© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 3

Thứ hai - 07/08/2017 05:47
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 3, chủ điểm: Mái ấm.

Tập đọc: Chiếc áo len
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng các từ khó: lạnh buốt, lất phất, phụng phịu,... Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Biết phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (mẹ, Lan, Tuấn).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của từ: bối rối, thì thào, âu yếm. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Anh em phải biết yêu thương, nhường nhịn, quan tâm đến nhau.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Chiếc áo len chia thành bốn đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu mùa đông giá lạnh đã đến, Lan thấy Hòa có chiếc áo len đẹp, Lan đã mặc thử chiếc áo đó thấy âm, Lan đã nói với mẹ muôn có chiếc áo len như vậy.
- Đoạn 2: Lan dồi mẹ vì ý muốn của em không thực hiện được.
- Đoạn 3: Tuấn nói với mẹ nhường tiền mua chiếc áo của mình cho Lan.
- Đoạn 4: Lan cảm thấy xấu hổ và ân hận về hành động của mình.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ: lạnh buốt, ấm ơi là ấm, bối rối, phụng phịu, thì thào. Chú ý giọng đọc của các nhân vật:
- Giọng Lan nũng nịu, phụng phịu:
Nhưng con/ chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi,//
Giọng Tuấn thì thào, mạnh mẽ, thuyết phục:
- Con khỏe lắm,/ mẹ ạ// Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. / /
Giọng mẹ lúc bôi rối, cảm động, âu yếm:
Cái áo của Hòa đắt bằng tiền/ cả hai cái áo của anh em con đấy.//
Năm nay trời lạnh lắm// không có áo ấm, / con sẽ ốm mất.//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?

Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và rất tiện lợi, áo len màu vàng, có dây kéo ở giữa, có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.
2. Vì sao Lan dỗi mẹ?
Lan dỗi mẹ vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo đắt tiền như vậy.
3. Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
Anh Tuấn đã nói với mẹ dành tiền mua cái áo ấy cho Lan đi, con không cần thêm áo đâu. Con khỏe lắm, chỉ cần mặc thêm nhiều áo cũ bên trong là đủ.
4. Vì sao Lan ân hận?
Lan ân hận vì:
Lan đã làm cho mẹ buồn, bôi rối.
Lan ích kỉ chỉ nghĩ cho bán thân mình.
Cảm động trước lòng tốt của anh và tấm lòng thương yêu của mẹ.
5. Tìm một tên khác cho truyện.
Tên khác cho truyện:     - Mẹ và hai con
                                      - Tấm lòng người anh.


Kể chuyện: Chiếc áo len
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của nhân vật Lan. Biết thay đổi giọng kể, nét mặt cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá và kế tiếp được lời của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Dựa vào các gợi ý dưới dây, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc áo len theo lời của Lan.
Tham khảo cách kể sau:
Đoạn 1: Chiếc áo đẹp

Mùa đông năm nay đến sớm, gió thổi từng cơn buốt lạnh. Hơn một tuần nay, tôi thấy Hòa có một chiếc áo len thật đẹp, áo màu vàng, lại có dây kéo ở giữa và mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Tôi đã được Hòa cho mặc thử ấm ơi là ấm. Tôi hôm đó, tôi đã nói với mẹ muôn có một chiếc áo len như bạn Hòa.
Đoạn 2: Dỗi mẹ
Mẹ tôi bèn nói "Cái áo của Hòa đắt tiền lắm, mẹ đang định để số tiền đó mua cho con và anh Tuấn mỗi người một chiếc".
Tôi phụng phịu nói với mẹ: "Nhưng con chỉ muôn một chiếc áo như thế thôi."
Dỗi mẹ, tôi đi nằm ngay và giả vờ ngủ.
Đoạn 3: Nhường nhịn
Một lúc lâu, tôi thấy anh Tuấn thì thào với mẹ: "Mẹ dành tiền mua áo ấy cho Lan đi con không cần thêm áo đâu".
Tôi nghe thấy giọng mẹ trầm xuống: "Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ôm mất".
Anh Tuấn hăng hái nói to hơn: "Con khỏe lắm mẹ ạ, con chỉ cần mặc thêm nhiều áo cũ bên trong là đủ ấm rồi!"
Giọng mẹ buồn rầu: "Để mẹ nghĩ đã, con đi ngủ đi!"
Đoạn 4: Ân hận
Nằm trong chăn ấm áp, tôi cảm thấy ân hận, tôi muôn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại cảm thấy xấu hồ vì mình đã vờ ngủ. Nằm áp mặt xuống gối, tôi mong cho trời mau sáng để nói với mẹ: "Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo cho cả hai anh em."

Chính tả (Nghe - viết): Chiếc áo len
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác đoạn 4 của bài Chiếc áo len.
- Làm bài tập chính tả: phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn (tr/ch, thanh hỏi/ thanh ngã).
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn 4 bài Chiếc áo len, hiểu nội dung của đoạn: Lan ân hận vì hành động của mình.
- Những chữ trong đoạn phải viết hoa: những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng của người (Nắm, Lan, Em, Áp, Con, Mẹ).
- Tập viết các từ khó: nằm cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi, vờ ngủ...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Chiếc áo len (đoạn 4).
Lời nói của Lan được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép.
2 a) Điền vào chỗ trống ch hay tr?
cuộn tròn, chân thật, chậm trễ
b) Đặt trên chữ in đạm dấu hỏi hay dấu ngàn Giải câu đố.
Vừa dài mà lại vừa vuông
Giúp nhau kẻ chỉ, vạch đường thẳng băng
Lời giải: Là cái thước kẻ
- Tên nghe nặng trịch
Lòng dạ thẳng băng
Vành tai thợ mộc nằm ngang
Anh đi học vẽ, sẵn sàng đi theo
3. Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

g

giê

2

gh

giê hát

3

gi

giê i

4

h

hát

5

i

i

6

k

ca

7

kh

ca hát

8

l

e-lờ

9

m

em-mờ


Tập đọc: Quạt cho bà ngủ
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ khó: lặng, lim dim, chích chòe, vẫy quạt... Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghi hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: thiu thiu. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm thương yêu bà của bạn nhỏ.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc trôi chảy bài thơ với giọng dịu dàng, tình cảm, chú ý cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Ơi/chích choè ơi//
Chim ơi đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi,/
Lặng cho bà ngủ.//

Hoa cam/ hoa khế/
Chín lặng trong vườn,/
Bà mơ tay cháu//
Quạt đầy hương thơm.//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

Bạn nhỏ trong bài thơ đang quạt cho bà ngủ.
2. Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn đều yên lặng: ngấn nắng ngủ thiu thiu trên tường, cốc chén nằm im; hoa cam hoa khế chín lặng trong vườn. Chỉ có chú chích chòe đang hót.
3. Bà mơ thấy gì? Vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?
Bà mơ thấy cháu đang quạt hương thơm tới
Có thể đoán bà mơ như vậy là vì:
+ Bà và cháu rất yêu quí nhau.
+ Cháu đã quạt cho bà trước khi bà ngủ nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt.
+ Trong giấc mơ bà ngủi thấy mùi hương thơm của hoa cam, hoa khế.
4. Học thuộc lòng bài thơ. (Học sinh tự học)

Luyện từ và câu: So sánh - Dấu chấm.
A. Mục tiêu bài học

- Tìm được hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. Nhận biết được từ so sánh.
- Ôn về dấu chấm, điền đúng dấu chấm vào chồ thích hợp trong đoạn văn.
II. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẩn làm bài tập)
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới dây:
a)
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời
Hình ảnh so sánh: mắt hiền với vì sao.
Từ chỉ sự so sánh: tựa.

b) Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm
Hình ảnh so sánh: hoa xao xuyến nở với mây từng chùm.
Từ chỉ sự so sánh: như.

c) Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè
Trời là cái bếp lò nung
Hình ảnh so sánh:Trời (mùa đông) với tủ ướp lạnh.
                             Trời (mùa hè) với bếp lò nung.

Từ chỉ sự so sánh: là, là.

d) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. 
Hình ảnh so sánh: dòng sông với một dường trăng lung linh dát vàng.
Từ chỉ sự so sánh: là.

2. Ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên.
Đó là các từ: tựa, như, là, là, là.
3. Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm thích hợp và viết hoa chữ đầu câu:
Đoạn văn đã đặt dấu chấm thích hợp và viết hoa chừ đầu câu:
Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi dã thấy ông tán dinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phố những sợi to mỏng, ông là niềm tự hào của gia đình tôi.

Tập viết: Ôn chữ hoa h01
A. Mục tiêu bài học

Củng cố lại cách viết chữ hoa h02. Viết tên riêng h03 bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng (tục ngữ) bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Hướng dẫn viết
1. Luyện viết chữ hoa: Các chữ hoa có trong bài: h04

Chữ h05: Được cấu lạo bởi 2 nét: nét móc ngược trải, nét cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

Chữ h06: Được cấu tạo bởi 3 nét: nét 1 kết hợp hai nét cơ bản: cong trái và lượn ngang; nét 2 kết hợp của 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải, nét 3 là nét thẳng đứng (nằm giữa đoạn nối của hai nét khuyết).

Chữ h07: Gồm một nét viết liền là kết hợp của ba nét cơ bản: 2 nét cong trái và một nét lượn ngang.

Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): h03 2

Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nơi có giống cam ngon nối tiếng.

Chú ý khoảng cách giữa chừ B và chữ ô nhỏ hơn khoảng cách viết một chữ cái. Hai chữ B và ô không nối liền nhau. Nét cong trái của chừ a chạm với nét móc phải của chữ H. Viết vào vở chữ Bố Hạ 2 dòng.

3. Luyện viết câu ứng dụng:

h10

Nội dung câu tục ngữ: Khuyên mọi người, trong một nước phải biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Chú ý viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chừ. Viết hoa hai chữ Bầu Tuy. Viết vào vở tập viết câu tục ngữ 2 lần.

Tập đọc: Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
A. Mục tiêu bài học

- Rèn lã năng đọc thành tiêng: Đọc trơn toàn bài, phát âm đúng các từ: bằng lăng, cửa sổ, mảnh,... Phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (bé Thơ).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiếu nghĩa của các từ: bằng lăng, chúc (xuống). Iliếu nội dung câu chuyện: Tình cảm dẹp đẽ và cám dộng mà sẻ non và hoa bằng lăng dành cho bé Thơ.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Chim sẻ và bông hoa bằng lăng chia ra làm bốn đoạn.
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “bé Thơ”): Bé Thơ bị ôm phải nằm viện, bằng lăng đã giữ lại một bông hoa để đợi bé.
- Đoạn 2 (Từ “Sáng hôm ấy” đến “ngỡ là mùa hoa đã qua”): Bé Thơ ở bệnh viện về, bằng lăng đã nơ bông hoa cuối cùng để bé nhìn nhưng cành hoa cao quá bé không nhìn thấy.
- Đoạn 3 (Từ “Sẻ non” đến “lọt vào khuôn cửa sổ”): sẻ non đã đứng lên cành hoa để hoa chúc xuống cho bé Thơ nhìn.
- Đoạn 4 (Còn lại): Sự vui sướng của bé Thơ khi nhìn thấy bông hoa bằng lăng.
I. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc thong thả toàn bài, chú ý giọng đọc của từng đoạn.
- Đoạn 1 và đoạn 2 đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 3 đọc giọng hồi hộp. Đoạn 4 đọc vui, lời bé Thơ như một tiếng reo.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?

Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho bé Thơ.
2. Vì sao bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua?
Bé Thơ nghĩ là mùa hoa đã qua vì bé không nhìn thấy một bông hoa bằng lăng nào cả.
3. Sẻ non đõ làm gì để giúp đỡ hai bạn của mình?
Sẻ non đã giúp đờ hai bạn của mình, nó chắp cánh bay vù vù về phía cành bằng lăng mảnh mai, rồi đáp xuống làm cho cành hoa chao đi chao lại, cố đứng vững để cho cành hoa chúc xuống lọt vào khuôn cửa sổ cho bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng.
4. Mỗi người bạn của bé Thơ có điều gì tốt?
Mỗi người bạn của bé Thơ đều có những điều tốt:
- Bằng lăng muốn dành một bông hoa cho bé Thơ vui.
- Sẻ non mặc dù bay chưa vững nhưng cũng rất dũng cảm đậu xuống cành hoa để giúp đỡ hai bạn (hoa chúc xuống, bé Thơ nhìn thấy).

Chính tả (Tập chép): Chị em
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Tập chép đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch; ăc/ oăc.
B. Tìm hiểu nội dung
1. Hướng dẫn tập chép

- Đọc bài thơ Chị em hiểu nội dung của bài: Ca ngợi người chị chăm chỉ, đảm đang (trải chiếu, buông màn, ru em ngủ, quét sạch thềm, đuổi gà không cho phá vườn rau).
- Biết cách trình bày một bài thơ lục bát: Chữ đầu của dòng 6 chữ viết cách lề vơ 2 ô li. Chữ đầu của dòng 8 chữ viết cách lề vở 1 ô li.
- Những chữ trong bài phải viết hoa: (Chị, Cái, Để, Chổi, Hòn, Đàn, Luống, Mẹ, Nhìn). Tập viết các chữ khó: trải chiếu, lim dim, ngoan...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Tập chép:
Chị em.
2. Điền vào chỗ trống ăc hay oăc?
dọc ngc ngứ; ngoắc tay nhau; dấu ngoặc đơn.
3. Tìm các từ:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch có nghĩa như sau:

- Trái nghĩa với riêng: chung.
- Cùng nghĩa với leo: trèo.
- Vật đựng nước để rửa mặt, rửa tay, rửa rau... : chậu.
b. Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:

- Trái nghĩa với đóng: mở.
- Cùng nghĩa với vỡ: bể.
- Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi: mũi.

Tập làm văn:  Kể về gia đình
Điền vào giấy tờ in sẵn
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen.
- Rèn kĩ năng viết: Biết viết một lá đơn nghỉ học đúng mẫu.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.

Bài tham khảo.
Gia đình tồi gồm có bốn người, bố mẹ, chị Mĩ Hạnh và tôi. Bố tôi là kĩ sư xây dựng. Hàng ngày bố cùng các cô chú công nhân xây dựng những ngôi nhà cao tầng làm cho thành phố trở nên nguy nga, đồ sộ. Còn mẹ là giáng viên của trường đại học Bách Khoa. Sau mỗi giờ lên lớp, mẹ ở nhà giặt giũ, nấu cơm và chăm sóc ba bố con tôi. Chị Mĩ Hạnh hiện đang học lóp sáu trường chuyên Nguyễn Du. Chị học giỏi và hát hay lắm. Gia đình tôi lúc nào cũng hạnh phúc vui vẻ.
2. Dựa theo mẫu dưới đây, hãy viết một lá đơn xin nghỉ học.
Tham khảo cách viết sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO - HẠNH PHÚC
                                                                       
 TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 10 năm 2014

                                   ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3B. Trường Tiểu học Hòa Bình.

Em tên là: Nguyễn Thị Quỳnh Anh Học sinh lớp: 3B
Em làm đơn này xin phép cô cho em được nghi buổi học ngày hôm nay (5 - 10 - 2014).
Lí do nghỉ học: Em bị đau bụng.
Em xin hứa sẽ chép bài đầy đủ và làm bài cẩn thận.
Ý kiến của gia đình học sinh:

Tôi là cha của cháu Quỳnh Anh,                                    Học sinh
cháu bị đau bụng, rất mong
cô giáo cho cháu dược nghỉ học.
                       Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Tôi xin cảm ơn cô
Nguyễn Văn Hùng

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây