© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 5

Thứ ba - 08/08/2017 07:54
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 5, chủ điểm: Tới trường.

Tập đọc: Người lính dũng cảm
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: hạ lệnh, thủ lĩnh, ngập ngừng, buồn bã... Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: nửa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, nghiêm giọng, quả quyết. Hiểu nội dung câu chuyện: Biết nhận lỗi và sửa lỗi mới là người dũng cảm.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Người lính dũng cảm chia làm bốn đoạn:
- Đoạn 1: Các cậu học trò đang chơi trò đánh trận giả ở vườn trường.
- Đoạn 2: Hàng rào bị đổ làm giập vườn hoa.
- Đoạn 3: Điều mong muốn của thầy giáo.
- Đoạn 4: Sự dũng cảm của chú lính nhỏ.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý giọng đọc của các nhân vật:
- Giọng viên tướng: mạnh, gọn, rõ.
+ Vượt rào, / bắt lấy nó! (to mạnh kéo dài giọng ở từ nó).
+ Chỉ những thằng hèn mới chui. // (giọng bực tức).
- Giọng chú lính nhỏ: rụt rè, bối rối ở phần đầu truyện, giọng quả quyết ở cuối truyện.
+ Chui vào à?// (ngập ngừng, rụt rè).
+ Nhưng! như vậy là hèn. // (giọng quả quyết).
- Giọng thầy giáo: nghiêm khắc, lúc dịu dàng, lúc buồn bã.
+ Hôm qua! em nào phá đổ hàng rào,! làm giập hoa trong vườn trường?// (giọng nghiêm khắc).
+ Thầy mong em nào phạm lỗi! sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa. // (giọng buồn bã).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì? ở đâu?

Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò đánh trận giả ở trong vườn trường.
2. Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
Chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào vì chú sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
3. Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả làm cho hàng rào của vườn trường bị đổ, các bạn ngã đè lên nhau, đè lên luông hoa mười giờ.
4. Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp?
Thầy giáo mong chờ các bạn hãy tự đứng lên nhận khuyết điểm đã làm đổ hàng rào và làm giập hoa trong vườn trường.
5. Ai là “người lính dũng cảm” trong truyện này?
“Người lính dũng cảm” trong truyện này chính là chú lính nhỏ, chú đã dám nhận lỗi và sửa lỗi bằng hành động đi về phía vườn trường.

Kể chuyện: Người lính dũng cảm
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh trong sách giáo khoa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể biết nhận xét, đánh giá được lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Dựa vào các tranh sau (SGK trang 40) kể lại câu chuyện Người lính dũng cảm.
Tham khảo cách kể sau:
* Tranh 1.

Các bạn nhỏ rủ nhau chơi trận giả ở trong vườn trường. Một bạn đóng vai viên tướng ra lệnh:
- Vượt rào, bắt sông nó!
Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám
Trong đám học trò, có một cậu lính bé nhất, nhìn thủ lĩnh ngập ngừng:
- Chui vào à?
Thủ lĩnh nhìn cậu bé tỏ vẻ khinh miệt, cậu nói!
- Chỉ những thằng hèn mới chui.
* Tranh 2.
Thế là cả bọn nhảy lên hàng rào, còn chú lính nhỏ thì chui qua.
Nhưng chú mới chui được nửa thì hàng rào đổ, cả bọn ngã đè lên luống hoa mười giờ và đè lên cả chú. Thấy động, chú chuồn chuồn (là chiếc máy bay) giật mình cất cánh. Cả bọn sợ quá lao ra khỏi vườn.
* Tranh 3.
Sáng hôm sau, vào giờ học, thầy giáo nghiêm nét mặt hỏi:
- Hôm qua em nào phá đổ hàng rào và làm giập hoa trong vườn trường? Cả bọn im lặng ngồi yên, thầy giáo chờ sự can đảm nhận lỗi. Riêng chú lính nhỏ thì run lên, chú sắp phun ra bí mật thì chú bị một bạn nào đó véo cho một cái nhắc chú ngồi im. Thầy giáo thấy không ai đứng lên nhận lỗi cả. Thầy buồn bã nói:
- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.
* Tranh 4.
Hết giờ, chú lính nhỏ đứng đợi viên tướng ở cửa và nói khẽ:
- Ra vườn đi!
Nhưng viên tướng lại khoát tay:
- Về thôi!
Chú lính nhỏ bèn nói:
- Về là hèn.
Và chú quả quyết bước về phía vườn trường. Thấy vậy cả bọn sừng lại nhìn chú. Rồi cả bọn bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

Chính tả (Nghe - viết): Người lính dũng cảm
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Người lính dũng cảm. Phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn n / l; en / eng. Ôn bảng chữ cái và thuộc tên chữ trong bảng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn văn trong bài Người lính dũng cảm, hiểu nội dung đoạn viết: Thấy được chú lính nhỏ là người dũng cảm biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Đoạn viết gồm sáu câu, các chữ cần viết hoa: Viên, về, Nhưng, Nói, Những, Rồi.
- Lời nhân vật viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng. Chú ý các từ khó viết: vườn trường, viền tướng, khoát tay, sững lại,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Người lính dũng cảm (từ Viên tướng khoát tay... đến hết).
2. Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?

Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng
Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua.
b) en hay eng?
- Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

- Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
3. Chép vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

n

en-nờ

2

ng

en-nờ-giê (En giê)

3

ngh

en – nờ - giê hát (en giê hát)

4

nh

en – nờ - hát (en hát)

5

o

o

6

ô

ô

7

ơ

ơ

8

p

9

ph

pê hát


Tập đọc: Mùa thu của em
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy bài thơ, phát âm đúng các từ: rước đèn, xanh, lật trang vở... Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ: cốm, chị hằng. Hiểu nội dung bài thơ: Tình yêu của các bạn nhỏ đối với mùa thu - mùa bắt dầu một năm học mới.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc bài thơ với giọng vui tươi nhẹ nhàng. Chú ý cách ngắt nhịp giữa các dòng thơ và các khổ thơ:
Mùa thu của em/
Lá vàng hoa cúc/
Như nghìn con mắt/
Mở nhìn trời êm.//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Bài thơ tả những màu sắc nào của mùa thu?

Bài thơ tả những màu sắc của mùa thu: Màu vàng của hoa cúc, màu xanh của cốm mới.
2. Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu?
Những hình ảnh gợi ra các hoạt động của học sinh vào mùa thu:
- Rước đèn họp bạn: Đây là hoạt động vui chơi của học sinh trong ngày Tết trung Thu.
- Ngôi trường thân quen; Bạn thầy mong đợi; Lật trang vở mới: Gợi hoạt động đón ngày khai giảng của các bạn học sinh vào mùa thu.
3. Hãy tìm hình ảnh so sánh trong khổ thơ 1.
Hình ảnh so sánh trong khố thơ 1: hoa cúc như nghìn con mắt mở nhìn trời.
4. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu: So sánh
A. Mục tiêu bài học

- Nắm được một kiều so sánh mới: so sánh hơn kém.
- Nắm được các từ có ý nghĩa so sánh hơn kém.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ sau:
a)
Bế cháu ông thủ thỉ:
- Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều,
Cháu là ngày rạng sáng.

b) Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em
Trăng khuya sáng hơn đèn
Ơi ông trăng sáng tỏ.

c) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

Từ ba khổ thơ trên ta có thể lập ra bảng so sánh như sau:

Hình ảnh so sánh

Kiểu so sánh

a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều!

Ôngbuổi trời chiều

Cháungày rạng sáng

hơn kém

ngang bằng

ngang bằng

b) Trăng khuya sáng hơn đèn

hơn kém

c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì con Mẹngọn gió của con suốt đời.

hơn kém

ngang bằng

2. Ghi lại các từ so sánh trong những khổ thơ trên.
Các từ so sánh trong những khổ thơ trên.
a) hơn, là, là         b) hơn                  c) chẳng bằng, là.
3. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Những sự vật được so sánh với nhau:
+ Quả dừa được so sánh với đàn lợn con nằm trên cao.
+ Tàu dừa được so sánh với chiếc lược chải vào mây xanh.
4. Hãy tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
- Quả dừa: như, như là, tựa như là, tựa như, như thế,...
- Tàu dừa: như, là, như là, tựa như, tựa như là,...

Tập viết: Ôn chữ hoa h01 (tiếp theo)
A. Mục tiêu bài học

Củng cố cách viết chữ hoa h02 (ch). Viết tên riêng: h03 bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng.
B. Hướng dẫn cách viết
Luyện viết chữ hoa: Các chữ hoa có trong bài: h04

Chữ h05 : Đầu tiên viết chữ hoa C (chữ h06 viết liền một nét, là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong dưới và cong trải nối liền nhau tạo vòng to ở đầu chữ) sau đó viết chữ h7, chữ h06 4 và chữ h7 không nối liền nét.

Chữ h08: Gồm 3 nét (nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang, nét 2 là nét lượn dọc, nét 3 là nét móc xuôi phải).

Chữ h09: Gồm 3 nét, hai nét lượn từ trái sang phải (một nét từ dưới lên trên, một nét từ trên xuống dưới) và một nét lượn ngang.

Chữ h10: gồm 3 nét. Nét 1 là nét móc ngược phải, nét hai thẳng đứng, nét 3 là nét xiên phải.

Viết vào vở chữ h05 3 1 dòng; chữ h11 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng:
Chu Văn An là một nhà giáo nối tiếng đời Trần được coi là ông tổ của nghề dạy học ở nước ta. Viết vào vở hai dòng.
3. Luyện viết câu ứng dụng:
h00

Đọc và hiểu được câu tục ngữ: Con người phải biết nói nang dịu dàng, lịch sự. Viết câu tục ngữ vào vở hai lần.

Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: lắc đầu, tan học, dõng dạc, mủ sắt, ẩu thế,...
- Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu (dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi dấu chấm than, dấu hai chấm). Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (bác Chữ A, đám đông, Dấu Chấm).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu và biết cách tổ chức một cuộc họp.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Cuộc họp của chữ viết gôm bốn đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “Đi đôi giày da, trên trán lấm tấm mồ hôi”): Bác Chữ A nêu mục đích của cuộc họp lớp để giúp đỡ em Hoàng
- Đoạn 2 (Từ “Có tiếng xì xào đến Trên trán lấm tấm mồ hôi”): Bác Chữ A cắt nghĩa việc Hoàng đánh dấu câu sai.
- Đoạn 3 (Từ “Tiếng cười rộ lên đến Âu thể nhí!”): mọi người nêu nguyên nhân dần đến tình trạng viết sai của Hoàng
- Đoạn 4 (Còn lại): Nêu cách giải quyết và giao việc cho mọi người.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý giọng đọc của các nhân vật:
- Giọng người dẫn chuyện: vui, hóm hỉnh
- Giọng bác Chữ A: to, dõng dạc.
Thưa các bạn!// Hôm nay,! chúng ta họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng;// Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. // Có đoạn văn! em viết thế này:// 'Chú lính bước vào đầu chú.// Đội chiếc mũ sắt dưới chân.// Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.//
- Chú ý ngắt nghỉ hơi đúng đoạn văn đặt sai dấu chấm câu của Hoàng.
- Giọng Dấu Chấm: rõ ràng, rành mạch:
Theo tôi,/ tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu.// Mỏi tay chỗ nào, ỉ cậu ta chấm chỗ ấy,!!
- Giọng đám đông khi kinh ngạc (Thế nghĩa là gì nhỉ?) lúc phàn nàn (Ẩu thế nhỉ!).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi1. Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì?
Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng vì Hoàng không biết sử dụng dấu câu khi nào. Câu văn của Hoàng trục trặc khó hiểu.
2. Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng?
Cuộc họp đã giao trách nhiệm cho Dấu Chấm giúp đỡ bạn Hoàng bằng cách yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần mỗi khi định chấm câu.
3. Tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp.
Diễn biến của cuộc họp.

a) Nêu mục đích cuộc họp

b) Nêu tình hình của lớp

c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

d) Nêu cách giải quyết

e) Giao việc cho mọi người.

Hôm nay chúng ta họp để tim cách giúp đỡ em Hoàng.

Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu. Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú. Đội chiếc mũ sắt dưới chân. Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi”.

Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Từ nay, mỗi khi Hoàng định đặt dấu chấm câu thì phải đọc lại câu văn một lần nữa.

Anh Dấu Chấm được giao trách nhiệm: Yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn trước khi đặt dấu chấm.


Chính tả (Tập chép): Mùa thu của em
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Chép lại chính xác bài thơ Mùa thu của em. Biết cách trình bày bài thơ thể 4 chữ.
- Ôn vần khó oam. Phân biệt từ có âm hoặc vần dễ lẫn: l/n; en/eng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn tập chép

- Đọc lại bài thơ, hiểu được nội dung bài viết: Tình cảm của các bạn nhỏ dối với mùa thu.
- Bài thơ Mùa thu của em gồm 16 dòng thơ, viết hoa các chữ cái đầu dòng và tên riêng chị Hằng và lùi vào hai ô so với lề vở.
- Chú ý viết các từ khó: lá sen, rước đèn, hội rằm, lật trang vở,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Tập chép:
Mùa thu của em (cả bài).
2. Tìm tiếng có vần oam thích hớp với chỗ trống:
a) Sóng vỗ oàm oạp.
b) Mèo ngoạm miếng thịt.
c) Đừng nhai nhồm nhoàm.
3. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:
- Giữ chặt trong lòng bàn tay: nắm.
- Rất nhiều: lắm.
- Gạo dẻo để thổi xôi, làm bánh: nếp.
b) Chứa tiếng có vần en hoặc eng, có nghĩa như sau:
- Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào: kèn.
- Vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu: kẻng.
- Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn: chén.

Tập làm văn: Tổ chức cuộc họp.
A. Mục tiêu bài học

Biết tổ chức một cuộc họp bằng cách xác định được rõ nội dung cuộc họp và theo đúng trình tự diễn biến của cuộc họp.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Dựa theo cách tổ chức cuộc họp mà em đã biết, hãy cùng các bạn tạp tổ chức một cuộc họp tổ.

Gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp:
a) Giúp nhau trong học tập.
b) Chuẩn bị tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20-11.
c) Trang trí lớp học.
d) Giữ vệ sinh chung.
Khi tổ chức cần đảm bảo được trình tự cuộc họp: Nêu mục đích => Nêu tình hình của lớp => Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó => nêu cách giải quyết => giao việc cho mọi người.
Ví dụ: Cuộc họp bàn về Giúp nhau trong học tập.

a) Mục đích cuộc họp

b) Nêu tình hình của lớp.

c) Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.

d) Cách giải quyết

e) Giao việc cho mọi người.

Thưa các bạn! Hôm nay chúng ta tổ chức họp bàn về việc giúp đỡ các bạn học kém ở trong lớp.

Trong học kì I vừa qua chúng ta có một số bạn còn yếu về bộ môn Tiếng Việt và Toán.

Sở dĩ có sự yếu kém như vậy là do các bạn còn lười học, một số bạn mất kiến thức cơ bản, một số bạn ngồi trong lớp còn nói chuyện riêng không chú ý nghe cô giáo giảng bài. Vì vậy, tôi dề nghị các bạn bàn bạc tìm cách giải quyết dể giúp các bạn đó, hy vọng lớp ta cuối năm không có bạn nào xếp vào loại yếu kém.

Từ nay các bạn phải chú ý nghe cô giảng bài, về nhà phải làm bài đầy đủ, không chơi lêu lỏng nữa.

- Bạn Tuấn lớp trưởng sẽ đồn dốc các bạn và kiểm tra bài vở của các bạn trước khi vào lớp.

- Bạn Lan hướng dẫn cho các bạn về bộ môn Tiếng Việt.

- Bạn Hùng sẽ giúp các bạn về bộ môn Toán.

- Bạn Hương sẽ học chung với Bình ở nhà dể kèm thêm bạn vì Bình là người học yếu nhất lớp.

- Bắt dầu từ nay các bạn được phân công cũng như các bạn yếu kém phải đôn đốc chăm chỉ học tập.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây