© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 2

Thứ bảy - 05/08/2017 05:42
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 2, chủ điểm: Măng non

Tập đọc : Ai có lỗi?
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng các từ khó: Cô-rét-ti, khuỷu tay, nổi giận, vui lòng... Biết nghỉ hơi hợp lí sau dâu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Phân biệt được lời người kể với lời các nhân vật (En-ri-cô; Cô-rét-ti; Bố của En-ri-cô).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Trong cuộc sống phải biết yêu thương, nhường nhịn, nghĩ tốt về bạn và phải biết dũng cảm trước những cử chí không tốt, không phủi với bạn.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Ai có lỗi gồm năm đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu hai người bạn Cô-rét-ti và En-ri-cô, lí do khiến cho En-ri-cô nổi giận.
- Đoạn 2: Sự trả thù của En-ri-cô đối với Cô-rét-ti và thái độ của Cô-rét-ti.
- Đoạn 3: Sự ăn năn hối hận của En-ri-cô.
- Đoạn 4: En-ri-cô và Cô-rét-ti làm lành với nhau.
- Đoạn 5: Lời dạy bảo của cha En-ri-cô.
1. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc thong thả với giọng kể, phân biệt lời người kể với lời các nhân vật:
- Đoạn 1: Giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ: nắn nót, nguệch ra, nổi giận. Câu nói của Cô-rét-ti "Mình không cố ý đâu!" thể hiện sự chân thật.
- Đoạn 2: Giọng đọc nhanh, thể hiện sự bực tức (lời của Cô-rét-ti)
- Đoạn 3: Giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện sự hối hận của En-ri-cô, nhấn giọng ở các từ: lắng xuống, hối hận.
- Đoạn 4: Thể hiện sự đôi thoại của hai nhân vật.
- Đoạn 5: Lời của cha En-ri-cô nghiêm khắc.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?

Hai bạn nhỏ (En-ri-cô và Cô-rét-ti) giận nhau vì Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm cho En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn và để trả thù nên đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang giấy viết của Cô-rét-ti.
2. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
En-ri-cô hối hận muôn xin lỗi Cô-rét-ti vì sau khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô bình tĩnh lại và nghĩ rằng Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình, đồng thời En-ri-cô lại nhìn thấy vai áo của bạn mình sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ lòng dũng cảm.
3. Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
Hai bạn đã làm lành với nhau như sau:
Tan học En-ri-cô thấy Cô-rét-ti theo sau. Tưởng bạn đánh mình, En-ri-cô rút cây thước cầm theo nhưng thấy Cô-rét-ti cười hiền hậu và đề nghị: “Ta lại thân nhau như trước đi!”. Từ thái độ ngạc nhiên đến ngây ra rồi ôm chầm lấy bạn, hai bạn nhỏ đã làm lành với nhau và họ cũng hứa không bao giờ giận nhau nữa.
4. Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
Bố đã trách mắng En-ri-cô, chính con là người có lỗi, đáng lẽ con phải xin lỗi bạn, đằng này lại định giơ thước dọa đánh bạn.
Ở đây ta nhận thấy lời trách mắng của bố đối với En-ri-cô rất nghiêm khắc và rất đúng vì En-ri-cô là người có lỗi nên phải xin lỗi trước, nhưng En-ri-cô không đủ can đảm để nhận lỗi.
5. Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
Theo em, hai bạn nhỏ đều có những điểm đáng khen:
Cô-rét-ti là người biết quí trọng tình bạn, vị tha, đã chủ động làm lành với bạn.
En-ri-cô biết hối hận với việc làm sai trái của mình, có lòng thương bạn khi nhìn thấy vai áo của bạn bị sứt chỉ. Khi bạn làm lành với mình thì cảm động, ôm chầm lấy bạn.

Kể chuyện: Ai có lỗi?
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời của mình. Biết thay đổi nét mặt và giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể biết nhận xét đánh giá và kể tiếp được lời của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Dựa vào các tranh sau (SGK trang 14) kể lại từng đoạn câu chuyện Ai có lỗi? bằng lời của em.

Tham khảo cách kể sau:
+ Tranh 1.

Trong lớp, En-ri-cô và Cô-rét-ti ngồi cạnh nhau. Một lần, En-ri-cô đang viết, chẳng may do vô tình Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay của En-ri-cô làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu khiến En-ri-cỏ nổi giận.
+ Tranh 2.
Để trả thù bạn, En-ri-cô đã cố tình đẩy bạn làm hỏng hết trang giấy viết của Cô-rét-ti. Cô-rét-ti giận đỏ cả mặt và giơ tay dọa En-ri-cô và nói: "Cậu cố ý đấy nhé!"
Thấy thầy giáo nhìn mình, cậu hạ tay xuống nhưng lại nói thêm: "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng".
+ Tranh 3.
Sau khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy hối hận và nghĩ rằng chắc Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Rồi cậu nhìn vào vai áo của Cô-rét-ti thấy sứt chỉ và cậu nghĩ chắc Cô-rét-ti đã vác củi giúp mẹ, cậu cảm thấy muốn xin lỗi nhưng không đủ lòng dũng cảm.
+ Tranh 4.
Tan học Cô-rét-ti đi theo En-ri-cô. Để đề phòng, En-ri-cô cầm theo cây thước kẻ. Thấy Cô-rét-ti đi tới cậu ta giơ thước kẻ lên thì Cô-rét-ti cười hiền hậu nói:
- Ta lại thân nhau như trước đi!
Cậu ngạc nhiên ngây ra một lúc rồi ôm chầm lấy hạn. Cùng lúc đó Cô-rét-ti nói:
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa phải không En-ri-cô? Cậu vội vàng trả lời:
- Không bao giờ! không bao giờ!
+ Tranh 5.
Về nhà cậu bé kể chuyện cho bô nghe, bố nghiêm khắc nói với cậu:
- Đáng lẽ con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn.

Chính tả (Nghe-viết): Ai có lỗi?
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết chính xác đoạn 3 của bài Ai có lỗi. Chú ý viết đúng tên riêng nước ngoài.
- Tìm các từ ngữ chứa tiếng có vần uêch, uyu phân biệt s/ x; ăn/ ăng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn 3 bài Ai có lỗi, hiểu nội dung của đoạn viết: En-ri-cô bình tĩnh lại, cảm thấy hối hận, rồi nhìn thấy vai áo của bạn bị sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
- Chú ý viết đúng tên riêng Cô-rét-ti; viết đúng các từ khó: khuỷu tay, sứt chi, vác củi,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Ai có lỗi? (đoạn 3).
- Tên riêng trong bài chính tả: Cô-rét-ti.
- Tên riêng đó được viết hoa chữ cái đầu tiên và có dấu gạch ngang nối giữa các tiếng.
2. Tìm các từ ngữ chứa tiếng:
a) Có vần uêch:
khuếch khoác, tuệch toạc, rỗng tuếch, nguệch ngoạc, trống huếch trống hoác....
b) Có vần uyu: khuỷu tay, khuỷu chân, khúc khuỷu, ngã khuỵu,...
3. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
a) - (xấu, sấu):
cây sấu; chữ xấu
- (sẻ, xẻ): san sẻ; xẻ gỗ
- (sắn, xắn): xắn tay áo; củ sắn
b) - (căn, căng): kiêu căng; cân dặn
- (nhằn, nhằng): nhọc nhằn; lằng nhằng
- (vắn, vắng): vắng mặt; vắn tắt.

Tập đọc: Khi mẹ vắng nhà
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ khó: luộc khoai, nắng cháy, giã gạo, quét cổng, trắng tinh, quang vườn,... Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: buổi, quang. Hiểu nội dung bài thơ: Tình cảm yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài thơ Khi mẹ vắng nhà gồm hai khổ thơ:
- Khổ thơ 1 (Từ đầu đến “em quét sân và quét cổng”). Khi mẹ đi vắng bạn nhỏ đã làm nhiều công việc để giúp mẹ (luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ, quét sân, quét cổng).
- Khổ thơ 2 (Còn lại): Khi mẹ về mọi việc ở nhà đã hoàn tất, nhưng cậu bé vẫn cảm thấy chưa ngoan vì mẹ vẫn còn phải khó nhọc, vất vả.
I. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc trôi chảy bài thơ với giọng vui tươi, tình cảm thể hiện tấm lòng của con đối với mẹ. Chú ý nghỉ hơi sau dấu phẩy, cuối mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Chú ý đọc đúng câu:
Mẹ bảo em:// Dạo này ngoan thế! //
Không,/ mẹ ơi!// con đã ngoan đâu!//

Chú ý nhấn mạnh vào các từ: Vắng nhà, luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân quét cổng,...
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ làm những việc gì đỡ mẹ?

Bạn nhỏ làm những việc đờ mẹ như luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ trong vườn, quét sân và quét cổng.
2. Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?
Kết quả công việc của bạn nhỏ rất tốt, khi mẹ về mọi công việc trong gia đình đã làm xong tươm tất, khoai đã chín, gạo trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ đã quang vườn, cổng nhà sạch sẽ.
3. Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
Bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ vì bạn nhỏ tự thấy mình chưa ngoan, chưa giúp mẹ được nhiều hơn, mẹ vẫn khó nhọc ngày đêm: áo mẹ mưa bạc màu, đầu mẹ nắng cháy tóc.
4. Em thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?
- Em thấy bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan vì bạn đã làm được những công việc trong gia đình để giúp đỡ mẹ, điều đó chứng tỏ bạn rất yêu mẹ của mình.
- Bạn nhỏ trong bài thơ tự cho là mình chưa ngoan vì bạn vẫn cảm thấy mẹ vất vả khó nhọc trong công việc đồng áng mà công việc này thì bạn chưa làm được vì còn nhỏ.
5. Học thuộc lòng bài thơ. (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu:  Mở rộng vốn từ: Thiều nhi
Ôn tập câu: Ai là gì?
Mục tiêu bài học

- Mở rộng vôn từ về trẻ em.
- Ôn tập hiểu câu Ai (cái gì, con gì)?/ Là gì?
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Tìm các từ:
a) Chỉ trẻ em:
thiếu nhi, nhi đồng, trẻ con, trẻ em, trẻ nhỏ,...
b) Chỉ tính nết của trẻ em: ngoan ngoãn, vâng lời, lề phép, thật thà, chăm chỉ, siêng năng, cần cù, ngây thơ, dễ thương,...
c) Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em: thương yêu, dạy bảo, chăm sóc, quan tâm, chăm chút, lo lắng,...
2. Tìm các bộ phận của câu:
- Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”
- Trả lời câu hỏi “Là gì?”

Bộ phận trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?

Bộ phận trả lời câu hỏi: Là gì?

a) Thiếu nhi

là măng non của đất nước.

b) Chúng em

là học sinh tiểu học.

c) Chích bông

là bạn của trẻ em.

3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
a) Cây tre
là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam.
Đặt câu hỏi: Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
b) Thiếu nhi
là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc.
Đặt câu hỏi: Ai là những chủ nhân tương lai của Tổ quốc?
c)
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là tổ chức tập hợp và rèn luyện thiếu niên Việt Nam.
Đặt câu hỏi: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì?

Tập viết: Ôn chữ hoa: h01

A. Mục tiêu bài học

Củng cố lại cách viết chữ h02 (đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định). Viết tên riêng câu h03 1 bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng.

B. Hướng dẫn viết
1. Luyện viết chữ hoa:
Các chữ hoa có trong bài: h04

Chữ h05 : gồm 4 nét, ba nét đầu viết giống chữ A, nét 4 là một dấu phụ (giống chiếc nón).

Chữ h06: gồm 4 nét, ba nét đầu giống chữ A, nét 4 là một dấu phụ (giống vầng trăng khuyết, hướng lên trên).

Chữ h07 : gồm 3 nét; cong trái, lượn đứng và lượn ngang nối liền nhau tạo một vòng xoắn (nét thắt) to ở đầu chữ (gần giống phần đầu các chữ cái viết hoa h08) và vòng xoắn (nét thắt) nhỏ ở chân chữ (giống chân chữ cái viết hoa h09).
2. Hướng dẫn viết từ ứng dụng (tên riêng):
- Âu Lạc là tên nước ta thời cổ (thời vua An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa).
- Khi viết cả chữ Âu và Lạc đều viết hoa. Điểm cuối của chữ Â nối liền với điểm bắt đầu của chữ U. Nét cong trái của chữ a chạm vào điểm cuối của chữ L.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:

h10
Hiểu câu tục ngữ: Phải nhớ ơn những người đã giúp mình, những người đã làm ra của cải vật chất. Viết câu tục ngữ vào vở tập viết 2 lần.

Tập đọc: Cô giáo tí hon
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy cả bài, phát âm đúng các từ khó: nón, khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính,...
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính. Hiểu nội dung bài: Tả một lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi thể hiện ước muốn được trở thành cô giáo của các bạn nhỏ.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài Cô giáo tí hon gồm hai đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “cười chào cô”): Giới thiệu bé làm cô giáo.
- Đoạn 2 (Đoạn còn lại): Lớp học ngộ nghĩnh của mấy bạn nhỏ.
1. Hướng dẫn luyện đọc
- Giọng đọc thong thả, vui, nhẹ nhàng. Chú ý đọc đúng các câu:
kẹp tóc, / thả ống quần xuống, / lấy cái nón của má đội lên đầu. // Nó cố bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo / khi cô bước vào lớp. // Mấy đứa, nhỏ làm y hệt đám học trò, / đứng cả dậy, / khúc khích cười chào cô. //
Phát âm đúng các từ: khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính,...
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì?

Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi dạy học (Bé đóng vai cô giáo, thằng Hiển, cái Anh, cái Thanh đóng vai học trò).
2. Những cử chỉ nào của "cô giáo" Bé làm em thích thú?
Những cử chỉ của cô "giáo" Bé làm em thích thú:
- Bé làm ra vẻ người lớn: kẹp lại tóc, thả ống quần xuống, lấy cái nón của má đội lên đầu.
- Bé bắt chước cô giáo vào lớp: dáng đi khoan thai, treo nón, mặt tỉnh khô, đưa mắt nhìn đám học trò.
- Cử chỉ của bé khi dạy học: bẻ nhánh trâm bầu làm thước, tay nhịp nhịp trên tấm bảng, đánh vần từng tiếng.
3. Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám "học trò".
Những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám học trò:
- Giống như đám học trò thật: đứng dậy, khúc khích cười chào cô; ríu rít đánh vần theo.
- Cả 3 đứa mỗi người một vẻ:
+ Thằng Hiển: ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn.
+ Cái Anh: má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ củng giành phần đọc trước.
+ Cái Thanh: ngồi cao hơn, mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai (mân mê: sờ nhẹ và lâu, có vẻ trìu mến).

Chính tả (Nghe – viết): Cô giáo tí hon
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Cô giáo tí hon.
- Phân biệt được: s/x; ăn/ăng, tìm đúng tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc vần ăn /ăng.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn văn, hiểu nội dung đoạn viết: Bé bắt chước dáng của cô giáo khi cô bước vào lớp.
- Đoạn viết gồm 5 câu, các chữ đầu câu phải viết hoa: Bé, Mấy, Làm, Nó, Đàn và viết hoa tên riêng Bé.
- Viết đúng các từ khó: tỉnh khô, thước, đánh vần,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Cô giáo tí hon (từ Bé treo nón... đến đánh vần theo).
Tên riêng trong bài chính tả: Bé.
2. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
a) - xét
: xét duyệt, xem xét, xét hỏi, xét xử, xét duyệt,...
sét: đất sét, thần sét, sấm sét, sét đánh,...
- xào: xào nấu, xào xáo, xào xạc, rau xào,...
sào: cây sào, một sào đất, sào huyệt,...
- xinh: xinh đẹp, xinh xinh, xinh xắn, xinh tươi,...
sinh: sinh nhật, sinh nở, ngày sinh, sinh sống, sinh hoạt lớp,...
b) - gắn: hàn gắn, gắn bó, keo gắn, gắn hết,...
gắng: gắng sức, gắng công, cố gắng, gắng lên, gắng gượng,...
- nặn: nhào nặn, nặn tượng, nặn óc,...
nặng: cân nặng, vác nặng, nặng nề, nặng nhọc, nặng kí,...
- khăn: khăn quàng, khản tay, khó khăn,...
khăng: khăng khít, khăng khăng, chơi khăng,...

Tập làm văn: Viết đơn
A. Mục tiêu bài học
Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)

Tham khảo cách viết đơn sau:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIẾN PHONG Hồ CHÍ MINH

                                                    TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2014

                                  ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi:     - Ban phụ trách Đội Trường Tiểu học Hòa Bình
                   - Ban chỉ huy Liên đội

Em tên là: Hồ Thị Vân Anh Sinh ngày 29 tháng 8 năm 2007.
Học sinh lớp 3A Trường tiểu học Hòa Bình.
Sau khi được học Điều lệ và tìm hiểu về Đội, em thấy Đội Thiếu niên Tiền phong là một tô chức tốt nhất giúp em rèn luyện, học tập và phấn đấu trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có ích cho Tổ quốc. Em rất thích trên vai của mình được đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm. Em làm đơn này xin vào Đội và xin hứa:
- Sẽ tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
- Thực hiện tốt 5 diều Bác Hồ dạy.

                                                                               Người làm đơn
                                                                                Hồ Thị Vân Anh

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây