© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 11

Thứ sáu - 11/08/2017 21:35
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 11, chủ điểm: Quê hương.

Tập đọc: Đất quý, đất yêu.
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy câu chuyện, phát âm đúng các từ: Ê-ti-ô-pi-a, thiêng liêng, lời nói, đất nước, chiêu dãi, sản vật, hạt cát,... Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (hai vị khách, viên quan).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: Ê-ti-ô-pi-a, cung điện, khâm phục. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đất đai của Tổ quốc là thứ thiêng liêng và cao quý nhất.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Đất quý, đất yêu chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu hai người khách du lịch đến thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a và sự hiếu khách của vua nước Ê-ti-ô-pi-a.
- Đoạn 2: Đất đai là thứ thiêng liêng và cao quý nhất.
- Đoạn 3: Sự khâm phục của hai người khách du lịch đối với người dân Ê-ti-ô-pi-a.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc thong thả, rõ ràng với giọng kể cảm xúc, chú ý giọng đọc của các nhân vật.
- Lời người dẫn chuyện: khoan thai, nhẹ nhàng. Ví dụ:
Ngày xưa/ có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. // Họ đi khắp đất nước thăm đường xá, / núi đồi, / sông ngòi. // Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện / mở tiệc chiêu đãi/ và tặng họ nhiều vật quý.
- Lời người khách: ngạc nhiên, sửng sốt. Ví dụ:
Tại sao ông lại phải làm như vậy? (cao giọng ở từ dùng để hỏi).
- Lời viên quan: giọng cảm động, tự hào. Ví dụ:
Đất nước E-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột thịt của chúng tôi. //
Hiểu nghĩa của từ khách du lịch: người đi chơi, đi xem phong cảnh ở phương xa. Từ sản vật: vật được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên nhiên.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào?

Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp rất niềm nở và nồng hậu (vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý).
2. Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra?
Khi hai vị khách sắp xuống tàu thì viên quan yêu cầu khách cởi giầy ra và sai người cạo sạch đất ở đế giầy của khách rồi mới để họ xuống tàu về nước.
3. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ?
Người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ vì họ coi đất đai của quê hương là một thứ thiêng liêng và cao quý nhất (song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng và cao quý nhất, chúng tôi không thể để các ông mang đi dù chỉ là một hạt cát nhỏ).
4. Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào?
Theo em, phong tục trên nói lên người Ê-ti-ô-pi-a rất yêu quê hương, tổ quốc. Họ yêu quý, trân trọng mảnh đất của mình và coi đó là tài sản thiêng liêng nhất.

Kể chuyện: Đất quý, đất yêu
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh theo thứ tự hợp lí. Dựa vào tranh kể lại được câu chuyện với lời kể trôi chảy, tự nhiên.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
1. Sắp xếp lại các tranh dưới dây (SGK trang 86) theo đúng thứ tự trong câu chuyện Đất quý, đất yêu.

Thứ tự đúng của các bức tranh: 3-1 - 4 - 2
+ Tranh 1 (là tranh 3 trong SGK).

Giới thiệu hai vị khách đến thăm nước E-ti-ô-pi-a.

+ Tranh 2 (là tranh 1 trong SGK).
Vua mời hai vị khách vào cung điện và mở tiệc chiêu đãi, tặng họ nhiều vật quý.

+ Tranh 3 (là tranh 4 trong SGK).
Viên quan sai người cạo đất dưới đế giày của hai vị khách du lịch khiến cho hai vị khách này hết sức ngạc nhiên.

+ Tranh 4 (là tranh 2 trong SGK).
Viên quan giải thích cho hai người khách du lịch về phong tục tập quán của người Ê-ti-ô-pi-a.

2. Dựa vào các tranh trên, kể lại toàn bộ câu chuyện.
Tham khảo cách kể sau:

Đất quý, đất yêu

Ngày xưa, có hai người khách từ phương xa đến thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a. Tới nơi, họ đi thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi, họ còn được vua đất nước này mời vào cung điện, vua mở tiệc chiêu đãi và còn cho họ nhiều vật quý.

Sau đó, vua sai một viên quan đưa họ xuống tàu. Khi họ định bước xuống tàu thì viên quan yêu cầu họ dừng lại và cởi giày ra rồi ông sai người cạo sạch đất ở đế giày mới cho họ xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất đỗi ngạc nhiên và hỏi:

- Tại sao các ông lại làm như vậy?

Viên quan bình tĩnh trả lời:

- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi, chúng tôi sinh ra ở đây và chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất này chính là cha mẹ, anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông rất ân tình và vua nước tôi cũng tặng cho các ông nhiều sản vật quý, nhưng đất của Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.

Nghe những lời nói chân tình như vậy, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quê hương của những người dân E-ti-ô-pi-a.

Chính tả (Nghe - viết): Tiếng hò trên sông
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác bài Tiếng hò trên sông. Biết viết hoa các chữ đầu câu và tên riêng.
- Phân biệt những tiếng có vần khó: ong/oong. Tìm những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x; ươn /lương.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại bài Tiếng hò trên sông, hiểu nội dung bài viết: Điệu hò của chị Gái vang lên trên sông khiến tác giả nghĩ đến quê hương với dòng sông Thu Bồn của mình.
- Tập viết các từ khó: gió chiều, lơ lửng, cheo thuyền, thổi, chảy lại,... Viết hoa các chữ cái đầu câu.
B. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Tiếng hò trên sông.
- Bài chính tả có 4 câu.
- Các tên riêng trong bài: Gái, Thu Bồn
2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống?
a)
(cong, coong): chuông xe đạp kêu kính coong, vẽ đường cong
b)
(xong, xoong): làm xong việc, cái xoong
2. Thi tìm nhanh viết đúng.
a)
- Từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s: sông, san hô, sao, sáo, sâu, cây sậy, sếu, sim, cây sồi,...

- Từ ngữ chỉ hành động, đặc điểm, tính chất có tiếng bắt đầu bằng x: xinh xinh, xinh xắn, xào xạc, xây đắp, xé xác, xe tơ, xem bói, xẹo xọ, xét đoán, xềnh xoàng, xếp xó, xiên xẹo, xin xỏ, xoèn xoẹt,...

b) - Từ ngữ có tiếng mang vần ươn: cá ươn, vườn, lươn, vượn, bay lượn, sườn, mườn mượt,...
-Từ ngữ có tiếng mang vần ương: xương sống, vấn vương, hủ tương, lương, thương yêu, giương, số lượng, trường học, trưởng thành,...

Tập đọc: Về quê hương
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng các từ: xanh tươi, làng xóm, lượn quanh, xanh mát, đỏ tươi,... Biết ngắt nhịp bài thơ.
- Rèn kĩ năng đọc hiếu: Hiểu nghĩa của từ: sông máng. Hiểu nội dung bài thơ: Thể hiện tình yêu quê hương của tác giả qua việc miêu tả cảnh đẹp của quê hương.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc bài thơ với giọng vui tươi, phấn khởi, hồn nhiên, nhấn mạnh vào các từ ngữ gợi tả màu sắc: xanh tươi, đỏ thắm, xanh mát, xanh ngắt, đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ chót,... Chú ý cách ngắt nhịp bài thơ:

Em vẽ làng xóm/
Tre xanh, lúa xanh/
Sông máng lượn quanh/
Một dòng xanh mát
Trời mây bát ngát/

Xanh ngắt mùa thu/
Xanh màu ước mơ...// 

A/ nắng lên rồi/
Mặt trời đỏ chót/
Lá cờ Tổ quốc/
Bay giữa trời xanh//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Kể tên những cảnh vật được tả trong bài thơ:

Những cảnh vật được tả trong bài thơ: tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, ngói mới, trường học, cây gạo, mặt trời, lá cờ Tổ quốc.

2. Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy.
Cảnh vật quê hương được tả bằng nhiều màu sắc như: tre xanh, lúa xanh, sông máng xanh mát, trời mây xanh ngắt, ngói mới đỏ tươi, trường học đỏ thắm, mặt trời đỏ chót.

3. Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? Chọn câu trả lời em cho là đúng nhất:
a)
Vì quê hương rất đẹp.
b) Vì bạn nhỏ trong bài thơ vẽ rất giỏi.
c) Vì bạn nhỏ yêu quê hương.

Câu (c) là đúng nhất vì bạn nhỏ yêu quê hương nên bạn thấy quê hương mình rất đẹp.

4. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Quê hương
Ôn tập câu: Ai làm gì?
A. Mục tiêu bài học

- Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ Quê hương.
- Củng cố mẫu câu: Ai làm gì?
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Xếp những từ ngữ sau vào hai nhóm:
cây đa, gắn bó, dòng sông, con đò, nhớ thương, yêu quý, mái đình, thương yêu, ngọn núi, phố phường, bùi ngùi, tự hào.

Nhóm

Từ ngữ

1. Chỉ sự vật ở quê hương

cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường

2. Chỉ tình cảm dối với quê hương

gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào.

2. Tìm từ ngữ trong ngoặc đơn có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn sau (SGK trang 169):
Các từ có thể thay thế cho từ quê hương ở đoạn văn là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn.

3. Những câu nào trong đoạn văn dưới đây được viết theo mẫu câu Ai làm gì? Hãy chỉ rõ mỗi bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai” hoặc “Làm gì?”.
Các câu được viết theo mẫu câu: Ai làm gì?

Ai?

làm gì?

- Cha

- Mẹ

- Chị tôi

- Chúng tôi

làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ, làn cọ xuất khẩu, rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo, vừa bùi.

4. Dùng mỗi từ ngữ sau để đột một câu theo mẫu Ai làm gì?: bác nông dân, em trai tôi, những chủ gà con, đàn cá.
Đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
- Bác nông dân đang cày ruộng / Bác nông dân đang gặt lúa / Bác nông dân đang gánh lúa.
- Em trai tôi đang học bài / Em trai tôi đang chơi đá bóng / Em trai tôi đang ăn cơm.
- Những chú gà con đang theo mẹ ra vườn / Những chú gà con đang mổ thóc / Những chú gà con dang nép vào đôi cánh của gà mẹ.
- Đàn cá đang bơi lội tung tăng / Đàn cá dang ngoi lên mặt nước đớp mồi.

Tập viết Ôn chữ hoa: hh 2(tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học

Củng cô cách viết hoa chữ h01 7  . Viết tên riêng: h01

Viết câu ca dao bằng chữ cỡ nhỏ.

B. Hướng dẫn luyện viết
1. Luyện viết chữ hoa: Các chư hoa có trong bài: h02

- Chữ h03 xem cách hướng dẫn viết hoa chữ  ở tuần 10.

- Chữ h04: cấu tạo gồm 2 nét: nét 1 giống nét ỉ của chữ c& (nét móc ngược trái) nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản: nét cong dưới và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo vòng xoắn giữa thân chữ.

- Chữ h02: gồm 3 nét, hai nét lượn từ trái sang phải (một nét từ dưới lên trên, một nét từ trên xuống dưới) và một nét lượn ngang.

- Chữ h06 5: được viết liền mạch từ ba nét cơ bản: nét lượn đứng và nét cong phải nối liền nhau tạo một nét thắt nhỏ ở chân chữ. Nét 3 là một nét ngang ngắn.

- Chữ h06 3: gồm 3 nét: cong trái, lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo một vòng xoắn (nét thắt) to ở đầu chừ (gần giống phần đầu các chữ cái viết hoa 09 ) và vòng xoắn (nét thắt) nhỏ ở chân chữ.

- Chữ h08 5: Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét cong trải và 1 nét lượn ngang.

- Chữ h09 4: gồm 3 nét (nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét lượn dọc, nét 3 là nét móc xuôi phải.

Viết vào vở chữ 1 dòng; chữ , 1 dòng.
2. Luyện viết từ ứng dụng:
- Ghềnh Ráng là một địa danh ở miền Trung nước ta.
- Chú ý viết từ nét khuyết xuôi của chữ h01 7 nôi với nét khuyết ngược ở chữ h trong chữ h13 .

- Viết vào vở tên riêng h01 9 1 dòng.

3. Luyện viết câu ứng dụng:

h14
- Hiểu nội dung câu ca dao: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành (Thành Cổ Loa được xây theo hình vòng xoắn như trên ốc từ thời An Dương Vương).
- Biết trình bày một câu thơ lục bát: Dòng 6 chữ cách lề 3 ô, dòng 8 chữ cách lề 2 ô. Viết hoa các chữ: Ai, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Viết vào vở câu ca dao 2 lần.

Tập đọc: Chõ bánh khúc của dì tôi
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ khó: lá rau, lượt tuyết, chõ bánh, dắt tay, đầy rổ, nghi ngút, giã nhỏ,... Biết đọc đúng giọng văn miêu tả (nhấn vào các từ ngừ gợi tả, gợi cảm).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: chõ, pha lè. Hiểu nội dung của bài: Bánh khúc một dặc sản của quê hương. Tình yêu quê hương của tác giả.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Chõ bánh khúc của dì tôi được chia làm hai đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “hái đầy rổ mới về”): Giới thiệu cây rau khúc.
- Đoạn 2 (Đoạn còn lại): Hương vị thơm ngon của bánh khúc khiến tác giả nhớ tới quê hương.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc trôi chảy toàn bài nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: rất nhỏ, mầm cỏ non, mạ bạc, lượt tuyết cực mỏng, long lanh, nghi ngút... Đọc đúng các câu sau:

Cây rau khúc rất nhỏ,/ chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. // Lá rau như mạ bạc, / trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng.// Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh/ như những bóng đen pha lê. //
Những cái bánh màu rêu xanh/ lấp ló trong áo xôi nếp trắng/ được đặt vào những miếng lá chuối/ hơ qua lửa thật mềm,/ trông đẹp như những bông hoa. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Tác giả tả cây rau khúc như thế nào?

Tác giả tả cây rau khúc: Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bầng một mầm cỏ non mới nhú. Lá như mạ bạc trông như được phủ một lượt tuyết cực mỏng, sương đọng trên lá long lanh như bóng đèn pha lê.
2. Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.
Những câu văn tả chiếc bánh khúc:
Những chiếc bánh màu rêu xanh lấp ló trong áo xôi nếp trắng được đặt vào những miếng lá chuối hơ qua lửa thật mềm trông đẹp như những bồng hoa. Nhân bánh là một viên đậu xanh giã nhỏ vàng ươm, xen một thỏi mỡ xinh xắn, pha hạt tiêu. Cắn một miếng thì như thấy cả hương đồng, cỏ nội gói vào trong đó.
3. Vì sao tác giả không quên dược mùi vị của những chiếc bánh khúc quê hương?
Tác giả không thể quên được mùi vị của chiếc bánh khúc quê hương vì nó là một mùi vị đặc biệt của đồng quê đã gắn với tác giả những năm thời thơ ấu.

Chính tả (Nhớ - viết): Vẽ quê hương.
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nhớ - viết chính xác và trình bày đúng một khổ thơ trong bài Vẽ quê hương. Phân biệt một số âm, vần dễ nhầm lẫn: s/x; ươn /ương.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nhớ - viết

- Học thuộc đoạn thơ, hiểu nội dung: Tình yêu quê hương của bạn nhỏ.
- Chú ý viết đúng các từ khó: làng xóm, lượn quanh, đỏ thắm, bát ngát, xanh ngắt,... Trình bày sạch đẹp bài thơ 4 chữ.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nhớ - viết:
Vẽ quê hương (từ đầu đến... Em tô dỏ thắm).
- Những chữ phải viết hoa là những chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ.
- Cách trình bày bài thơ 4 chữ: Chữ đầu mỗi dòng thơ cách lề vở 3 ô li.
2. Điền vào chỗ trống:
a) s
hay x?
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bên suối chảy, cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
Ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi.

b) ươn hay ương?
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vấn vương tơ tằm
Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

Tập làm văn Nghe - kể: Tôi có đọc đâu
Nói về quê hương
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Nghe - nhớ các tình tiết đề kế lại đúng nội dung câu chuyện vui Tôi có đọc đâu.
- Biết nói về quê hương, bộc lộ tình cảm yêu quê hương của mình.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Nghe và kể lại câu chuyện Tôi có đọc đâu!
Nội dung câu chuyện:
Tôi có đọc đâu!

Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thèm vào thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp dược nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh liền kêu lên: - Không đúng Tôi có đọc trộm thư của anh đâu?

Gợi ý:
a) Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì? (Ghé mắt đọc trộm thư của mình).
b) Người viết thư viết thêm vào điều gì? (Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư).
c) Người ngồi bên cạnh kêu lên như thế nào? (Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!)
Dựa vào 3 câu hỏi gợi ý này, các em hãy kế lại một cách tự nhiên câu chuyện vui Tôi có đọc đâu!
2. Hãy nói về quê hương hoặc nơi em đang ở theo gợi ý sau:
a) Quê em ở đâu? (Hà Nội, Đà Nẵng, T/P Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ,...).
b) Em yêu nhất cảnh vật gì của quê hương? (Cảnh Hồ Gươm, Hồ Tây, Đầm Sen, cầu Bắc Mĩ Thuận, chùa Non Nước,...).
c) Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? (đẹp, hùng vĩ, gắn với kỉ niệm,...).
d) Tình cảm của em đối với quê hương thế nào? (nhớ da diết, muốn được về thăm,...).

Bài tham khảo:

Nhà em ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng quê của em là Hà Nội. Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước hồ xanh như màu ngọc bích, ở giữa hồ có Tháp Rùa. Chung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, khi bác mặt trời chiếu những tia nắng vàng, cả mặt hồ như được dát vàng. Lúc đó, cảnh Hồ Gươm mới đẹp làm sao.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây