© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Bài tập Tiếng Việt 3, học kì 2, ôn tập do nghỉ dịch Covid - 19

Thứ năm - 16/04/2020 19:29
Bài tập Tiếng Việt 3, học kì 2, ôn tập do nghỉ dịch Covid - 19
ÔN DỊCH COVID – TIẾNG VIỆT 3, HỌC KÌ II

BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Họa Mi hót
   Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu!
   Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
   Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc… Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
Theo Võ Quảng
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Khi Họa Mi hót, những làn mây trên trời biến đổi ra sao ?
a- Sáng thêm ra, rực rỡ hơn, xanh cao hơn.
b- Sáng hơn, xanh cao hơn, lấp lánh hơn.
c- Trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn.
2. Tiếng hót của Họa Mi làm cho hoa và chim biến đổi thế nào ?
a- Hoa nở đẹp, đủ màu sắc ; chim hót những khúc nhạc tưng bừng
b- Hoa khoe màu rực rỡ ; chim hót  nhịp nhàng, dìu dặt
c- Hoa tươi sáng hơn ; chim hót rộn ràng như khúc nhạc.
3. Vì sao nói tiếng hót của Họa Mi là tiếng hót kì diệu ?
a- Vì đó là tiếng hót ca ngợi núi sông đang đổi mới.
b- Vì đó là tiếng hót làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
c- Vì đó là tiếng hót như khúc nhạc tưng bừng.

4. Bài văn ca ngợi điều gì ?
a- Ca ngợi cảnh vật mùa xuân tươi đẹp.
b- Ca ngợi tiếng hót kì diệu của Họa Mi.
c- Ca ngợi núi sông ngày càng đổi mới.

BÀI TẬP ĐỌC – HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Bác rất thương loài vật
    Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ.
   Mỗi lần chuyển nhà đến nơi ở mới, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó. Hễ chó đi chậm, khỉ cấu hai tai chó giật giật. Chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngoắc. Ai trông thấy cũng phải cười. Con mèo đen có đốm trắng thì ngoao ngoao lững thững chạy theo.
   Riêng con khỉ thì rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. Khi Bác ăn cơm, Bác mở dây và cho nó ăn. Bữa nọ, Bác vừa quay lưng ngó ra sân, nó bèn bốc trộm cơm của Bác và ngồi yên, giấu nắm cơm trong tay, vờ như không có chuyện gì xảy ra. Tôi nhìn thấy vội kêu lên: “Sao mày bốc cơm của Bác ?”. Con khỉ vội lom khom chạy đi, vừa chạy vừa quay lại nhìn như sợ Bác giận. Bác chỉ mỉm cười, nụ cười rất hiền lành.
Theo Diệp Minh Châu        
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Các con vật được Bác nuôi có quan hệ với nhau như thế nào ?
a- Không ưa nhau                    b- Rất ghét nhau             c- Quấn quýt nhau
2. Chi tiết nào cho thấy con khỉ rất nghịch ?
a- Hễ con chó đi chậm, nó cấu vào hai tai chó giật giật.
b- Bác vừa quay lưng, nó bèn bốc cơm của Bác, giấu đi.
c- Nó vừa chạy vừa quay lại nhìn Bác như sợ Bác giận.
3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất tấm lòng rộng lượng của Bác ?
a- Bác dạy cho các con vật biết gắn bó với nhau.
b- Bác mở dây cho con khỉ mỗi khi cho nó ăn cơm.
c- Khi biết con khỉ bốc trộm cơm, Bác chỉ mỉm cười.
4. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng là từ chỉ đặc điểm của các con vật trong bài?
a- Con chó nhanh nhẹn ; con mèo chậm chạp ; con khỉ nghịch ngợm.
b- Con chó chạy trước ; con mèo đi sau ; con khỉ ngồi trên lưng con chó.
c- Con chó nhanh nhẹn ; con mèo ngoao ngoao ; con khỉ nghịch ngợm.
BÀI TẬP CHÍNH TẢ:    Điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
- cái ….oong
- ngôi …ao
- …..ong việc
- lao ….ao
b) ươn hoặc ương
- con l………
- bay l ………
- l…….thực
- khối l…………
c) at hoặc ac
- ng…...nhiên
-bát ng……..
- ng…...thở
- ngơ ng….…..
d) r, gi hoặc d
  Sóng biển ..…ữ…..ội xô vào bãi cát, …..ó biển ào ào xé nát……ặng phi lao
e) uôn hoặc uông
-ng….... gốc.
-b…......làng.
- hát t…….…
- ........... nước
BÀI TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
Bài 1. Điền dấu câu (chấm hỏi hoặc chấm than) thích hợp vào chỗ chấm:
   Hùng cầm cục than đen vẽ lên bức tường trắng một con ngựa đang phi. Thấy bác Thành đi qua, Hùng gọi:
- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa cháu vẽ có đẹp không …
Hùng vội hỏi:
- Cái nào không đẹp hở bác …
Bác Thành nghiêm nét mặt:
- Cái không đẹp là bức tường mới của trường bị xấu đi rồi đấy, cháu ạ …
Hùng ngượng nghịu cúi đầu im lặng.
Bài 2. Ngắt đoạn dưới đây thành 4 câu và sửa lại cho đúng chính tả
   Cháu rất nhớ khu vườn của bà khu vườn ấy có cây ổi đào mà cháy rất thích hè này về thăm bà, chắc cháu lại được ăn ổi trái ổi thơm ngon như tấm lòng yêu thương của bà dành cho cháu
Bài 3. Đặt câu với mỗi từ chỉ hoạt động, trạng thái :
- (bơi) ……………………………
- (thích) ………….………………
Bài 4. Gạch một gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì ) ?
Gạch hai gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì?
M : Bà cụ chậm chạp bước đi trên vỉa hè.
a) Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ trên bờ đê.
b) Mấy anh thanh niên mải mê trỉa lúa trên nương.
c) Trên cao, chị mây trắng giơ lưng che nắng cho mẹ em gặt lúa.
Bài 5. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
- (cô giáo hoặc thầy giáo):
…………………………………
- (đàn cò trắng):
…………………………………
Bài 6. Đặt 2 câu mẫu Ai là gì?
…………………………………
Bài 7. Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong câu thơ sau:
                                     “Trẻ em như búp trên cành
                                  Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
- Hình ảnh so sánh: ......................................
- Từ so sánh: .............................................. 
Bài 8. Gạch dưới những từ ngữ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Tiếng ve râm ran như tiếng nhạc chiều êm ả.
b) Tiếng sóng ì oạp vỗ vào bờ cát như tiếng ru dịu dàng của mẹ.
c) Tiếng khèn dìu dặt tựa tiếng gió reo vi vút trong rừng bương.
Bài 9. Gạch dưới những từ ngữ chỉ hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu sau:
a) Con thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.
b) Những chú ngựa phi nhanh trên đường đua tựa như tên bắn.
c) Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy nhót.
BÀI TẬP LÀM VĂN:
1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài làm
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nói về quê hương nơi em đang sinh sống.
Bài làm
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………
.…………………………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây