© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài giảng tin học 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (tiết 2)

Thứ ba - 02/10/2018 07:45
Bài giảng tin học 8 - Bài 7: Câu lệnh lặp (tiết 2)
Tuần 20                                                                                Ngày soạn :14/01/2017
Tiết 38                                                                                 Ngày dạy : 16/01/2017
                                  BÀI 7: CÂU LỆNH LẶP (TT)                                     
I. MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: Giúp HS
- Biết nhu cầu cần có câu lệnh lặp trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
2) Kĩ năng:
- Viết đúng được lệnh for ..to..do trong một số tình huống đơn giản.
3) Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực làm các dạng bài tập ứng dụng.
II. PHƯƠNG PHÁP
          Thuyết trình, vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề.
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của  GV:  - Giáo án, SGK, phòng máy, phần mềm pascal.
2. Chuẩn bị của  HS:
 SGK, vở ghi, bài cũ.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định tổ chức lớp : (1 phút)
-Điểm danh lớp học.
-Kiểm tra sĩ số.
2)Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1 : Ví dụ về câu lệnh lặp
GV: Trình bày cấu trúc vòng lặp For ..to..do
HS: Ghi cấu trúc vòng lặp vào vở.
GV: Giải thích từng thành phần trong cấu trúc lệnh.
HS: Chú ý, ghi bài
 
3. Ví dụ về câu lệnh lặp
- Trong pascal câu lệnh lặp có dạng:
+Câu lệnh lặp dạng tiến:
For <biến đếm>:= <giá trị đầu> to <giá trị cuối> do  <câu lệnh>;
Trong đó: for, to, do là các từ khoá, Biến đếm là biến  đơn có kiểu nguyên (có thể là kiểu kí tự hoặc kiểu đoạn con)
Giá trị đầu, giá trị cuối là số cụ thể hoặc là biểu thức có kiểu cùng kiểu với biến đếm, giá trị cuối phải lớn hơn giá trị đầu.
Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh kép.
- Câu lệnh sẽ được thực hiện nhiều lần, mỗi lần thực hiện câu lệnh là một lần lặp và sau mỗi lần lặp biến đếm sẽ tự động tăng lên 1 đơn vị, tăng cho đến khi giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối thì vòng lặp được dừng lại.
 
Hoạt động 2 : Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
GV: Đưa ví dụ 5 trên màn hình.
Yêu cầu HS xem lại thuật toán tính tổng vở VD 3 bài 5 Tr41
HS: 1 em lên bảng mô tả lại thuật toán tính tổng ở VD5.
HS: Nhận xét, bổ sung
GV và HS cùng xây dựng viết chương trình dựa vào thuật toán.
Lưu ý: kiểu số Longint
GV: Đưa ra ví dụ 6. Hướng dẫn ví dụ6
Tổ chức Hs hoạt động cá nhân trong 3 phút. Sau đó hoạt động theo nhóm nhỏ làm ví dụ 6.
HS: Hoạt động cá nhân sau đó hoạt động nhóm thống nhất kết quả
Nhận xét, bổ sung.
GV: Kết luận đưa ra bài viết chương trình.
HS: Quan sát kết quả và ghi bài.
4. Tính tổng và tích bằng câu lệnh lặp
 
Ví dụ 5. Tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên.
 
 
 
 
 
Ví dụ 6. Tính giai thừa của N số tự nhiên đầu tiên.
 
Hoạt động 2 : củng cố (2’)
Tóm tắt kiến thức trọng tâm đã học.
HS đọc ghi nhớ.
 
3) hướng dẫn về nhà (2’)
- Học lại bài về câu  lệnh lặp For  .. to .. do. Xem lại các ví dụ SGK
Về nhà làm bài tập : Tính tổng các số chẵn của dãy số N và tính tổng các số lẻ.
Gợi ý: Kiểm tra số đó là chẵn thì điều kiện IF N mod 2 =0 then S:=S+i;

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây