© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Tin học 11

Chủ nhật - 25/12/2022 08:24
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Tin học 11
Đề cương ôn tập cuối học kì 1, Tin học 11, gồm kiến thức cần chú ý của 11 bài học. Các em chú ý ôn tập để thi tốt học kì 1 nhé!

Bài 1: Khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

- Ngôn ngữ máy: Là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- Chương trình dịch: Là chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao sang chương trình thực hiện được trên máy.

Bài 2 : Các thành phần của ngôn ngữ lập trình

- Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
+ Số học:    - Số thực
                    - Số nguyên
+ Logic: True, False
+ Xâu:  ‘ ‘
- Biến:
    + Được đặt tên
    + Lưu giá trị
    + Giá trị có thể thay đổi
- Tên dành riêng: Dùng với ý nghĩa xác định, người lập trình không được sử dụng với ý nghĩa khác.
- Quy tắc đặt tên:
    + Tên bắt đầu chữ cái hoặc dấu gạch dưới.
    + Các kí tự bao gồm các chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới.
    + Trong Free Pascal tên có độ dài tới 255 kí tự.

Bài 3: Cấu trúc chương trình

- Các thành phần trong cấu trúc của 1 chương trình:
   + Phần khai báo   VD: var x:integer;
   + Phần thân   VD:  Begin     
                                     ......
                                     End.

Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn

- Các kiểu dữ liệu:
+ Kiểu nguyên:
      ▪︎ Byte      
      ▪︎ Integer
      ▪ Word
      ▪︎ Longint
  + Kiểu thực
      ▪︎ Real
      ▪︎ Extended
  + Kiểu kí tự
      ▪︎ Char
      ▪︎ Boolean

Bài 5: Khai báo biến

Từ khai báo biến : Var
 Cú pháp: Var <danh sách biến> : < kiểu dữ liệu>;
VD: khai báo kiểu số nguyên
       Var y,x: integer;
      Khai báo kiểu số thực
        Var x,y:real;

Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Viết biểu thức trong chương trình Pascal
  VD: 2x -3y >0
    =>  2*x - 3*y > 0
   4x²+ 2x-7=0
=> 4*x*x + 2*x -7 =0
=> 4* sqr(x) + 2*x – 7 =0

Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Read (<danh sách biến vào>);
Readln(<danh sách biến vào>);
VD: read(a,b);
        Readln(a,b);
Write (<danh sách biến ra>);
Writeln (<danh sách biến ra>);
VD: write(‘nhap a,b’);   nhap a,b
     a:=7; b:= 10;
        Writeln(a,b);   7 10

Bài 8: Soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

Các phím tắt :
 F2 : lưu chương trình
Alt + F9 : kiểm tra chương trình, nếu chương trình lỗi phầm mềm sẽ thông báo
Ctrl + F9 : chạy chương trình
Alt +F3 : đóng cửa sổ chương trình
Alt + X : thoát khỏi phần mềm

Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh

- Câu lệnh rẽ nhánh:
Dạng thiếu:
 +  Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh sau “then”
 +  Nếu điều kiện sai thì thoát khỏi If .... then
   If <điều kiện> then <câu lệnh> ;
Dạng đủ:
 + Nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh 1 sau “then”
 + Nếu điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2 sau “else”
   If <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
- Câu lệnh ghép
   Begin
       <các câu lệnh>;
   End;
VD: If a>b then begin
                                Max:=a;
                                Min:=b;
      end,

Bài 10: Cấu trúc lặp

- Có 2 dạng lặp:
 +Dạng tiến
     For <biến đếm> :=<giá trị đầu> to <giá trị cuối> do <câu lệnh>;
 +Dạng lùi
     For <biến đếm> :=<giá trị cuối> downto <giá trị đầu> do <câu lệnh>;
VD:S = 1+2+3+4+...+n
Var s,i,n:integer;
Begin
     Write(‘nhap n = ‘);     Readln(n);
      For i:=1 to n do s:=s + i;
      Write(‘tong =’ , s);
      Readln;
End.

Bài 11: Kiểu mảng

- Khái niệm mảng 1 chiều:
Là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu, mảng được đặt tên và mỗi phần tử của nó chỉ có 1 chỉ số.
- Cách khai báo:
▪︎ Cách trực tiếp:
   Var <tên biến mảng>:array [kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
VD: Var a: array[1..100] of integer;
▪︎ Cách gián tiếp:
Type <tên kiểu mảng> =array [kiểu chỉ số] of <kiểu phần tử>;
Var <tên biến mảng> :<tên kiểu mảng>;
VD: Type khoi =array [1..100] of integer;
            Var a,b,c: khoi;
- Cách truy cập tới các phần tử: xác định tên mảng cùng với chỉ số ,được viết trong cặp ngoặc [ ] .
VD: Trong mảng a ô thứ 24  -> a[24]
VD: Nhập mảng số nguyên, các phần tử không quá 100. Tính tổng các phần tử trong mảng chia hết cho 2 và đưa kết quả ra màng hình.   
Bài làm:
Var a: array [1..100] of integer;
   S,i,n: integer;
Begin
  Write(‘nhap so luong phan tu :’ );
  Readln(n);
  For i:= 1 to n do read(a[i]);
  S:=0;
  For i:=1 to n do
       If a[i] mod 2=0 then s:=s+ a[i];
  Write (‘tong = ‘,s);
  Readln;
End.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây