© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập Ngữ Văn 12, Bài 7. Thực hành về hàm ý

Thứ bảy - 06/06/2020 10:41
Khái niệm hàm ý: hàm ý là những nội dung ý nghĩa mà người nói muốn thông báo đến người nghe nhưng không trực tiếp nói ra mà ngụ ý để người nghe suy ra từ nghĩa tường minh, ngữ cảnh giao tiếp và các phương châm hội thoại.
- Tác dụng của hàm ý: Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp mà hàm ý có những tác dụng nhất định. Chẳng hạn như tạo hiệu quả biểu đạt mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói thông thường, giữ được tính lịch sự và tôn trọng thể diện của người đối thoại, làm cho lời nói thêm hàm súc hoặc người nói với mục đích từ chối trách nhiệm về lời nói của mình....
- Cách thức để tạo hàm ý:
+ Cố ý vi phạm các phương châm hội thoại: nói lảng sang chuyện khác, cắt lời người nói hoặc im lặng không đáp lời, nói thừa hoặc thiếu thông tin...
+ Dùng hành động nói theo cách gián tiếp: Dùng câu hỏi với mục đích từ chối, ra lệnh, trách móc, bộc lộ cảm xúc, than vãn...

*. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Vì sao cần sử dụng hàm ý trong giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Trong giao tiếp ngôn ngữ, nhiều khi người ta buộc phải dùng cách nói có hàm ý để tạo ra hiệu quả biểu đạt sâu sắc, mạnh mẽ hơn cách nói thông thường (lời ông Lí nói với bác Phô gái trong bài tập 7, lời Chí Phèo nói với Bá Kiến trong bài tập 5,...), hoặc thể hiện sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp để giữ phép lịch sự và tôn trọng thể diện của người đối thoại (lời của Từ nói với Hộ, lời bà Đồ nói với chồng,...), cũng có khi để không phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình vì hàm ý là do người nghe tự suy ra để hiểu. Dùng hàm ý cùng có thể tạo ra những lời nói hàm súc, ý nhiều hơn những gì mà nghĩa đen của từ ngữ có thể thể hiện (Lời A Phủ nói với Pá Tra, hàm ý của hình tượng Sóng trong bài thơ của Xuân Quỳnh,...).

2. Những yếu tố chi phối việc hiểu hàm ý trong giao tiếp?
Để hiểu hàm ý, ta phải căn cứ vào nhiều yếu tố: mối quan hệ giữa người nói và người nghe (vị thế, quan hệ thân - sơ,...), hoàn cảnh và tình huống giao tiếp, nội dung các phát ngôn trước và sau đó, mục đích nói của hành động phát ngôn,...

3. Có thể cố ý vi phạm những phương châm hội thoại nào để tạo ra hàm ý trong giao tiếp?
Có thể vi phạm các phương châm hội thoại sau đây để tạo hàm ý:
- Phương châm về lượng: Người nói có thể nói những thông tin không đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp (thừa hoặc thiếu thông tin) để tạo hàm ý.
Ví dụ: - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Truyện dân gian Việt Nam)
Trong ví dụ trên, anh mất lợn nói thừa thông tin lợn cưới, anh khoe áo nói thừa thông tin từ lúc tôi mặc cái áo mới với hàm ý khoe áo mới và khoe lợn cưới.
- Phương châm về chất: Người nói có thể nói những điều mà mình không tin là đúng, hoặc không có bằng chứng xác thực (nói khoác, nói phóng đại)
Ví dụ: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
Bao giờ rau diếp làm đình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta.
Trong bài ca dao trên, những giả thiết mà người nói đưa ra là không thể trở thành hiện thực. Hàm ý được tạo ra là chuyện ta lấy mình không bao giờ có thể xảy ra.
- Phương châm quan hệ: Người nói có thể nói lảng sang chuyện khác hoặc nói lạc chủ để của cuộc giao tiếp để tạo hàm ý.
- Phương châm cách thức: người nói có thể nói những câu lấp lửng, mơ hồ, không rõ nghĩa, hoặc có thể hiểu theo nhiều cách để tạo ra hàm ý.
Ví dụ: - Cậu ấy học tiếng Anh có tốt không?
- Cậu ấy viết tiếng Anh rất đẹp.
Hàm ý được tạo ra có thể là: câu ấy học không tốt, chỉ viết chữ đẹp thôi.
- Phương châm lịch sự: Người nói có thể cố ý nói vào những điểm yếu của người khác hoặc những chuyện người ta muốn che giấu nhằm tạo ra một hàm ý nào đấy.
Ví dụ: Lời nói của cậu Chân, cậu Tay (trong chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”) nói với Lão Miệng: “Chúng tôi hôm nay đến không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông, mà để nói cho ông biết: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi.” đã vi phạm phương châm lịch sự: nói đến điểm yếu của lão Miệng là không làm việc được như Chân, Tay mà chỉ biết ăn.

4. Xác định hàm ý và cách thức tạo hàm ý trong lượt lời của nhân vật A Phủ ở đoạn trích sau:
“Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con hò?
A Phù trà lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cùng bắn được con hổ này to lắm.
Pá Tra hất tay, nói:
- Quân ăn cướp làm mất bò tao. A Sử! Đem súng đi lấy con hổ về.”
(Vợ chồng 4 Phủ - Tô Hoài)

Câu trả lời của A Phủ có hàm ý là công nhận việc mình làm mất bò, công nhận là mình có lỗi nhưng A Phủ đã khôn khéo lồng vào đó ý định lấy công chuộc tội (Tôi về lấy súng) mà con hổ thì có giá trị hơn con bò bị mất rất nhiều (con hổ này to lắm).
Cách tạo hàm ý trong câu nói của A Phủ là cố tình vi phạm phương châm về lượng nói vừa thừa vừa thiếu thông tin (thiếu thông tin vế số lượng bò bị mất, thừa thông tin về việc lấy súng đi bắn con hổ) so với câu hỏi của Pá Tra.

5. Nêu hàm ý và phân tích cách tạo hàm ý trong các lượt lời của Bá Kiến và Chí Phèo trong đoạn trích sau:
“Những lúc như thế, thì một người dẫu khôn ngoan cũng không bình tĩnh được. Nhất là khi trông thấy một thằng chỉ vòi tiền uống rượu như Chí Phèo. Tuy vậy, cụ cũng móc sẵn năm hào. Thà móc sẵn để tống nó đi cho chóng. Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:
- Chí Phèo đấy hở? Lè bè vừa chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?
Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào !
Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng:
- Thôi cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo:
- Tao đã bảo không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì ?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện !”
(Chí Phèo - Nam Cao)

- Câu nói của Bá Kiến có hàm ý rằng: tôi không có nhiều tiền của để lúc nào cũng có thể cho anh.
Cách thức tạo ra hàm ý là vi phạm phương châm cách thức: không nói rõ ràng, mạch lạc ý định của mình mà thông qua hình ảnh cái kho – biểu tượng của người lắm tiền nhiều của để nói bóng nói gió đến chuyện tiền của.
- Câu nói của Chí Phèo “Tao không đến lấy để xin năm hào. Tao đã bảo tao không đòi tiền” là câu nói có hàm ý: tôi sẽ đòi hỏi một cái khác mà ông (Bá Kiến) có thể sẽ không ngờ tới. Hàm ý này đã được tường minh ở câu nói thứ ba của Chí Phèo “Tao muốn làm người lương thiện.”
Cách thức để tạo hàm ý là vi phạm phương châm về lượng: nói không đủ những thông tin cần thiết so với yêu cầu ở thời điểm nói và cả phương châm cách thức: nói không rõ ràng.

6. Hàm ý trong cách nói của bà đồ trong câu chuyện sau đây là gì? Vì sao bà đồ lại chọn cách nói đó?
“ Một ông đồ ngồi cặm cụi viết. Bà vợ đến bên cạnh bảo:
- Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
Thầy đồ lấy làm đắt chí cho là vợ khen lài văn chương của mình, ý văn dồi dào
Giấy khổ nhỏ không đủ chép. Nhưng thầy cũng hỏi lại:
- Bà nói vậy là thế nào?
Bà vợ thong thả nói:
- Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng chứ giấy khổ nhỏ thì làm gì được.”
(Truyện cười)

Hàm ý trong cách nói của bà Đồ là: Tôi không tin tưởng vào tài văn chương của ông. Ông viết ra có thể chẳng được ai đọc, có thể bị xếp xó. Nên viết vào giấy khổ to để nếu có bị vứt đi thì còn dùng để gói hàng được, đỡ phí. Hàm ý của bà Đồ hoàn toàn trái với điều đắc chí của ông Đồ (ý văn dồi dào sợ giấy khổ nhỏ không đủ viết).
- Sở dĩ bà Đồ không nói thẳng ý mình ra là vì bà còn muốn giữ thể diện cho chồng và cũng không muốn phải chịu trách nhiệm về hàm ý đó.

7. Lời đáp của ông Lí trong đoạn trích sau có hàm ý gì?
“Bác Phô gái dịu dàng đặt cành cau lên bàn. ngói xổm ở xó cửa, gãi tai, nói với ông Lí:
- Lạy thầy, nhà con thì chưa cắt cơn, mấy lại sợ thầy mắng chửi, nên không dám đến kêu. Lạy thầy, quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con, đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội.
- Ồ, việc quan không phải thứ chuyện đàn bà của các chị!”
(Tinh thần thể dục - Nguyễn Công Hoan)

Lời đáp của ông Lí trong đoạn trích ngoài mục đích khước từ sự van xin và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái còn có hàm ý thể hện sự tự đắc và quyền uy của bản thân mình.

8. Phân tích hàm ý trong lượt lời của Từ ở đoạn trích sau:
“Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu. Từ mời làm như chợt nhớ:
- Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ?
- À phải! Hôm nay mồng ba… Giá mình không hỏi thì tôi quên... Tôi phải đi xuống phố Từ nhắc khéo:
- Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...
Hộ sầm mặt lại:
- Tiền nhà, tiền giặt... tièn thuốc... tiền nước mắm... còn chịu tất! Tháng vừa rồi tiêu tốn quá, mời mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.” (Đời thừa - Nam Cao)

Hàm ý trong các lượt lời của Từ (vợ anh Hộ - một văn sĩ nghèo)
- Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ đơn thuần là hỏi về thời gian mà còn có hàm ý nhắc khéo chồng đã đến ngày lĩnh nhuận bút như hàng tháng, muốn chồng đi nhận.
- Câu nói thứ hai của Từ có hàm ý muốn Hộ đi nhận tiền về để trả nợ tiền thuê nhà qua hành động thông báo việc người thu tiền nhà sáng nay đã đến.
- Ở cả hai lượt lời, Từ đều tránh nói trực tiếp đến chuyện tiền nong bằng cách nói gián tiếp, có hàm ý, nhằm nhiều mục đích: muốn quan hệ tình cảm vợ chồng được êm ái, tránh những bực dọc của Hộ về chuyện túng thiếu tiền nong. Mặt khác, Từ cũng muốn ứng xử tế nhị với chồng và không muốn chịu trách nhiệm về hàm ý mà Hộ có thể suy ra.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây