© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo(Đề 2)

Chủ nhật - 05/05/2024 03:48
Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo, có đáp án kèm theo.
​​ A. TRẮC NGIỆM (4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1: Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

A. Gây bệnh nấm da ở động vật.
B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
C. Gây bệnh viêm gan B ở người.
D. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.

Câu 2: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:
A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
C. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống.

Câu 3: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch
B. Rắn, cá heo, hổ
C. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi 
D. Ruồi, muỗi, chuột

Câu 4: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Gấu, mèo, dê, cá heo                     
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ                  
D. Tôm, muỗi, lợn, cừu

Câu 5.  Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó
A. lò xo tác dụng vào vật một lực đẩy.
B. vật tác dụng vào lò xo một lực nén.
C. lò xo tác dụng vào vật một lực nén.
D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.

Câu 6. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?
A. Vận động viên nâng tạ.
B. Người dọn hàng đấy thùng hàng trên sản.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Na đóng định vào tường.

Câu 7. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi
A. quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.

Câu 8. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng lượng của vật đó.
B. thể tích của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.

Câu 9.  Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A. 5 kg.                   
B. 0,5 kg.                 
C. 50 kg.                 
D. 500 kg.

Câu 10. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu?
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 2cm
D. 2,5cm

Câu 11. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Vật đang chuyển động.

Câu 12. Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa:
A. Cơ năng thành điện năng.
B. Điện năng thành cơ năng.
C. Điện năng thành hóa năng.
D. Nhiệt năng thành điện năng.

Câu 13: Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở đẳng đông, lặn ở đẳng tây.
B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông.
C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây.
D. Mật Trời chuyển động từ đông sang tây.

Câu 14. Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:
A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 15. Ý nào dưới đây là đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?
A. Trong Hệ Mặt Trời chỉ Mặt Trời có khả năng tự phát sáng.
B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng, trừ Trái Đất.
C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là Mặt Trời và Mặt Trăng.
D. Tất cả các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng.

Câu 16: Với các hành tinh sau của hệ Mật Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh,Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoá tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh,
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 17.

a) Đa dạng sinh học có vai trò như thế nào đối với tự nhiên và đối với đời sống con người?
b) Em hãy lấy ví dụ về động vật không xương sống và động vật có xương sống, từ đó cho biết đặc điểm cơ bản để phân biệt hai nhóm động vật này.

Câu 18.  Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.

Câu  19.  Hình 1 là bức ảnh cho thấy một cái quạt. Các cánh của quạt được quay bằng động cơ điện. Trong một giây, động cơ nhận được 200J năng lượng điện từ nguồn điện lưới nhưng chỉ có 180J năng lượng này được sử dụng để làm quay các cánh quạt. Phần còn lại bị hao phí.
a. Hỏi phần năng lượng bị hao phí là bao nhiêu?
b. Điều gì xảy ra với phần năng lượng bị hao phí? Nêu các biện pháp làm giảm hao phí năng lượng điện khi sử dụng quạt?

Câu 20. Biếu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.
a) Lực F, có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.
b) Lực F, có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N.

Câu 21. Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.
ĐÁP ÁN
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (Đúng mỗi câu được 0,25đ)
1. C 2. B 3. D 4. A 5. D 6. C 7. A 8. C
9. A 10. D 11. D 12. B 13. B 14. B 15. A 16. A

B. TỰ LUẬN: 6 ĐIỂM
Câu 17 (1,5 điểm)    
a. Vai trò của đa dạng sinh học
+ Đối với tự nhiên:
- Giúp duy trì và ổn định sự sống trên Trái Đất.
- Các loài đều có mối quan hệ qua lại, khăng khít, hỗ trợ hay khống chế lẫn nhau đảm bảo sự tồn tại và ổn định.
+ Đối với con người:
- Đảm bảo phát triển bền vững của con người thông qua việc cung cấp ổn định nguồn nước, lương thực, thực phẩm; tạo môi trường sống thuận lợi cho con người.
- Tạo nên các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp phục vụ nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ dưỡng của con người. Giúp con người thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua việc làm giảm ảnh hưởng của thiên tai và khí hậu khắc nghiệt.    

b. Lấy ví dụ đúng
- Động vật không xương sống: giun đất, nhện, ốc sên …
- Động vật có xương sống: cá chép, chim bồ câu, thỏ …
Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là cơ thể có xương sống.    

Câu 18 (1,0 điểm)    
- Tay chúng ta chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng.
- Xe dừng lại là do má phanh tác dụng vào vành bánh xe một lực. 

Câu 19 (1,5 điểm)    
a. Phần năng lượng bị hao phí là: 200 – 180 = 20(J)   
b. Phần năng lượng bị hao phí do chuyển hoá thành nhiệt năng.
- Nêu được biện pháp tiết kiệm điện năng    

Câu 20 (1,0 điểm)    
Biểu diễn các lực sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N:

- Mỗi hình biểu diễn đúng: 0,5 điểm    

Câu 21 (1,0 điểm)     
- Dựa vào đồng hồ ta sẽ xác định được lúc đó là buổi sáng hay buổi chiều. Sau đó dựa vào bóng của mình hoặc cây cối trong rừng trên mặt đất ta sẽ xác định được phương hướng.
- Hướng của bóng cây sẽ là hướng tây nếu lúc đó là buổi sáng và sẽ là hướng đông nếu lúc đó là buổi chiều.  
 ​​
 

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây