© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề cương ôn tập thi học kì 1, Tin học 8

Thứ hai - 06/09/2021 10:30
Đề cương ôn tập thi học kì 1, Tin học 8
Đề cương ôn tập thi học kì 1, Tin học 8, gồm 9 câu hỏi phần tự luận, mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Phân biệt ngôn ngữ lập trình và ngôn ngữ máy. Kể tên một số ngôn ngữ lập trình. Khái niệm chương trình dịch.
- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất dành cho máy tính, nó gồm các dãy bit gồm 2 kí hiệu 0 và 1. Máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện.
* Ưu điểm: máy tính có thể hiểu và thực hiện được ngay.
* Nhược điểm: tốn nhiều thời gian và công sức để viết chương trình.
- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
* Ưu điểm: tốn ít thời gian và công sức để viết chương trình.
* Nhược điểm: máy tính sẽ không thể hiểu và thực hiện được.
- Một số ngôn ngữ lập trình như: C, Java, Basic, Pascal,...
- Chương trình dịch là chương trình chuyển đổi các câu lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình sang các câu lệnh viết bằng ngôn ngữ máy.

Câu 2: Trình bày các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình, từ khóa, tên.
Kể tên một số từ khóa đã học.
- Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 2 thành phần cơ bản:
* Bảng chữ cái:
- Các chữ cái tiếng Anh: A->Z và a->z                 - Các chữ số: 0->9
- Các kí tự khác: + Dấu phép toán: + ; - ; * ; /         + Các kí hiệu: @ ; $ ; ( ; ) ; ...
* Các quy tắc:
- Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có quy tắc quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng.
- Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa nhất định.
- Từ khóa:  là những từ dành riêng, không sử dụng bất kì mục đích nào khác
ngoài mục đích sử dụng mà ngôn ngữ lập trình quy định.
- Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một số từ khóa nhất định.
- Tên: dùng để phân biệt và nhận biết đại lượng và các đối tượng trong chương trình.
- Tên gồm có 2 loại:                + Tên chuẩn.          + Tên do người lập trình đặt.
- Một số từ khóa đã học:
Program: từ khóa dùng để khai báo tên chương trình.
Uses: từ khóa dùng để khai báo tên thư viện.
Begin, End: các từ khóa dùng để thông báo bắt đầu và kết thúc chương trình.

Câu 3: Trình bày cấu trúc chung của một chương trình
Cấu trúc chunh của một chương trình gồm 2 phần: - Phần khai báo và phần thân chương trình.
a) Phần khai báo:
- Gồm các câu lệnh dùng để khai báo.
+ Khai báo tên chương trình (sử dụng từ khóa Program).
+ Khai báo tên thư viện (sử dụng từ khóa Uses).
+ Khai báo tên hằng (sử dụng từ khóa Const).
+ Khai báo tên biến (sử dụng từ khóa Var).
* Phần khai báo là phần không bắt buộc.
b) Phần thân chương trình:
- Gồm các câu lệnh được đặt trong cặp từ khóa Begin... End.
* Phần thân chương trình là phần bắt buộc phải có trong chương trình.

Câu 4: Trình bày các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal, các phép toán trên kiểu số nguyên, số thực, các phép so sánh.
- Một số kiểu dữ liệu cơ bản sử dụng trong ngôn ngữ lập trình là:
+ Kiểu số nguyên (tên trong ngôn ngữ lập trình là: Integer)
+ Kiểu số thực (tên trong ngôn ngữ lập trình là: Real)
+ Kiểu kí tự (tên trong ngôn ngữ lập trình là: Char)
+ Kiểu xâu kí tự (tên trong ngôn ngữ lập trình là: String)
- Các phép toán trên kiểu số nguyên là:
+ Phép cộng:  +                        + Phép trừ:  -                            + Phép nhân:  *
+ Phép chia:  /                         + Chia lấy phần dư:  mod           + Chia lấy phần nguyên:  div
- Các phép toán trên kiểu số thực là:
+ Phép cộng:  +                       + Phép trừ:  -          + Phép nhân:  *               + Phép chia:  /
- Các phép so sánh là:
+ Lớn hơn:  >                          + Bé hơn:  <                              + Bằng:  =
+ Lớn hơn hoặc  bằng:  >=      + Bé hơn hoặc bằng:  <=            + Khác:  < >

Câu 5: Trình bày cú pháp và chức năng của câu lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím và thông báo kết quả ra màn hình. Cho ví dụ.
- Cú pháp của câu lệnh nhập dữ liệu từ bàn phím:
   Read(<biến 1>,<biến 2>,…………);                      Readln(<biến 1>, <biến 2>,……..);
Trong đó: Các biến có thể là tên của 1 biến hay nhiều biến(giữa các biến ngăn cách nhau bởi dấu phẩy)
Chức năng: dùng để nhập dữ liệu từ bàn phím.       Vd: Readln(a);                       Readln(b);
- Cú pháp của câu lệnh thông báo kết quả ra màn hình:
   Write(<tham số 1>, <tham số 2>,..., <tham số n>);
   Writeln(<tham số 1>, <tham số 2>, ..., <tham số n>);
Trong đó: tham số có thể là tên biến, tên hằng, biểu thức hoặc xâu kí tự,……
Chức năng: dùng để thông báo kết quả ra màn hình.
Vd: Write(‘a=’, a);

Câu 6: Phân biệt hai đại lượng biến và hằng? Trình bày cú pháp khai báo biến và khai báo hằng. Cho ví dụ.
- Giống nhau: biến và hằng đều là đại lượng được đặt tên dùng để lưu trữ dữ  liệu
- Khác nhau:
* Biến: Dữ liệu mà biến lưu trữ có thể thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
* Hằng: Dữ liệu mà hằng lưu trữ sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
- Cú pháp khai báo biến:                Var  <Danh sách tên biến>: <Kiểu dữ liệu>;
Trong đó: danh sách tên biến có thể là 1 biến, nếu 2 biến trở lên mà có cùng kiểu dữ liệu thì viết vào 1 hàng và ngăn cách nhau bởi dấu phẩy.
Vd: Var  a,b: Integer;
- Cú pháp khai báo hằng:            Const <tên hằng> = <giá trị>;          Vd: Const   Pi=3.14;

Câu 7: Trình bày cú pháp và hoạt động của câu lệnh gán, câu lệnh điều kiện dạng thiếu, câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ, ý nghĩa. Cho ví dụ.
- Cú pháp của câu lệnh gán:                 <tên biến> := <biểu thức>;
Trong đó: + Tên biến đã được khai báo ở phần khai báo biến.
 + Biểu thức có thể là tên biến, hằng, giá trị cụ thể, hàm được liên kết với nhau bởi các phép toán.
 * Hoạt động của câu lệnh gán: Khi gặp câu lệnh gán chương trình sẽ tính giá trị của biểu thức (ở bên phải phép gán) và gán giá trị này cho biến (ở bên trái phép gán).
* Ví dụ về câu lệnh gán:             x:=x+1;
- Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu:               If  <điều kiện> then <câu lệnh>;
* Ý nghĩa: Nếu <điều kiện> đúng thì thực hiện <câu lệnh> sau từ khóa Then.
Nếu <điều kiện> sai thì <câu lệnh> bị bỏ qua (không thực hiện câu lệnh).
* Ví dụ về câu lệnh điều kiện dạng thiếu:    If a>b then write(‘a=’, a);
- Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ:
If  <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
* Ý nghĩa: Nếu <điều kiện> đúng thì thực hiện <câu lệnh 1>. Ngược lại nếu <điều kiện> sai thì thực hiện <câu lệnh 2>.
* Ví dụ về câu lệnh điều kiện dạng đầy đủ:    If a>b then write(‘a=’, a) else write(‘b=’, b);

Câu 8: Trình bày các bước để giải bài toán trên máy tính. Khái niệm thuật toán.
- Các bước để giải bài toán trên máy tính gồm 3 bước:
+ Bước 1: Xác định bài toán (Xác định dữ liệu đầu vào INPUT, dữ liệu đầu ra OUTPUT)
+ Bước 2: Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán bằng cách diễn tả các thao tác cần thực hiện qua các bước.
+ Bước 3: Viết chương trình: là chuyển các thao tác ở bước mô tả thuật toán
qua các câu lệnh ở ngôn ngữ lập trình.
- Thuật toán: là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ điều kiện cho trước.

Câu 9: Vẽ sơ đồ khối hai dạng cấu trúc rẽ nhánh
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
cau truc re nhanh dang thieu

Cấu trúc rẽ nhánh dạng đầy đủ
 cau truc re nhanh dang day du

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây