gen ra kiểu hình trong các công thức sau đây:
 
a.  Cây quả vàng x cây quả vàng
b.  Cầy quả đỏ x cây quả vàng
c. Cây quả đỏ x cây quá đỏ
 
Giải:
 
a) P: cây quả vàng x cây quả vàng
 aa aa
Gp: a   a
F1: aa
100% quả vàng
 
b) P: cây quả đỏ x cây quả vàng

Có hai trường hợp:

+ P: cây quả đỏ thuần chủng x cây quả vàng
 AA          aa
GP: A       a
F1:  Aa
  100% cây quả đỏ
 
+ P: cây quá đỏ dị hợp x cây quả vàng
 Aa aa
Gp: 1A : 1aa
F1: 1Aa  : 1aa
 1 quả đỏ : 1 quả vàng
 
c) P: cây quả đỏ x cây quả đỏ

Có ba trường hợp:
 
+ P: cây có quả đỏ thuần chủng x cây quả đỏ thuần chủng
            AA                                         AA
Gp: A        A
F1: AA
100% quả đỏ
 
+ P: cây quả đỏ thuần chủng x cây quả đỏ dị hợp.
AA              Aa
GP: A        1A : 1 a
F1: 1AA : 1Aa
100% quả dỏ
 
+ P: cây quả đỏ dị hợp x cây quả đỏ dị hợp
Aa                   Aa
GP: 1A : 1a    1A : 1a
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
3 quả đỏ : 1 quả vàng
 
5. Hãy lựa chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu sau:
 
Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tương phản, hoặc của bố mẹ là:
 
a) Bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
b) Trong cặp tính trạng tương phản của cặp bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính trạng là trội hoàn toàn.
e) Phải có nhiều cá thể lai F1.
d) Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4
 
Đáp án: b dúng
 
III. CÂU HỎI BỔ SUNG
 
Ở đậu Hà Lan, gen B quy định hạt vàng, gen b quy định hạt xanh. Hãy xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở F1 trong các công thức sau:
 
a) Cây hạt vàng x cây hạt vàng
b) Cây hạt vàng x cây hạt xanh
c) Cáy hạt xanh x cây hạt xanh.
 
Giải:

a) Cây hạt vàng x Cây hạt xanh
 
Có ba trường hợp:
 
- P: hạt vàng thuần chủng x hàng vàng thuần chủng
GP: BB BB
F1: BB
100% hạt vàng
 
- P: hạt vàng dị hợp x hạt vàng dị hợp
 Bb Bb
Gp: 1B : 1b 1B : 1b
F1: 1BB : 2Bb : 1bb
  3 hạt vàng : 1 hạt xanh
 
- P: hạt vàng dị hợp x hạt vàng thuần chủng
  Bb BB
Gp: 1B : 1b 1B
F1:  1BB : 1Bb
  100% hạt vàng
 
b) P: hạt vàng x hạt xanh

Có hai trường hợp:

- P: hạt vàng thuần chủng x hạt xanh
  BB bb
Gp: B b
F1:  1Bb
  100% hạt vàng
 
- P: hạt vàng dị hợp x hạt xanh
  Bb          bb
 Gp: 1B :   1bb
 F1 : 1Bb: 1bb
  1 hạt vàng : 1 hạt xanh
 
c) P: hạt xanh x hạt xanh
           bb                 bb
 Gp:    b                    b
 F1:  bb
  100% hạt vàng
© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây