© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 7

Thứ năm - 10/08/2017 05:00
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 7, chủ điểm: Cộng đồng.

Tập đọc: Trận bóng dưới lòng đường
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, lảo đảo, khuỵu xuống, xịch tới... Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật (bác đứng tuổi, Quang).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua. Hiểu nội dung bài: Phải tôn trọng luật lệ giao thông, không được chơi bóng dưới lòng đường.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Trận bóng dưới lòng dường chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Các bạn nam chơi bóng ở dưới lòng đường suýt nữa tông phải một người đi xe, cả bọn sợ chạy tán loạn.
- Đoạn 2: Các bạn vẫn tiếp tục chơi, quá bóng đập vào đầu một cụ già, cả đám lại hoảng sợ bỏ chạy.
- Đoạn 3: Ông cụ bị thương lại chính là ông nội của Quang, một cầu thủ trong đội chơi bóng dưới lòng đường.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng nhanh, dồn dập thể hiện nhịp độ của trận đấu, riêng ở đoạn 3 nhịp độ chậm thể hiện hậu quả tai hại của việc chơi bóng dưới lòng đường. Ví dụ:
Trận đấu vừa bắt đầu/ thì Quang cướp được bóng. // Quang bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ./Vũ dẫn bóng lên.// Bốn,/ năm cầu thủ đội bạn lao đến. Vũ ngần ngừ giây lát.// Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn di,/ Vũ chuyền bóng cho Long.// Long như chỉ đợi có vậy, / dốc bóng nhanh về phía trước.// (giọng đọc nhanh) Quang sợ tái cả người. // Bỗng/ cậu thấy cái lưng còng của ông cụ/ sao giống lưng ông nội thể. // Cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô./ vừa mếu máo://
- Ông ơi... / cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.//

(giọng đọc chậm, câu cuối đọc ngắt quãng thể hiện sự ân hận).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các bạn nhỏ chơi đá bóng ở đâu?

Các bạn nhỏ chơi đá bóng dưới lòng đường.
2. Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
Trận bóng phải tạm dừng lần đầu vì Long muốn dốc bóng nhanh về phía khung thành của đối phương nên chút nữa cậu đã tông phải xe gắn máy. Bác lái xe nổi nóng, cả bọn sợ chạy tán loạn.
3. Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
Trận bóng phải dừng hẳn khi Quang sút rất mạnh quả bóng đi chệch vỉa hè và đập vào đầu một cụ già qua đường làm cụ lảo đảo ôm đầu và khuỵu xuống. Thấy vậy đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
4. Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
Quang rất ân hận trước tai nạn mình gây ra, Quang đứng nấp sau gốc cây, lén nhìn sang, sợ tái cả người, vừa chạy vừa mếu máo:
- Ông ơi... cụ ơi... Cháu xin lỗi cụ.
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- Chơi bóng dưới lề đường rất nguy hiểm cho tính mạng của người qua đường, thậm chí cho cả chính mình (vì mải chơi không để ý xe cộ qua lại).
- Lòng đường không phải là chỗ chơi đá bóng
- Tôn trọng trật tự nơi công cộng.

Kể chuyện: Trận bóng dưới lòng đường
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một nhân vật kề lại câu chuyện này. ,
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung
Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng dường theo lời của nhân vật.

Hướng dẫn kể theo lời của Quang.
- Đoạn 1.
Trận đấu bóng vừa mới bắt đầu thì tôi cướp được bóng, tôi bấm nhẹ bóng sang cánh phải cho Vũ, Vũ hăng hái dẫn bóng lên. Trong khi đó bốn năm cầu thủ đội bạn lao đến. Chợt nhận ra cánh trái trống hẳn, Vũ chuyền bóng cho Long. Long chỉ chờ có vậy, dốc bóng về khung thành đối phương. Bồng một tiếng "kít... ít" làm cậu sững lại, chỉ một tí nữa thôi là cậu đã tông phải xe gắn máy. Bác lái xe nổi nóng làm cả bọn chúng tôi hoảng sợ chạy tán loạn.
- Đoạn 2.
Nhưng chỉ một lát, bọn tôi lại rủ nhau xuống lòng đường và lần này, tôi quyết chơi bóng bổng, chỉ còn cách khung thành năm mét, tôi co chân sút rất mạnh, quả bóng vút lên đi chệch lên vỉa hè và đập vào đầu một cụ già làm cụ lảo đảo ngã khuỵu xuống. Một bác đứng tuổi đi qua chạy đến đỡ cụ. Bác quát to: "Đây là chỗ chơi bóng đây à"? Đám chúng tôi một lần nữa hoảng sự bỏ chạy.
- Đoạn 3.
Nấp sau gốc cây, tôi lén nhìn sang. Một chiếc xích lô xịch tới, bác đứng tuổi vừa dìu ông cụ lên xe vừa bực bội nói: "Thật là quá quắt". Tôi sợ tái cả người. Bồng tôi nhìn thấy cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội tôi thế. Tôi vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo gọi: "Ông ơi... cụ ơi... Cháu xin lỗi cụ".

Chính tả (Tập chép): Trận bóng dưới lòng đường
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Chép lại chính xác một đoạn trong bài Trận bóng dưới lòng đường.
- Làm đúng các bài tập phân biệt cách viết âm và vần dễ lẫn: tr/ ch; iên/iêng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn tập chép

Đọc lại đoạn chép, hiểu được nội dung: Sự ân hận muộn màng của Quang. Đoạn văn gồm 7 câu. Những chữ phải viết hoa đó là chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng của người (Một, Bác, Thật, Quang, Bỗng, Cậu, Ông). Chú ý viết đúng các tiếng khó: xích lô, quá quắt, bỗng,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Tập chép:
Trận bóng dưới lòng đường (từ Một chiếc xích lô... đến hết). 
2. Điền vào chỗ trống và giải câu đố
a) tr hay ch?

Mình tròn, mũi nhọn
Chẳng phải bò trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn.

Lời giải: cái bút mực.

b) iên hay iêng?
Trên trời có giếng nước trong
Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào.

Lời giải: quả dừa.

3. Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng.

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

q

quy

2

r

e-rờ

3

s

ét-sì

4

t

5

th

tê-hát

6

tr

tê-e-rờ

7

u

u

8

ư

ư

9

v

10

x

ích-xì

11

y

i dài

Tập đọc: Lừa và ngựa
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: lừa, cười ngựa, khẩn khoản, kiệt lực, ngã gục... Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (lừa, ngựa).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: kiệt sức, kiệt lực. Hiểu nội dung câu chuyện: Mọi người phải biết giúp đỡ lẫn nhau trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Lừa và ngựa chia làm hai đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “Tôi không giúp được chị đâu”): Lừa mang nặng bị kiệt sức nhờ ngựa mang đỡ, ngựa từ chối.
- Đoạn 2 (Còn lại): Vì kiệt sức, lừa chết, ngựa phải mang hết đồ đạc, ngựa ân hận vì đã không giúp lừa.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc trôi chảy toàn bài, phân biệt giọng đọc của các nhân vật:
- Lời người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng. Ví dụ:
Người nọ có một con lừa và một con ngựa.// Một hôm, / có việc đi xa,/ ông ta cưỡi ngựa, / còn bao nhiêu đồ đạc/ thì chất lên lưng lừa.//
- Giọng của lừa: mệt mỏi, khẩn khoán van xin. Ví dụ:
Chị ngựa ơi!// Chúng ta là bạn đường.// Chị mang đỡ tôi với, / dù chỉ chút ít thôi cũng được.// Tôi kiệt sức rồi. //
Giọng của ngựa lạnh lùng thờ ơ và có lúc run lên hối hận.
Ví dụ: Thôi, / việc ai người ấy lo.// Tôi không giúp chị được đâu.// (giọng lạnh lùng thờ ơ).
Ôi,/ tôi mới dại dột làm sao!// Tôi đã không muốn giúp lừa dù chỉ chút ít, / nên bây giờ phải mang nặng gấp đôi.// (giọng run lên hối hận).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Lừa khẩn khoản xin ngựa điều gì?

Lừa khẩn khoản xin ngựa mang đỡ giúp lừa, dù chỉ chút ít thôi cũng được.
2. Vì sao ngựa không giúp lừa?
Ngựa không muôn giúp lừa vì ngựa ích kỉ, bởi ngựa nghĩ nếu giúp lừa mình sẽ phải vất vả, mệt nhọc.
3. Câu chuyện kết thúc như thế nào?
Câu chuyện kết thúc: Lừa kiệt sức ngã gục xuống và chết bên vệ đường. Người chủ chất tất cả đồ đạc từ lưng lừa sang lưng ngựa. Ngựa phải chở đồ đạc rất nặng, ngựa ân hận vì đã không giúp lừa.
4. Truyện này muốn nói với em điều gì?
Truyện này muốn nói với em:
- Phải biết giúp bạn trong lúc khó khăn.
- Không nên bỏ mặc bạn lúc khó khăn.
- Giúp bạn là giúp cho chính mình.
- Không giúp bạn có lúc mình phải hối hận...

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
So sánh
A. Mục tiêu bài học

- Hiểu thêm một kiểu so sánh: so sánh sự vật với con người.
- Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

a) Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Hình ảnh so sánh: Trẻ em như búp trên cành.

b) Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh

Hình ảnh so sánh: Ngôi nhà như trẻ nhỏ.

c) Cây pơ mu đầu dốc
Im như người lính canh
Ngựa tuần tra biên giới
Đứng đỉnh đèo hí vang.

Hình ảnh so sánh: Cây pơ mu im như người lính canh.

d) Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng.

Hình ảnh so sánh: như quả ngọt chín rồi.

2. Đọc lại bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường. Tìm các từ ngữ:
a) Chỉ hoạt động choi bóng của các bạn nhỏ: cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, chơi bóng, sút bóng, bắt bóng,...
b) Chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già: hoảng sợ, sợ tái người.

3. Liệt kê những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em.
Tùy theo bài viết, các em tìm ra các từ chỉ hoạt động, trạng thái.

Tập viết: Ôn chữ hoa: h00
A. Mục tiêu bài học 
Củng cố cách viết chữ hoa h02. Viết tên riêng h03 theo chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng. 
B. Hướng dẫn viết
1. Luyện viết chữ hoa

- Chữ hoa có trong bài: h02 7

+ Chữ h04: Gồm 3 nét cong trái nối liền nhau tạo thành hai vòng xoắn, một to, một nhỏ giữa thân chữ.

+ Chữ h05 : viết như chữ h04 6 và thêm dấu mũ (nằm trên đầu h04 6 chữ  lệch về bên trái).

Viết vào vở chữ h04 6 1 dòng; chữ h05 6 1 dòng.
2. Luyện viết từ ứng dụng:
h03 6 là một dân tộc sống chủ yếu ở tỉnh Đăk Lắk và Phú Yên, Khánh Hòa. Giữa chữ h05 6 và chữ hh có dấu gạch nối viết vào vở 2 dòng chữ h03 6.
3. Luyện viết câu ứng dụng: .
h06
- Nội dung của câu tục ngữ: Anh em phải biết yêu thương sống phải hòa thuận đó là niềm hạnh phúc lớn cho gia đình.
- Chú ý giữa hai con chữ h04 6 và m trong chữ h07 không nối liền nét.
- Viết vào vở câu ứng dụng 5 lần.

Tập đọc: Bận
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy bài thơ, phát âm đúng các từ: làm lửa, cấy lúa, bận, vẫy gió, vui nhỏ,...
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ: sông Hồng, vào mùa, đánh thù. Hiểu nội dung bài thơ: Mọi người, mọi vật trong cuộc sống đều bận rộn, đều làm những việc có ích.
B. Tìm hiểu nội dung
1. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, khẩn trương thể hiện sự bận rộn của mọi người. Chú ý cách ngắt giọng:

Trời thu/ bận xanh/
Sông Hồng/ bận chảy/
Cái xe/ bận chạy/
Lịch bận tính ngày/

Còn con /bận
Bận ngủ/ bận chơi/
Bận tập khóc cười/
Bận/ nhìn ánh sáng//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì?

Mọi vật, mọi người xung quanh bé đều rất bận:
Trời thu bận xanh; sồng Hồng bận chảy; xe bận chạy; hoa bận đỏ; cờ bận vẫy gió, chữ bận thành thơ; hạt bận vào mùa; than bận làm lửa; cô bận cấy lúa; chú bận đánh thù, mẹ bận hát ru; bà bận thổi cơm.
2. Bé bận những việc gì?
Bé bận bú, ngủ, bận chơi, bận tập khóc tập cười, bận nhìn ánh sáng.
3. Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui?
Mọi người, mọi vật bận mà vui vì:
- Những công việc đó đều có ích cho con người.
- Những công việc luôn mang lại niềm vui
- Con người phải hoạt động thì mới khỏe mạnh được.

4. Học thuộc lòng bài thơ. (Học sinh tự học)

Chính tả (Nghe - viết): Bận
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Bận. Trình bày đúng, đẹp bài thơ 4 chữ. Ôn luyện vần khó: en/oen. Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ch ; iên/iêng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại hai khổ thơ 2 và 3.
- Bài thơ viết theo thể bốn chữ. Các chừ đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa. Viết lùi vào hai ô tính từ lề vở. Giữa khố thơ 2 và 3 cách một dòng. Chú ý viết các tiếng khó: bận, thổi nấu, vui,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Bận (từ Cô bận cấy lúa... đến hết).
2. Điền vào chỗ trống en hay oen?
nhanh nhn; nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ; hèn nhát.
3. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
a) - trung, chung
trung:
trung thành, trung kiên, trung dũng, trung bình, trung niên, trung hậu, tập trung,...
chung: chung thủy, chung sức, cùng chung, chung lòng, chung sống, chung chăn,...

- trai, chai
trai:
ngọc trai, con trai, trai gái, trai tráng, trai trẻ, trai tài,...
chai: cái chai, chai lọ, chai tay, chai sạn, chai đá,...

- trống, chống
trống:
cái trống, trống trải, trống rỗng, gà trống, trống chầu, trống cơm, trống đồng, trống mái, trống ngực, trống trơn,...
chống: chống chế, chống chọi, chống cự, chống đỡ, chống phá, chống án, chèo chống,...

- kiên, kiêng
kiên:
kiên cường, kiên nhẫn, kiên cố, kiên định, kiên trì, kiên trung,...
kiêng: kiêng cữ, kiêng nể, kiêng sợ, ăn kiêng....

- miến, miếng
miến:
miến gà, thái miến,...
miếng: nước miếng, miếng đất, miếng trầu, miếng ăn,...

- tiến, tiếng
tiến:
tiến lên, tiên tiến, tiến bộ, tiến triển,...
tiếng: tiếng nói, tiếng cười, tiếng kêu, tiếng khóc, nổi tiếng,...

Tập làm văn Nghe - kể: Không nỡ nhìn
Tập tổ chức cuộc họp
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói và nghe: Nghe câu chuyện không nỡ nhìn, nhớ nội dung và kể lại được. Biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Nghe và kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn.

Nội dung câu chuyện:
Không nỡ nhìn
Trên một chuyến xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi cứ lấy hai tay ôm lấy mặt. Một bà cụ ngồi bèn thấy thế bèn hỏi:
- Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?
Anh thanh niên nói nhỏ:
- Không ạ. Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

(Theo Tiếng cười tuổi học trò)

Gợi ý:

a) Anh thanh niên làm gì trên chiếc xe buýt?
Anh ngồi hai tay ôm lấy mặt.

b) Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
Cháu nhức đầu à? Có cần dầu xoa không?

c) Anh trả lời thế nào?
Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

d) Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
- Anh là người ích kỉ không muốn nhường chỗ cho người khác lại giả vờ mình là người lịch sự không nỡ ngồi nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Đã không muốn nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng thì đúng ra anh phải đứng lên nhường chỗ cho họ, trái lại anh vẫn ngồi yên, điều đó chứng tỏ anh là người giả dối.
- Anh là đàn ông còn trẻ mà lại không hiểu một phép lịch sự tối thiểu là phải biết nhường người già, phụ nữ và trẻ nhỏ.
2. Hãy cùng các bạn trong tổ mình tổ chức một cuộc họp.
Theo gợi ý ở sách giáo khoa các em có thể trao đổi về các nội dung:
- Tôn trọng luật đi đường.
- Bảo vệ của công.
- Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Ví dụ:
Cuộc họp bàn bạc về: Giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn

a) Mục đích cuộc họp

Thưa các bạn! Hôm nay chúng ta tổ chức họp bàn về việc giúp dỡ má Năm (mẹ thương binh liệt sĩ).

b) Tình hình

Má Năm là mẹ của một liệt sĩ và một thương binh hạng nặng. Hàng ngày, má phải lo kiếm sống và chăm sóc chú thương binh nên gia đình má gặp rất nhiều khó khăn.

c) Nguyên nhân

Hiện nay má đã già, sức khỏe lại yếu nên mấy mảnh vườn trồng rau của má không ai chăm sóc. Do vậy tôi đề nghị các bạn bàn bạc tìm ra cách giải quyết để giúp đỡ má Năm và chú thương binh (Thắng).

d) Cách giải quyết

Trong tổ trao đổi đi đến thống nhất là vào các buổi chiều và ngày chủ nhật các bạn sẽ đến chăm sóc vườn rau, dọn dẹp nhà cửa, gánh nước, cho lợn ăn giúp má.

e) Kết luận. Phân công.

- Các bạn nam ra vườn tưới cây, bón phân cho cây và gánh nước.

- Các bạn gái: lau chùi bàn ghế, nhà cửa, nấu cơm và cho lợn gà ăn.

Bắt đầu từ chiều mai chúng ta bắt tay vào làm việc.

 

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây