© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Dàn ý: Hãy phân tích và chứng minh về văn học thời kì 1945-1975

Thứ bảy - 17/06/2017 00:20
Dàn ý chi tiết đề bài: Hãy phân tích và chứng minh nhận định về văn học thời kì 1945-1975: “Văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống ; nhân ái nghĩa tình của nhân dân ta”.

I. Mở bài

- Chặng đường văn học ba mươi năm (1945-1975) tuy ngắn nhưng thật sự là một thời kì văn học sôi động. Vượt qua nhiều trở ngại lớn lao tưởng như không thể vượt qua nổi của cuộc chiến tranh, văn học đã đạt được những thành tựu đáng quý.

Đặc biệt “Văn học đã biểu dương tinh thần yêu nước,...”.

- Phân tích và chứng minh hai ý chính của nhận định trên.

II. Thân bài

A. VĂN HỌC BIỂU DƯƠNG TINH THẦN YÊU NƯỚC, KHÍ PHÁCH KIÊN CƯỜNG DŨNG CẢM CỦA NHÂN DÂN TA

1. Tinh thần yêu nước, khí phách của người chiến sĩ

- Chiến đấu, hi sinh để giải phóng đất nước:

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn,
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

(Lê Anh Xuân)

- Chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước: Việt (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi), Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).

Hi sinh tuổi trẻ vì Tổ quốc:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Quang Dũng)

- Có khi tình cảm yêu nước thể hiện qua lòng thương yêu quê nghèo với hình ảnh người vợ hiền lam lũ:

Ba năm rồi trở lại quê hương,
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ.
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh hhuya.

(Hồng Nguyên)

- Thương xót cảnh quê hương bị thiêu hủy dưới gót giặc hung tàn:

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy

Cho nên:

Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết  biết nguôi hờn

(Hoàng Cầm)

2. Lòng yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm của nhân dân ta

- Đó là lòng yêu nước sáng ngời cùa người anh du kích, người em liên lạc, bà mẹ chăm sóc người chiến sĩ, cô gái Tây Bắc nuôi quân (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên).

- Đó là khí phách kiên cường, lòng thủy chung với cách mạng và mảnh đất quê hương: ông Tám xẻo Đước (Đất - Anh Đức), anh Ba Hoành (Quán rượu người câm - Nguyễn Quang Sáng), Cụ Mết (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành).

B. VĂN HỌC BIỂU DƯƠNG LỐI SỐNG NHÂN ÁI NGHĨA TÌNH CỦA NHÂN DÂN TA

1. Xuất phát từ tình yêu nước, những tình cảm cao đẹp khác thể hiện trong lối sống nhân ái đầy tình nghĩa của nhân dân ta.

- Đó là tình quân dân thắm thiết:

Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi.
………………..
Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong.

(Hoàng Trung Thông)

- Đó là sự cưu mang, đùm bọc của nhân dân đối với người chiến sĩ cách mạng hoạt động trong thời kì đen tối qua hình ảnh bà bủ, bà bầm, mẹ Tơm, mẹ Suốt (thơ Tố Hữu), bà mẹ đào hầm:

Đất quê ta mênh mông
Quân thù không xâm hết được.
Lòng mẹ rộng vô cùng
Che chở đàn con dưới đất
Nơi hầm tối là nơi sáng nhất
Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam.

(Dương Hương Li)

Trong chiến đấu gian khổ, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào càng phát huy cao độ. (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Bức thư Cà Mau - Anh Đức).

2. Lối sống nhân ái nghĩa tình còn thể hiện sâu sắc qua:

- Tình cảm gia đình: tình vợ chồng, tình mẹ con, tình anh em, nghĩa láng giềng (Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi).

- Lối sống đùm bọc, thương yêu, cùng xây dựng cuộc đời mới (Mùa lạc – Nguyễn Khải).

- Tình yêu lứa đôi:

+ Được soi rọi dưới ánh sáng của tình yêu Tổ quốc:

“Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..”

(Nguyễn Mĩ)

+ Trong sáng, thơ mộng, đầy cảm động (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu).

+ Hội ngộ, sinh li cũng như tử biệt thật hết sức bi tráng:

Anh đi bộ đội, sao trên mũ,
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường.
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi,
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

(Vũ Cao)

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm,
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất,
Có một phần xương thịt của em tôi.

(Giang Nam)

- Lối sống nhân ái nghĩa tình còn là những nét đẹp truyền thống mà nhân dân ta luôn phát huy trong hình ảnh vẹn toàn của Đất nước:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Nguyễn Khoa Điềm)

III. Kết bài

- Tinh thần yêu nước, khí phách kiên cường dũng cảm và lối sống nhân ái nghĩa tình là hai nội dung chủ yếu của văn học thời kì 1945-1975, mang giá trị nhân văn sâu sắc.

- Tất cả đã trở thành tài sản quý về tinh thần, tình cảm, đạo đức của nhân dân ta, thể hiện sâu sắc qua nền văn học dân tộc trong thời kì hiện đại.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây