© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Đề kiểm tra 15 phút học kì 2, môn Ngữ Văn 8

Thứ ba - 01/02/2022 09:33
Đề kiểm tra 15 phút học kì 2, môn Ngữ Văn 8, gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận, có đáp án và hướng dẫn cho điểm.
A/ Trắc nghiệm: (2 điểm) chọn đáp án đúng  trong mỗi câu và điền vào ô bài làm bên dưới.
CÂU 1:   “Nam không đi Huế”.Câu  trên thuộc kiểu câu gì?
           A.Câu trần thuật                                           C. Câu cảm thán                                          
           B.Câu phủ định.                                            D. Câu cầu khiến

CÂU 2 : Dòng nào nói đúng về nghệ thuật của văn bản “Chiếu dời đô” (Lí Công Uẩn) ?
A. Văn bản sử dụng rất thành công loại văn biền ngẫu , lập luận chặt chẽ
B. Văn bản chính luận nhưng lại mang tính đối thoại tâm tình
C. Văn bản lập luận giàu sức thuyết phục, có kết cấu chặt chẽ
D. Cả A, B, C

CÂU 3 : Xác định hành động nói trong câu văn: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Hịch tưỡng sĩ – Trần Quốc Tuấn)?
A. Trình bày                                                          C. Cầu khiến
B. Bộc lộ cảm xúc                                                  D. Hứa hẹn

CÂU 4:  Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì?
A. Yêu nước, đánh kẻ bạo ngược     B. Diệt trừ các thế lực tàn bạo, ngang ngược ngoài xã hội
C. Yên dân, trừ kẻ bạo ngược        D. Làm cho cuộc sống của nhân dân được yên ổn

CÂU 5 : Câu văn: “Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước,ta sẽ cho cưới con gái ta.” (Sơn Tinh - Thủy Tinh.) thuộc kiểu câu gì?
            A. Câu trần thuật                                                        B.Câu cảm thán                                                          
            C. Câu nghi vấn                                                          D. Câu cầu khiến

CÂU 6 : Mục đích chân chính của việc học mà Nguyễn Thiếp đề cập trong văn bản “Bàn luận về phép học” là gì ?
A. Học theo lối hình thức                          B. Học đạo làm người
C. Học để cầu danh lợi                              D. Học cần cù như người  thợ mài ngọc

CÂU 7: Câu nào dưới đây thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc?
               A. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?
               B. Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
               C . Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
               D. U nhất định bán con đấy ư?

CÂU 8:Tại sao trong bài văn nghị luận lại cần thêm yếu tố biểu cảm?
          A. Vì nó giúp bài văn nghị luận thể hiện luận điểm được rõ ràng hơn
          B. Vì nó giúp người đọc dễ hình dung được vấn đề nghị luận
          C. Vì nó giúp người viết hiểu được vấn đề nghị luận
          D. Vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc

B/ Tự luận: (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Em hãy cho biết ý nghĩa của văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn?
Câu 2: (5 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( khoảng  5- 6 dòng) trình bày suy nghĩ của em về về tình hình học tập của học sinh hiện nay. Sau khi học  văn bản “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.
 
--------------------------------
ĐÁP ÁN
 
A. Trắc nghiệm(2 điểm)
  Mỗi câu đúng ghi 0.25 điểm.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B D A C A B C D

B.Tự luận
Câu1: Nêu đúng theo chuẩn kiến thức( 3 điểm)
  • Ý nghĩa của văn bản : “Chiếu dời đô”- Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đát nước của Lí Công Uẩn.
  • Ý nghĩa của văn bản : “Nước Đại Việt ta” – Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm,tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.
  Câu 2: 5 điểm Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách khác nhau miễn đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung và hình thức diễn đạt.
   - Yêu cầu về nội dung: Hiểu được tình hình học tập của học sinh hiện nay :tích cực và chưa tích cực. Sau đó đề ra cách học hiệu quả, thiết thực.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây