© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 9

Thứ sáu - 11/08/2017 04:31
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 8, chủ điểm: Ôn tập giữa học kì I.

Tiết 1
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.

Các em xem lại các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học.

- Các bài tập đọc:
Cậu bé thông minh
Ai có lỗi?
Cô giáo tí hon
Chiếc áo len
Chú sẻ và hoa bằng lăng
Người mẹ
Ông ngoại
Người lính dũng cảm
Cuộc họp của chữ viết
Bài tập làm văn
Nhớ lại buổi đầu đi học
Trận bóng dưới lòng đường
Lừa và ngựa
Các em nhỏ và cụ già
Những chiếc chuông reo

- Các bài học thuộc lòng:
Hai bàn tay em
Khi mẹ vắng nhà
Quạt cho bà ngủ
Mẹ vắng nhà ngày bão
Mùa thu của em
Ngày khai trường
Bận
Tiếng ru

2. Ghi lại tên các sự cột được so sánh với nhau trong những câu sau:
a) Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.
Sự vật được so sánh: hồ - chiếc gương bầu dục khổng lồ.
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. Sự vật được so sánh: cầu Thê Húc - con tôm
c) Người ta thấy có con rùa lớn, đầu to như trái bưởi nhô lên khỏi mặt nước. Sự vật được so sánh: đầu con rùa - trái bưởi.
3. Chọn các từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo thành hình ảnh so sánh:

Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
Tiếng gió rừng vi vu như tiếng sáo.
Sương sớm long lanh tựa những hạt ngọc.

Tiết 2
1. Ôn luyện các bài tập đọc và học thuộc lòng
(đã nêu ở tiết 1).
2. Em đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây?
a) Em là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường.
Đặt câu hỏi: Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường?
b) Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập
Đặt câu hỏi: Câu lạc bộ thiếu nhi là gì?
3. Kể lại một câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu.
Các câu chuyện đã học trong 8 tuần đầu:

Cậu bé thông minh. 
Ai có lỗi?
Chiếc áo len.
Người mẹ.

Người lính dũng cảm.
Bài tập làm văn.
Trận bóng dưới lòng đường.
Các em nhỏ và cụ già.

Các em hãy chọn lấy một câu chuyện và kể lại (xem lại phần hướng dẫn kể chuyện ở các tiết đã học).

Tiết 3
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (đã nêu ở tiết 1).
2. Đặt 3 câu theo màu Ai là gì?

- Mẹ em là cô nuôi dạy trẻ.
- Bố em là chiến sĩ trong quân đội nhân dân Việt Nam.
- Chúng em là những học sinh chăm ngoan.
- Chúng em là đội viên Thiếu niên Tiền phong Hổ Chí Minh.
- Bà em là người mẹ Việt Nam anh hùng.
- Ông em là người công nhân nhà máy nước.

Em hãy hoàn thành đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

                               TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2014

ĐƠN XIN THAM GIA SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiếu nhi.
Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.

Em tên là: Nguyễn Quốc Tuấn.
Ngày sinh: 19 tháng 6 năm 2007        Nam (nữ): Nam
Địa chỉ: 90A Nguyễn Công Trứ - Quận I – TP. Hồ Chí Minh.
Học sinh: Lớp 3B Trường Kết Đoàn.
Em làm đơn này xin đề nghị Ban Chủ nhiệm cho om được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ Thiếu nhi phường Bến Nghé quận I.
Em xin hứa thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ.
Em xin trân trọng cảm ơn.

                                                                       Người làm đơn

                                                                     Nguyễn Quốc Tuấn

Tiết 4
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (đã nêu ở tiết 1).
2. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây:

a) Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.
Đặt câu hỏi: ở câu lạc bộ các em làm gì?
b) Em thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ.
Đặt câu hỏi: Ai thường đến câu lạc bộ vào các ngày nghỉ?
3. Nghe - viết: Gió heo may
- Các em đọc lại đoạn viết bài Gió heo may trong sách giáo khoa trang 70 hiểu nội dung đoạn viết: Có gió heo may về là mùa thu đến, gió heo may làm cho con người dỗ chịu.
- Chú ý các tiếng khó viết: heo may, nắng, thóc vàng dìu dịu...
- Nghe dúng đế viết đúng bài chính tả.

Tiết 5
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
(đã nêu ở tiết 1).
2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm.
Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp (xinh xắn) nhiều tầng. Trên đầu mỗi bông hoa lại đính một hạt sương. Khó có thế tưởng tượng bàn tay (tinh xảo) nào có thê hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ (tinh tế) đến vậy.
Đặt 3 câu theo mẫu Ai làm gì?
- Tôi làm bài.
- Trên trời, đàn cò trắng đang bay.
- Cô giáo đang giảng bài trên lớp.
- Bố tôi đang chữa xe máy.
- Mẹ tôi nấu cơm.

Tiết 6
1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
(đã nêu ở tiết 1).
2. Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để bổ sung ý nghĩa cho các từ ngữ in đậm:
Xuân về, cây cỏ trải một màu xanh non. Trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng dỏ thắm, bên cạnh cô em vi-ô-let tím nhạt mảnh mai.

Tất cả đã tạo nên một vườn xuân rực rỡ.

3. Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong những câu sau:
a) Hàng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới.
b) Sau ba tháng hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn.
c) Đúng 8 giờ, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.

Tiết 7

1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng (đã nêu ở tiết 1).
2. Giải ô chữ:
a) Có thể điền những từ ngữ nào vào các ô trống ở từng dòng dưới đây?
Gợi ý: Tất cả các từ ngữ đều bắt đầu bằng chữ T
- Dòng 1: Cùng nghĩa với thiếu nhi - TRẺ EM
- Dòng 2: Đáp lại câu hỏi của người khác - TRẢ LỜI
- Dòng 3: Người làm việc trên tàu thủy - THỦY THỦ
- Dòng 4: Tên của một trong Hai Bà Trưng - TRƯNG NHỊ
- Dòng 5: Thời gian sắp tới (trái nghĩa với quá khứ) - TƯƠNG LAI
- Dòng 6: Trái nghĩa với khô héo (nói về cây côi) - TƯƠI TỐT
- Dòng 7: Cùng nghĩa với cộng đồng (tập ...) - TẬP THỂ
- Dòng 8: Dùng màu làm cho tranh thêm đẹp - TÔ MÀU

h00

Từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu: TRUNG THU

Tiết 8
BÀI LUYỆN TẬP
A.
Đọc thầm: Mùa hoa sấu (học sinh đọc SGK trang 73)
B. Dựa theo nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào?
a)
Cây sấu ra hoa.
b) Cây sấu thay lá.
c) Cây sấu thay lá và ra hoa (ý đúng).
2. Hình dạng hoa sấu như thế nào?
a)
Hoa sấu nhỏ li ti.
b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu (ý đúng).
c) Hoa sấu thơm nhẹ.
3. Mùi vị hoa sấu như thế nào?
a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua (ý đúng).
b) Hoa sấu hăng hắc.
c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt.
4. Bài tập đọc trên (Mùa hoa sấu) có mấy hình ảnh so sánh?
a) 1 hình ảnh
b) 2 hình ảnh (ý đúng).
c) 3 hình ảnh.
Bài Mùa hoa sấu có hai hình ảnh so sánh. Đó là các hình ảnh:
- Những chùm hoa nhỏ như những chiếc chuông tí hon.
- Vị hoa chua chua như vị nắng non.
5. Trong câu Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào?
a) Tinh nghịch (ý đúng).
b) Bướng bỉnh.
c) Dại dột.

Em thay từ nghịch ngợm bằng từ tinh nghịch

Tiết 9
BÀI LUYỆN TẬP
A. Nghe - viết:
Nhớ bé ngoan.
- Đọc bài thơ Nhớ bé ngoan hiểu nội dung bài viết: Tình cảm nhớ con của bố trong những ngày đi xa.
- Chú ý viết đúng các tiếng khó: tay xinh, bặm môi, miệt mài, tập vẽ, ngủ,... Viết hoa các chữ đầu dòng thơ.
- Biết trình bày đúng, sạch, đẹp một bài thơ lục bát.
Tập làm văn
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em.
Bài tham khảo:

Bà ngoại là người rất yêu em. Hàng năm, em thường về Vĩnh Long thăm ngoại. Mỗi khi em về, ngoại mừng lắm, ngoại thường xoa đầu và khen em chóng lớn. Ngoại thường để dành cho em những của ngon vật lạ, đặc biệt em rất thích ăn bưởi. Mặc dù mùa bưởi đã qua, nhưng bao giờ ngoại cũng để lại những quả to và nặng cho em. Ngoại lấy vôi bôi vào đầu núm bưởi và đế dưới gầm chạn. Ngoại nói làm như vậy mới để được lâu.

Những ngày ở với ngoại, ngoại thường kể chuyện và đọc thơ cho em nghe. Lời nói ấm áp của ngoại như đưa em trở lại thế giới xa xưa của các câu chuyện cổ tích. Em rất yêu ngoại, em mong sao ngoại mạnh khỏe sống lâu trăm tuổi với con cháu.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây