© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài kiểm tra học kì II, Ngữ Văn 7

Thứ sáu - 03/05/2019 11:16
Bài kiểm tra học kì II, môn Ngữ Văn 7, gồm hai phần: Đọc hiểu và làm văn, có đáp án và hướng dẫn chấm điểm.
Phần I. Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
 “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở làm việc nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ.”
(Ngữ văn 7- Tập II)
Câu 1 (1,5 điểm). Chọn phương án trả lời đúng
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
A. Đức tính giản dị của Bác Hồ.                
B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.                              
C. Ca Huế trên sông Hương
D. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 
2. Tác giả của văn bản trên là ai?
A. Võ Nguyên Giáp.                                            
B. Hồ Chí Minh                                                       
C. Phạm Văn Đồng.
D. Đặng Thai Mai.
 
3. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản gì?
A. Tự sự.                                B. Miêu tả .                           
C. Biểu cảm  .                        D. Nghị luận.
 
4. Nội dung chính của đoạn trích trên ?
A. Sự giản dị của Bác trong công việc.                
B. Sự giản dị trong đời sống của Bác .                  
C. Sự giản dị trong lời nói và bài viết.
D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người.
 
5. Đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản chứa đoạn trích trên là gì?
A. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
B. Chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc, kết hợp bình luận và biểu cảm.
C. Lối viết phóng khoáng, giàu cảm xúc.
D. Lối kể chuyện hấp dẫn với nhiều chi tiết tả người, tả cảnh hấp dẫn.
 
6. Câu văn: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống”. thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đặc biệt.                    C. Câu bị động.
B. Câu rút gọn.                      D. Câu chủ động.
 
Câu 2 (1 điểm). Em hãy chép lại câu văn có sử dụng phép liệt kê trong đoạn trích trên? Theo em phép liệt kê đó có tác dụng gì?
 
Câu 3 (1,5 điểm). Từ văn bản trên, em hãy viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ?
 
Phn II: Làm văn (6 điểm)
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
 
------------ Hết -----------
 
 
 
Họ và tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: ...............
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
 
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
 
 
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Câu Mức 3 Mức 2 Mức 1
1 A   Không chọn hoặc chọn phương án khác
2 C   Không chọn hoặc chọn phương án khác
3 D   Không chọn hoặc chọn phương án khác
4 B   Không chọn hoặc chọn phương án khác
5 B   Không chọn hoặc chọn phương án khác
6 C   Không chọn hoặc chọn phương án khác
  1,0 điểm   0 điểm
7 Học sinh chép lại câu văn có phép liệt kê : “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. (0,5 điểm)
- Nếu tác dụng của phép liệt kê: Làm nổi bật sự  giản dị trong đời sống của Bác Hồ, cụ thể giản dị trong: bữa ăn, đồ dùng, căn nhà, lối sống (0,5 điểm)
Xác định đúng câu hoặc không xác định đúng câu chỉ nêu ra kiểu liệt kê
Đạt từ 50%
(0,5 điểm)
Không trả lời hoặc trả lời sai yêu cầu đề bài
 
 
 
 
 
 
 
 
(0 điểm)
8 * Yêu cầu kỹ năng: Đúng hình thức đoạn văn, đủ số lượng câu, văn phạm tốt.
* Yêu cầu kiến thức:
- Bác Hồ dù là vị chủ tịch nước nhưng Người vẫn giữ nguyên phâm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng, tất cả, vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuỵêt đẹp.
- Giản dị trong tác phong sinh hoạt
+ Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, dân dã.
+ Cách ở: Nhà ở vẻn vẹn chỉ có 3 phòng.
- Giản dị trong lối sống
+ Quan hệ với mọi người: Trân trọng, tỉ mỉ, yêu quý tất cả mọi người.
+ Lối sống thanh bạch, xả thân, bền bỉ, cần mẫn.
- Giản dị trong lời nói, bài viết.
- Bác là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.
 (1,5 điểm)
Đạt từ 30% đến 70% các ý được nêu ở mức 3.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(0,5-1,0 đ)
Không làm hoặc làm sai yêu cầu đề.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
(0 điểm)
 
Phần II . Làm văn (6 điểm):
Tiêu chí Nội dung cần đạt Thang điểm
Kỹ năng -Kiểu bài: nghị luận chứng minh về một vấn đề
-Đối tượng nghị luận: Bảo vệ rừng
-Bài viết hoàn chỉnh, có đủ ba phần; bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ
-Không mắc các loại lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường; lời văn trong sáng, dễ hiểu.
-Trình bày sạch đẹp.
* Có sáng tạo trong lời văn, cảm xúc.
0,5 điểm
Kiến thức Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu vấn đề nghị luận:Tầm quan trọng của rừng với đời sống con người
- Trích dẫn yêu cầu trong đề :bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
 b.Thân bài
* LĐ1: Rừng là gì?
   - Rừng là quần thể cây cối mọc lâu năm trên một khu đất rộng lớn ( Rừng A-ma-dôn của châu Mĩ, rừng Cúc Phương, rừng Trường Sơn, rừng U Minh của Việt Nam…)
* LĐ 2: Lợi ích của rừng với đời sống của con người
   - Điều hòa khí hậu, làm sạch không khí…
   - Giữ đất, bảo vệ đất tránh xói mòn…
   - Giá trị kinh tế: cung cấp gỗ, thảo dược quý để chữa bệnh, là nơi trú ngụ của các loài động vật quý hiếm…
* LĐ 3:Tình trạng rừng hiện nay và hậu quả ( nạn lâm tặc, chặt phá rừng bừa bãi, hủ tục lạc hậu đốt rừng làm nương rẫy của đồng bào dân tộc, nạn săn bắt các động vật quý hiếm khiến chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng…)
* LĐ 4: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng?
- Cần có hình thức xử phạt nghiêm với những kẻ chặt phá rừng.
- Tuyên truyền, vận động mọi người không nên có hành vi phá rừng, cần chăm sóc và bảo vệ rừng- tài sản của quốc gia.
c.Kết bài:
-Khẳng định vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân.
- Liên hệ bản thân.
 
 
 
 
0,5 điểm
 
 
 
 
1,0 điểm
 
 
1, 5 điểm
 
 
 
1, 5 điểm
 
 
 
 
0,5 điểm
 
0,5 điểm

MỨC CHO ĐIỂM
Mức 1: Điểm 5 -> 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nêu trong đáp án.
Mức 2: Điểm 3,5 -> 4,5; Đáp ứng khá tốt các yêu cầu song chưa thật đầy đủ, lập luận chưa chặt chẽ và còn mắc một số lỗi  về văn phạm.
Mức 3: Điểm 2->3: Đạt từ 40% các yêu cầu trong đáp án. Còn mắc nhiều lỗi về văn phạm.
Mức 4: Điểm 1 -> 2; Bài làm sơ sài, thiếu ý. Kỹ năng yếu.
Mức 5: Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây