© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 12. Vợ chồng A Phủ | Tô Hoài

Thứ năm - 16/04/2020 11:05
Câu 1. Phân tích hình tượng nhân vật Mị.
Câu 2. Phân tích hình tượng nhân vật A Phủ.
Câu 3. Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ.
1. Nội dung
♦ Cuộc sống cơ cực tăm tối của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân chúa đất; quá trình thức tỉnh, vùng lên đấu tranh, đi theo tiếng gọi của Đảng để giải phóng đời mình.
* Nội dung chính của tác phẩm được thể hiện qua 2 hình tượng nhân vật:
- Hình tượng nhân vật Mị
+ Cảnh ngộ éo le, cuộc sống cực khổ cay đắng của kiếp con dâu gạt nợ.
+ Mị với những phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng của người con gái H’ Mông: Cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo.
+ Mị với sự hồi sinh khát vọng sống hạnh phúc, phản kháng cường quyền.
- Hình tượng nhân vật A Phủ
+ Số phận bất hạnh: mồ côi, phiêu bạt, làm thuê, nghèo không lấy được vợ.
+ Cá tính đặc biệt: gan góc, mạnh mẽ táo bạo.

2. Nghệ thuật
* Nghệ thuật miêu tả: cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, tâm lí nhân vật.
♦ Ngôn ngữ giản dị, đâm đà màu sắc dân tộc.

3. Bài tập
Câu 1. Phân tích hình tượng nhân vật Mị.
♦ Hướng dẫn lập ý:
- Xác định những đặc điểm chính của nhân vật Mị.
- Có thể chia các đặc điểm của nhân vật thành 3 hoặc 4 ý lớn.
- Mỗi ý lớn thuộc đặc điểm nhân vật sẽ tương ứng với một đoạn văn khi triển khai thành bài văn).
♦ Lập ý:
(1) Mị với cảnh ngộ éo le, cuộc sống cực khổ cay đắng của kiếp con dâu gạt nợ
- Cảnh ngộ éo le: món nợ truyền kiếp từ ngày cha mẹ Mị cưới nhau phải vay tiền nhà thống lí, đến khi bà qua đời, món nợ trả vẫn chưa xong; vì món nợ ấy, Mị phải trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra, sẽ phải kéo lê cái thân phận khốn khổ của mình đến hết đời.
- Từ ngày về nhà thống lí Mị phải sống kiếp con vật nô lệ bị đày đoạ cả thể xác lẫn tinh thần.
+ Là nạn nhân của sự áp chế tinh thần âm thầm cam chịu, không hi vọng vào sự đổi thay (dẫn chứng: nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi).
+ Làm quần quật suốt ngày: làm nương, cõng nước, tước đay, bẻ ngô... chỉ biết đi sau đuôi ngựa của chồng.
+ Mị phải chịu đựng nỗi đau khổ triền miên về tinh thần. Mị sống mà như chết, mất hết tri giác về sự tồn tại của bản thân, về thời gian không gian. Mọi cảm xúc, cảm giác của cô đã bị tê liệt (dẫn chứng: như con rùa nuôi trong xó cửa...; ờ lâu trong cái khổ Mị quen rổi, tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa, khống nghĩ ngợi nữa...).

(2) Mị với những phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng của người con gái H’ Mông. Cô gái trẻ, xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo
- Mị là người con hiếu thảo: Phải làm con dâu gạt nợ, phải sống với A Sử, người Mị không yêu, cô đã về lạy cha để chết, nhưng nếu Mị chết ai sẽ trả nợ cho cha. Vì cha già, Mị đã đành quay lại nhà thống lí sống kiếp trâu ngựa.
- Mị xinh đẹp, trai làng đứng nhẵn cả đất đầu buồng Mị. Mị uốn chiếc lá trên môi, Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo “biết hao người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.

(3) Mị với sự hồi sinh khát vọng sống hạnh phúc, phản kháng cường quyền
- Hồi sinh khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân.
+ Rượu, mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình đã làm Mị thức tỉnh, cô ý thức được sự sống và khát vọng của lòng mình: còn trẻ và muốn đi chơi, lòng sống về ngày trước muốn ăn lá ngón cho chết ngay không buồn nhớ lại.
+ Mị có hàng loạt hành động âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt thể hiện khát vọng hạnh phúc: xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa, vùng bước chân theo tiếng sáo.
- Phản kháng cường quyền: hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, cho mình khỏi kiếp sống nô lệ.

Câu 2. Phân tích hình tượng nhân vật A Phủ.
♦ Hướng dẫn lập ý:
- Xác định những đặc điểm chính của nhân vật A Phủ.
- Có thể chia các đặc điểm của nhân vật thành 3 hoặc 4 ý lớn.
- Mỗi ý lớn thuộc đặc điểm nhân vật sẽ tương ứng với một đoạn văn khi triển khai thành bài văn).
♦ Lập ý:
(1) A Phủ là con người có số phận bất hạnh
- Xuất thân: mồ côi cha mẹ từ nhỏ (A Phủ mất gia đình trong một trận dịch đầu mùa), bị bán cho người Thái. A Phủ bỏ trốn, bước chân phiêu bạt, lang thang đã đưa A Phủ tới Hồng ngài. A Phủ đi làm thuê, nghèo không lấy được vợ.
- A Phủ còn đau khổ và bao bất công phi lí sống trong kiếp người ở trừ nợ tại nhà thống lí Pá Tra:
+ Vì đánh A Sử mà A Phủ đã bị bắt trói như một con lợn, bị phạt vạ với lời kết án “mày không trả hết hợ, đời con, đời cháu mày phải trả...”
+ A Phủ phải sống kiếp nô lệ trong nhà thống lí. Một mình sống ngoài rừng chăn bò, ngựa cho nhà thống lí.
+ Mạng sống của A Phủ không bằng một con bò: để hổ bắt một con bò, A Phủ đã phải trói đứng vào cột, nhịn đói, nhịn khát, đau đớn bất lực (một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòm má đã xám đen lại). Nếu không bắt được con hổ thì A Phủ sẽ phải chết.

(2). A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp đặc trưng của con người miền núi: lao động giỏi, mạnh mẽ và cá tính thẳng thắn, táo bạo.
- A Phủ là chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi: chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, săn bò tót. Ai cũng nói “Ai có được A Phủ như có con trâu tốt trong nhà”.
- A Phủ là chàng trai mạnh mẽ, thẳng thắn và hết sức táo bạo
+ Dám đánh A Sử - con quan khi nó đến phá cuộc chơi: ném con quay vào giữa mặt, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.
+ Khi bị xử phạt trong nhà thống lí, A Phủ không van xin một lời; khi để hổ bắt mất ngựa, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò về và xin đi bắt con hổ, thản nhiên lấy dây mây, đóng cọc để người ta trói mình.

(3). A Phủ - chàng trai miền núi mang trong mình ý thức về sự sống, sức sống mạnh mẽ, mãnh liệt
- Cả nhà chết trong dịch đầu mùa, nhưng A Phủ không chết, vẫn mạnh như mầm cây trên núi đá. Mười tuổi đã thích tự do. A Phủ trốn khỏi nơi bị bán, tự đi làm thuê kiếm sống.
- Khi bị trói đứng, A Phủ đã dùng răng nhay đứt hai vòng dây mây; được cắt dây trói, A Phủ đã ngã khuỵu xuống nhưng ý thức về sự sống trong A Phủ trỗi dậy. A Phủ hiểu mình không đi khỏi đây thì sẽ chết nên “A Phủ lại quật sứt vùng lên, chạy”.

Câu 3. Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ.
♦ Hướng dẫn lập ý:
- Kiến thức cơ bản về giá trị nhân đạo trong văn học
+ Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của tác phẩm văn học chân chính, được tạo bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong làm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ, đồng thời lên án gay gắt những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống hạnh phúc con người.
+ Chủ nghĩa nhân đạo mới không chỉ yêu thương, đồng cảm với những nỗi khổ của con người, mà còn hướng tới giải phóng con người khỏi mọi áp bức đau khổ và tạo điều kiện để họ trở thành những con người tự do xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình.
- Tô Hoài đã thể hiện giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ như sau:
+ Nhà văn cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của những con người bị áp bức. Từ sự đồng cảm ấy, nhà văn đã miêu tả đầy xót thương cuộc sống đắng cay, tủi cực của Mị và A Phủ tại nhà thống lí Pá Tra.
+ Yêu thương những con người bất hạnh trong cảnh sống khắc nghiệt, bất công, nhà văn đã phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
+ Nhà văn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức sống diệu kì trong tâm hồn con người miền núi, khả năng phản kháng của những con người yêu cuộc sống: họ đã đứng lên, đến với ánh sáng cách mạng để thay đổi cuộc dời mình.
♦ Lập ý:
(1) . Nhà văn cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của những con người bị áp bức. Từ sự đồng cảm ấy, nhà văn đã miêu tả đầy xót thương cuộc sống đắng cay, tủi cực của Mị và A Phủ tại nhà thống lí Pá Tra.
- Mị và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ phong kiến thực dân bất công tàn bạo ở miền núi những năm đen tối trước cách mạng.
- Mị và A Phủ đã bị đoạ đày trong kiếp sống của những con vật nô lệ tại nhà thống lí. Cuộc sống bất hạnh ấy của họ gợi lên bao nỗi xót thương trong lòng người đọc.

(2). Yêu thương những con người bất hạnh trong cảnh sống khắc nghiệt, bất công, nhà văn đã phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
- Mị là cô gái H’Mông trẻ trung xinh đẹp, hiếu thảo với cha mẹ; Mị sống có tâm hồn “Mị thổi sáo giỏi...Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị”.
- A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp đặc trưng của con người miền núi: lao động giỏi, mạnh mẽ và cá tính thẳng thắn, táo bạo.
+ A Phủ là chàng trai khoẻ mạnh, lao động giỏi: chạy nhanh như ngựa, biết đúc lưỡi cày, đục cuốc, săn bò tót. Ai cũng nói “có được A Phủ như có con trâu tốt trong nhà”.
+ A Phủ là chàng trai mạnh mẽ, thẳng thắn và hết sức táo bạo: dám đánh con quan khi nó đến phá cuộc chơi; khi để hổ bắt mất ngựa, A Phủ điềm nhiên vác nửa con bò về và xin đi bắt con hổ, thản nhiên lấy dây mây, đóng cọc để người ta trói mình.

(3). Nhà văn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức sống diệu kì trong tâm hồn con người miền núi, khả năng phản kháng của những con người yêu sống: họ đã đứng lên, đến với ánh sáng cách mạng để thay đổi cuộc đời mình.
- Mị với sự hồi sinh khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân.
+ Rượu, mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tình đã làm Mị thức tỉnh, cô ý thức được sự sống và khát vọng của lòng mình: còn trẻ và muốn đi chơi, lòng sống về ngày trước muốn ăn lá ngón cho chết ngay không buồn nhớ lại; Mị có hàng loạt hành động âm thầm nhưng vô cùng quyết liệt thể hiện khát vọng hạnh phúc: xắn mỡ bỏ vào đĩa đèn, quấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa, vùng bước chân theo tiếng sáo.
+ Phản kháng cường quyền: hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, cho mình khỏi kiếp sống nô lệ.
- A Phủ không chết trong dịch đầu mùa, vẫn mạnh như mầm cây trên núi đá. Mười tuổi đã thích tự do, A Phủ trốn khỏi nơi bị bán, tự đi làm thuê kiếm sống; được cắt dây trói, A Phủ đã ngã khuỵu xuống nhưng ý thức về sự sống trong A Phủ trỗi dậy, sức mạnh của ý chí, của khát vọng sống đã tạo nên sức mạnh phi thường của thể lực khiến A Phủ “quật sức vùng lên, chạy”.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây