© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập thi học kì 1, Tin học 8

Thứ ba - 31/12/2019 14:04
Đề cương ôn tập thi học kì 1, Tin học 8
Bộ đề cương ôn tập thi học kì 1, môn Tin học 8 (quyển 3), gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn giải.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I
MÔN: TIN HỌC 8

I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Chương trình máy tính được tạo ra gồm những bước nào?
A. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình
B. Dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
C. Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình rồi dịch chương trình thành ngôn ngữ máy
D. Viết chương trình trên giấy rồi gõ vào máy tính

Câu 2: Chương trình dịch làm gì ?
A. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
B. Dịch từ ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ tự nhiên
C. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình
D. Dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 3: Ngôn ngữ lập trình là:
A. Tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính
B. Tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh
C. Tập hợp các kí hiệu để viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh
D. Tập hợp các quy tắc viết các lệnh tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và thực hiện được trên máy tính

Câu 4: Đâu là các từ khoá:
A. Program, end, begin.
B. Program, end, begin, Readln, lop82
C. Program, then, mot, hai,ba
D. Lop82, uses, begin, end

Câu 5: Program là từ khoá dùng để:
A. Khai báo tiêu đề chương trình
B. Kết thúc chương trình
C. Viết ra màn hình các thông báo
D. Khai báo biến

Câu 8: Cấu trúc của chương trình Pascal gồm những phần nào?
A. Khai báo
B. Khai báo và thân
C. Tiêu đề, khai báo và thân
D. Thân

Câu 9: Phần nào trong chương trình Pascal bắt buộc phải có
A. Thân
B. Khai báo
C. Khai báo và thân
D. Tiêu đề

Câu 10: Trong các tên sau đây, tên nào là không hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal?
A. TINHS
B. DIENTICH
C. DIEN TICH
D. TIMS

Câu 11: Để thoát khỏi Pascal ta sử dụng tổ hợp phím:
A. Alt + F9
B. Alt +X
C. Ctrl+ F9
D. Ctrl + X

Câu 12: Kết quả in ra màn hình của câu lệnh Writeln(‘5+20 = ‘, 20+5); là:
A. 5+20=25
B. 5+20=20+5
C. 20+5=25
D. 25 = 25

Câu 13: Phần nguyên trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là:
A. 16 div 5 = 1
B. 16 mod 5 = 1
C. 16 div 5 = 3
D. 16 mod 5 = 3

Câu 14: Lệnh khai báo thư viên trong ngôn ngữ lập trình Pascal là
A. Begin
B. Uses
C. Program
D. Var

Câu 15: Trong Pascal, khi gõ từ khóa cho biết điểm bắt đầu phần thân chương trình, ta có thể viết
A. begin
B. BEGIN
C. Begin
D. Cả 3 câu đều đúng

Câu 16: Trong Pascal, lệnh clrscr được dùng để
A. Xóa màn hình
B. In thông tin ra màn hình
C. Nhập dữ liệu, từ bàn phím
D. Tạm dùng chương trinh

Câu 17: Từ khóa dùng để khai báo hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal là:
A. Const
B. Var
C. Real
D. End

Câu 18: Để nhập dữ liệu ta dùng lệnh
A. Clrscr;
B. Readln(x);
C. X:= ‘dulieu';
D. Write(‘Nhap du lieu');

Câu 19: Câu lệnh Pascal nào sau đây viết sai?
A. if x:= 5 then a = b;
B. if x > 4; then a:= b;
C. if x > 4 then a:=b; m:=n;
D. if x > 4 then a:=b; else m:=n;

Câu 20: Trong chương trình Turbo Pascal, tổ hợp phím Alt + F9 dùng để:
A. Dịch chương trình.
B. Lưu chương trình.
C. Chạy chương trình.
D. Khởi động chương trình

Câu 21: Trong chương trình Turbo Pascal từ khoá dùng để khai báo tên chương trình là:
A. uses.
B. Begin
C. Program.
D. End

Câu 22: Trong các tên sau, tên nào là hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal:
A. Dien tich;
B. Begin;
C. Tamgiac;
D. 5-Hoa-hong;

Câu 23: Để tìm giá trị lớn nhất của 2 số a, b thì ta viết:
A. Max:=a;If b>Max then Max:=b;
B. If (a>b) then Max:=a;If (b>a) then Max:=b;
C. Max:=b;If a>Max then Max:=a;
D. Cả 3 câu đều đúng.

Câu 24: Biến a được nhận các giá trị là 0 ; -1 ; 1 ; 2,3 . Ta có thể khai báo a thuộc kiểu dữ liệu nào?
A. Integer
B. Char
C. Real
D. Integer và Longint

Câu 25: If ... Then ... Else là:
A. Vòng lặp xác định
B. Vòng lặp không xác định
C. Câu lệnh điều kiện
D. Một khai báo

Câu 26: Kiểu dữ liệu Integer có giá trị lớn nhất là
A. 32768
B. 32767
C. 2 tỉ
D. -32768...+32767

Câu 27: a là biến dữ liệu kiểu số nguyên. Muốn xuất giá trị của a2 thì ta viết
A. Writeln('a*a')
B. Readln(' a*a ')
C. Writeln(a*a)
D. Writeln(a2)

Câu 28: IF a>8 THEN b:=3 ELSE b:=5; Khi a nhận giá trị là 0 thì b nhận giá trị nào?
A. 0
B. 5
C. 8
D. 3

Câu 29: Khi soạn thảo xong chương trình Pascal, ta muốn lưu chương trình lại thì ta nhấn phím:
A. F9
B. Ctrl + F9
C. F2 D.
Ctrl + F2

Câu 30: Khi soạn thảo xong một chương trình Pascal, ta muốn kiểm tra xem có lỗi gì không thì ta nhấn phím:
A. F9
B. F3
C. F2
D. F1

Câu 31: Khi một chương trình Pascal hết lỗi, ta muốn chạy chương trình thì nhấn phím:
A. F9
B. Ctrl + F9
C. F2
D. Ctrl + F2

Câu 32: Viết biểu thức toán a3-b3 sang Pascal thì ta viết là:
A. a3-b3
B. a*a*a-b*b*b
C. a.a.a-b.b.b
D. aaa-bbb 

Câu 33: Để thực hiện phép tính tổng của hai số nguyên a và b ta thực hiện như sau :
A. Tong=a+b;
B. Tong:=a+b;
C. Tong:a+b;
D. Tong(a+b);

Câu 34: Câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ là:
A. If < đk > then < câu lệnh 1> Else <câu lệnh 2>;
B. If <đk > then < câu lệnh>;
C. If <đk> then < câu lệnh 1>,<câu lệnh 2>;
D. Cả a,b,c đều sai.

Câu 35: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, từ không phải từ khóa là:
A. Uses
B. Program
C. End
D. Computer

Câu 36: Dãy kí tự 20n10 thuộc kiểu dữ liệu
A. String
B. Integer
C. Real
D. Char

Câu 37: Tên hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal là:
A. 16abc;
B. Hinh thang;
C. D15;
D. Program

Câu 38: Từ khóa để khai báo biến trong ngôn ngữ lập trình Pascal là:
A. Const
B. Var
C. Real
D. End

Câu 39: Để chạy một chương trình Pascal ta nhấn tổ hợp phím
A. Ctrl+F9
B. Alt+F9
C. Shitf+F9
D. Ctrl+Shift+F9

Câu 40: Cấu trúc chung hợp lý của một chương trình Pascal là:
A. Begin -> Program -> End.
B. Program -> End -> Begin.
C. End -> Program -> Begin.
D. Program -> Begin -> End.

Câu 41: Phần dư trong phép chia của hai số nguyên 16 và 5 là:
A. 16 div 5 = 1
B. 16 mod 5 = 1
C. 16 div 5 = 3
D. 16 mod 5 = 3

Câu 42: A được khai báo là biến với kiểu dữ liệu số nguyên, X là biến với kiểu dữ liệu xâu. Phép gán hợp lệ là:
A. A:= 4.5;
B. X:= ‘1234';
C. X:= 57;
D. A:=‘LamDong';

Câu 43: Trong Pascal khai báo nào sau đây là đúng:
A. Var hs : real;
B. Var 5hs : real;
C. Const hs : real;
D. Var S = 24;

Câu 44: Chương trình sau cho kết quả là gì?
Program vd;
Var a, b,: real; x,: integer ;
Begin
      readln(a, b);
      If a>b then x:=a else x:=b;
      Write(x);
End.
A. Xuất ra màn hình số nhỏ nhất trong 2 số a, b đã nhập
B. Xuất ra màn hình số lớn nhất trong 2 số a, b đã nhập
C. Chương trình không thực hiện được do lỗi khai báo kiểu dữ liệu
D. Đảo giá trị của 2 biến a, b cho nhau

Câu 45: Từ nào sau đây không phải từ khoá?
A. Sqrt
B. Begin
C. Var
D. Program

Câu 46: Câu lệnh nào sau đây là khai báo hằng:
A. Const n = 20;
B. Const n : 20;
C. Const n := 20;
D. Const n 20;

Câu 47: Tên nào sau đây là do người lập trình đặt:
A. Var
B. Real
C. End
D. n

Câu 48: Khai báo nào sau đây đúng:
A. Program V D;
B. Program Vi_du;
C. Program VD
D. Program: V_D;

Câu 49: Câu lệnh nào sau đây là câu lệnh gán?
A. x = 5
B. x: 5
C. x and 5
D. x:= x +5;

Câu 50: Câu lệnh nào sau đây dùng để nhập một số từ bàn phím vào biến x?
A. Writeln(‘Nhập x = ');
B. Write(x);
C. Writeln(x);
D. Readln(x);

Câu 51: Câu lệnh nào sau đây dùng để in giá trị lưu trong biến x ra màn hình?
A. Writeln(x);
B. Write(x);
C. Write(x: 3);
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 52: Câu nào sau đây đúng khi nói về biến:
A. Biến là đại lượng do người lập trình đặt
B. Biến có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình
C. Có một số biến có sẵn trong chương trình, không cần khai báo
D. Tên biến phải bắt đầu bằng số

Câu 53: Trong Pascal, muốn dịch chương trình ta dùng tổ hợp phím nào sau đây:
A. Alt + F9
B. Ctrl + F9
C. Alt + F3
D. Ctrl + S

Câu 54: Số biến có thể khai báo tối đa trong một chương trình là bao nhiêu?
A. Chỉ một biến cho mỗi kiểu dữ liệu.
B. 10 biến.
C. Chỉ hạn chế bởi dung lượng bộ nhớ.
D. Không giới hạn.

Câu 55: Biến được khai báo với kiểu dữ liệu số thực có thể lưu các giá trị nào trong các giá trị dưới đây:
A. Một số nguyên bất kì.
B. Một số thực (có thể là số nguyên) trong phạm vi cho phép.
C. Một số thực bất kì.
D. Một dãy các chữ và số.

Câu 56: Chọn câu lệnh Pascal hợp lệ trong các câu sau :
A. If x : = a + b then x : = x + 1;
B. If a > b then max = a;
C. If a > b then max : = a ; else max : = b;
D. If 5 = 6 then x : = 100;

II. TỰ LUẬN
Đề 1:
Câu 1:Hãy viết lại các biểu thức sau sang dạng biểu diễn tương ứng trong Pascal:
a. (a2 +1) – 3/a
b. x + y3
c. (2a2 + 2c2 - a) : 4
d. (x + y)/(x - y)

Câu 2: Hãy mô tả thuật toán giải phương trình bậc nhất ax +b = 0
Câu 3: Viết chương trình in ra màn hình diện tích và chu vi hình vuông

Đề 2:
Câu 1: Chuyển các biểu thức được viết trong Pascal sau đây thành các biểu thức toán học:
a) (a*a*a+b*x-8)/2
b) (x*x+y)/(x-y*y)
c) (2*a-b*b)/(a+b)
d) (x-y/3)*(x+y)

Câu 2 : Hãy mô tả thuật toán tính tổng các phần tử của dãy số A gồm a1, a2,..., an cho trước
Câu 3 : Viết chương trình in ra màn hình diện tích và chu vi hình chữ nhật

Đề 3:
Câu 1 : Viết chương trình tính tổng, tích và hiệu của hai số được nhập từ bàn phím
Câu 2 : Hãy mô tả thuật toán tìm số nhỏ nhất trong dãy A các số ai, a2,.,an cho trước
Câu 3 : Tìm lỗi sai và sửa trong chương trình sau:

Begin
Program vd
Uses crt ;
Clrscr ;
Writeln(‘Chao cac ban !')
End.
Readln

Đề 4:
Câu 1: Hãy chỉ ra Input và Output của các bài toán sau: 
a) Tính diện tích hình tam giác
b) Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên
Câu 2: Hãy mô tả thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2,..., an cho trước
Câu 3: Viết chương trình kiểm tra ba số a, b, c có là ba cạnh của một tam giác hay không với a, b, c là ba số được nhập từ bàn phím.
 
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN
 
I. TRẮC GHIỆM
Câu 1 C Câu 21 C Câu 41 B
Câu 2 A Câu 22 C Câu 42 B
Câu 3 A Câu 23 D Câu 43 A
Câu 4 A Câu 24 C Câu 44 C
Câu 5 A Câu 25 C Câu 45 A
Câu 6 C Câu 26 B Câu 46 A
Câu 7 D Câu 27 C Câu 47 D
Câu 8 C Câu 28 B Câu 48 B
Câu 9 A Câu 29 C Câu 49 D
Câu 10 C Câu 30 A Câu 50 D
Câu 11 B Câu 31 B Câu 51 D
Câu 12 A Câu 32 B Câu 52 A
Câu 13 C Câu 33 B Câu 53 B
Câu 14 B Câu 34 A Câu 54 D
Câu 15 D Câu 35 D Câu 55 B
Câu 16 A Câu 36 A Câu 56 B
Câu 17 A Câu 37 C  
Câu 18 B Câu 38 B
Câu 19 C Câu 39 B
Câu 20 A Câu 40 D

II. TỰ LUẬN
Đề 1
Câu 1:
a. (a*a + 1) - 3/a
b. x+y*y*y
c. (2*a*a+2*b*b - a)/4
d. (x + y)/(x - y)

Câu2 : Mô tả thuật toán: 
-B1: Xác định hệ số a và b
-B2: Nếu a=0 và b=0 thì thông báo pt có vô số nghiệm và chuyển đến B5
-B3: Nếu a=0 và b0 thì thông báo pt vô nghiệm và chuyển đến B5
-B4: Nếu a≠0 thì nghiệm pt là x=-b/a và chuyển đến B5
-B5: Kết thúc

Câu 3:
Program hinh_vuong;
Uses crt;
Var a:integer;
s,p:real;
Begin
      clrscr;
      write('Nhap do dai canh: ');readln(a);
      s:=a*a;
      p:=4*a;
        writeln('Dien tich hinh vuong: ',s:4:0);
        writeln('Chu vi hinh vuong: ',p:4:0);
       readln
End.

Đề 2:
a) (a3+ bx -8):2 
b) (x2+y): (x – y2)
c) (2a – b2): (a+b) 
d) (x –y/3)(x + y)

Câu 2: Mô tả thuật toán:
- Bước 1: Nhập các phần tử của dãy A: a1, a2,..., an
- Bước 2: S0; i0;
- Bước 3: ii+1;
- Bước 4: Nếu i>n chuyển sang B7
- Bước 5: SS+ai và quay về B3
- Bước 6: Đưa kết quả S ra màn hình
- Bước 7: Kết thúc

Câu 3:
Program hcn;
Uses crt;
Var a,b:integer;
s,p:real;
Begin
       clrscr;
       write('Nhap chieu dai: ');readln(a); write('Nhap chieu rong: ');readln(b); s:=a*b;
       p:=(a+b)*2;
      writeln('Dien tich hinh chu nhat: ',s:4:0); writeln('Chu vi hinh chu nhat: ',p:4:0);
      readln
End.

Đề 3:
Câu 1:
Program baitap;
Uses crt;
Var a,b:integer;
tong,tich,hieu:real;
Begin
     clrscr;
     write('Nhap a= ');readln(a); write('Nhap b= ');readln(b); tong:=a+b;
     tich:=a*b;
      hieu:=a-b;
     writeln('Tong a va b la: ',tong:4:0);
     writeln('Tich a va b la: ',tich:4:0);
       writeln('Hieu a va b la: ',hieu:4:0);
       readln
End.

Câu 2:
Mô tả thuật toán:
- Bước 1: Mina1;i1;
- Bước 2: ii+1;
- Bước 3: Nếu i>n, chuyển đến B5
- Bước 4: Nếu ai<Min, Minai, quay về B2
- Bước 5: Kết thúc

Câu 3:
Program vd;
Uses crt ;
Begin
      Clrscr ;
     Writeln(‘Chao cac ban !'); readln
End.

Đề 4:
Câu 1:
a) Input: Độ dài một cạnh và đường cao tương ứng với cạnh đó
Output: Diện tích hình tam giác
b) Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, .., 100
Output: S= 1+2+ ... + 100

Câu 2:
Mô tả thuật toán:
- Bước 1: Maxa1;i1;
- Bước 2: ii+1;
- Bước 3: Nếu i>n, chuyển đến B5
- Bước 4: Nếu ai>Max, Maxai, quay về B2
- Bước 5: Kết thúc
Câu 3:
Program tamgiac;
Uses crt;
Var a,b,c:integer;
Begin
       clrscr;
       write('Nhap a = ');readln(a);
       write('Nhap b = ');readln(b);
       write('Nhap c = ');readln(c);
       If (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then writeln('a,b,c la ba canh cua mot tam giac')
       else writeln('a,b,c khong la ba canh mot tam giac');
       readln
End.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây