© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 6

Thứ tư - 09/08/2017 04:58
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 6, chủ điểm: Tới trường.

Tập đọc Bài tập làm văn
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: làm văn, loay hoay, rửa hát đĩa, luôn luôn, vất vả,... Biết đọc phân biệt lời nhân vật "tôi" với lời mẹ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn,... Hiểu nội dung câu chuyện: Lời nói phải đi đôi với việc làm.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Bài tập làm văn chia làm bốn đoạn:
- Đoạn 1: Cô giáo ra đề văn “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”.
- Đoạn 2: Cô-li-a cảm thấy khó viết bài tập làm văn này vì mọi việc trong nhà mẹ cậu đều làm cả.
- Đoạn 3: Bài văn của cậu được cô giáo đọc cho cả lớp nghe.
- Đoạn 4: Cô-li-a đã thực hiện được điều: Lời nói phải đi đôi với việc làm.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc diễn cảm toàn bài chú ý giọng đọc của các nhân vật:
- Giọng nhân vật “tôi” đọc hồn nhiên, tâm sự nhẹ nhàng.
Nhưng chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này?// Tôi nhìn xung quanh,/ mọi người vẫn viết.//Lạ thật, / các bạn viết gì mà nhiều thế?// Tôi cố nhớ lại, / rồi viết tiếp.
Giọng mẹ dịu dàng.
- Cô-li-a này!// Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?

Cô giáo ra cho lớp đề văn: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
2. Vì sao cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
Cô-li-a cảm thấy khó viết bài tập làm văn vì ở nhà cậu chẳng phải làm gì, mọi việc trong nhà đều do mẹ cậu làm hết.
3. Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để viết dài ra?
Để bài viết của mình dài ra, Cô-li-a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình mới làm cả những việc mà chưa bao giờ cậu làm như giặt áo lót, áo sơ mi, giặt bít tất... Nhưng cuối cùng Cô-li-a cũng nghĩ ra được một điều: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”. Với bài viết của mình, cậu đã được cô giáo khen và đọc bài văn của cậu trước lớp.
4. Vì sao khi mẹ báo Cô-li-a đi giặt quần áo?
a)
Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên?
Mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đau cậu ngạc nhiên vì chưa bao giờ cậu giặt quần áo và đây là lần đầu mẹ bảo cậu làm việc này.
b) Sau đó, bạn vui vẻ làm theo lời mẹ?
Nhưng sau đó, bạn vui vẻ làm theo lời mẹ vì Cô-li-a nhớ ra đó chính là những việc mà bạn đã viết ở trong bài tập làm văn của mình.

Kể chuyện: Bài tập làm văn
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Kể được một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
1. Sắp xếp lại các tranh sau (SGK trang 47) theo đúng thứ tự câu chuyện Bài tập làm văn.

Các tranh dược sắp xếp theo thứ tự đúng là: 3 - 4 - 2 - 1.
* Tranh 1 (là tranh 3 ở sách giáo khoa).

Trong giờ tập làm văn viết, cô giáo ra cho lớp một đề: “Em đã làm gì đế giúp đỡ mẹ”. Cả lớp chăm chú làm, riêng Cô-li-a loay hoay mãi vì từ trước đến nay, cậu chưa phải làm một việc gì kể cả giặt quần áo của mình.
* Tranh 2 (là tranh 4 ở sách giáo khoa).
Thấy các bạn trong lớp viết lia lịa, cậu cô nhớ lại những việc mẹ đã làm rồi viết vào bài văn của mình: “Đôi khi em giặt khăn mùi soa, còn giặt cả bít tất”.
* Tranh 3 (là tranh 2 ở sách giáo khoa).
Cậu cô nghĩ và viết thèm: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần”. Cuối cùng cậu kết luận: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả”. Với bài viết của mình, cậu đã được cô giáo khen và đọc bài văn của cậu trước lớp.
* Tranh 4 (là tranh 1 ở sách giáo khoa).
Mấy hôm sau, vào sáng chủ nhật, mẹ cậu bảo: “Hôm nay, con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé!”.
Lúc đầu cậu cảm thấy rất ngạc nhiên vì chưa bao giờ mẹ bảo cậu làm việc này, nhưng sau đó cậu chợt hiếu ra và vui vẻ nhận lời bởi vì đó chính là những việc mà cậu đã viết ở trong bài tập làm văn.
2. Kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em.
Tùy theo ý thích của các em hãy chọn cho mình một đoạn và kể theo lời của mình, theo cách vừa kể ở trên.

Chính tả (Nghe - viết):  Bài tập làm văn
A. Mục tiêu bài học

- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyện Bài tập làm văn.
- Làm đúng bài tập phân biệt các âm đầu và thanh dễ lẫn: s/ x, dấu hỏi/ dấu ngã.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết:

Đọc đoạn văn, tóm tắt bài Bài tập làm văn, hiểu nội dung đoạn viết: Cô-li-a phải viết bài tập làm văn kể về những việc đã giúp mẹ. Cậu lúng túng nên đã viết những việc mà mẹ cậu đã làm, nhưng rồi cuối cùng chính cậu củng làm được những việc đó.
Chú ý viết hoa tên riêng nước ngoài: Cô-li-a và viết hoa các chữ: Một, Bạn, Mấy, Lúc. Viết đúng các từ khó: viết bài, lúng túng, giặt, ngạc nhiên, vui vẻ,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Bài tập làm văn.
2. Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
a) (kheo, khoeo): khoeo chân
b) (khẻo, khoẻo): người lẻo khoẻo
c) (nghéo, ngoéo): ngoéo tay.
3. a) Điền vào chỗ trống s hay x?
Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời.
b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?
Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ
Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển
Xanh trời, xanh của những ước mơ.

Tập đọc: Ngày khai trường
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng các từ: hớn hở, nắng mới, gióng giả, khăn quàng,...
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ: tay bắt mặt mừng, gióng giả. Hiểu nội dung bài thơ: Niềm vui sướng của học sinh trong ngày khai trường.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

- Đọc bài thơ với giọng vui tươi để diễn tả niềm hân hoan vui sướng của các bạn học sinh 'trong ngày khai trường.
- Ngắt nghỉ đúng nhịp các dòng thơ.

Sáng đầu thu trong xanh/
Em mặc quần áo mới/
Đi đón ngày khai trường/
Vui như là đi hội, //

Gặp bạn, /cười hớn hở/
Đứa/ tay bắt mặt mừng/
Đứa/ ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng. //
 

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Ngày khai trường có gì vui?

Ngày khai trường rất vui vì các bạn học sinh được mặc quần áo mới, được gặp lại bạn bè, thầy cô giáo, được đến trường, thấy lá cờ đỏ, nghe được tiếng trống trường.
2. Ngày khai trường có gì mới lạ?
Những điều mới lạ trong ngày khai trường: Ngày khai trường vui như hội, bạn bè như lớn lên, thầy cô giáo như trẻ lại, trời thu trong xanh, khăn quàng đỏ thắm trên vai, sân trường vàng nắng mới, lá cờ bay như reo vui,...
3. Tiếng trống khai trường muốn nói điều gì với em?
Tiếng trống khai trường như muôn nói với em: "Năm học mới đến rồi bạn hãy cố gắng lên nhé!" hoặc "chúc bạn một năm học mới mọi điều đều tốt đẹp".
4. Học thuộc lòng bài thơ. (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Trường học
Dấu phẩy
A. Mục tiêu bài học

- Mở rộng vốn từ về Trường học.
- Ôn tập về dấu phẩy.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Giải ô chữ. Biết rằng các từ ở cột được in màu có nghĩa là Buổi lể mở đầu năm học mới.

- Dòng 1: Được lên lớp trên (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L). - LÊN LỚP
- Dòng 2: Đi thành hàng ngũ diễu qua lễ đài hoặc đường phô để biểu dương sức mạnh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ D) - DIỄU HÀNH
- Dòng 3: Sách dùng để học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ S). - SÁCH GIÁO KHOA
- Dòng 4: Lịch học trong nhà trường (gồm 3 tiếng, bắt đầu bằng chữ T). - THỜI KHÓA BIỂU
- Dòng 5: Những người thường được gọi là phụ huynh học sinh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C). - CHA MẸ
- Dòng 6: Nghỉ giữa buổi học (gồm 2 tiêng, bắt đầu bằng chữ R). - RA CHƠI
- Dòng 7: Học trên mức khá (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ H). - HỌC GIỎI
- Dòng 8: Có thói xấu này thì không thể học giỏi (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ L). - LƯỜI HỌC
- Dòng 9: Thầy cô nói cho học sinh hiểu bài (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ G). - GIẢNG BÀI
- Dòng 10: Hiểu nhanh, tiếp thu nhanh, xử trí nhanh (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ T). - THÔNG MINH
- Dòng 11: Người phụ nữ dạy học (gồm 2 tiếng, bắt đầu bằng chữ C). - CÔ GIÁO

Lời giải ô chữ:

       h00                              

Từ mới, xuất hiện ở cột in màu: LỄ KHAI GIẢNG
2. Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp.
a)
Ông em, bố em và chú em đều là thợ mỏ.
b) Các bạn mới được kết nạp vào Đội đều là con ngoan, trò giỏi.
c) Nhiệm vụ của đội viên là thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, tuân theo Điều lệ Đội và giữ gìn danh dự Đội.
Tập viết: Ôn chữ hoa: h01
A. Mục tiêu bài học

Củng cố cách viết chữ hoa h02. Viết tên riêng Kim Đồng.
Viết câu ứng dụng: Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
B. Hướng dẫn viết
1. Luyện viết chữ hoa:
Chữ hoa có trong bài: h03

+ Chữ h04: Được viết bởi 3 nét:2 đầu ( 2) như chữ I (gồm 2 nét: nét 1 kết hợp của hai nét cơ bản, cong trái và lượn ngang. Nét 2 móc ngược trái, phần cuối lượn vào trong), nét 3 được kết hợp của hai nét cơ bản: móc cuối trái và móc ngược phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ (nét thắt) ở giữa thân chữ.

+ Chữ h05: Được viết liền mạch từ 2 nét cơ bản: nét lượn đứng và nét cong phải nối liền nhau tạo một nét thắt nhỏ ở chân chữ.

+ Chữ h06: Được cấu tạo như chữ D (gồm hai nét lượn đứng và cong phải) thêm một nét ngang ngắn.

Viết vào vở chữ h05; 1 dòng; chữ h07 : 1 dòng.
2. Luyện viết từ ứng dụng:
- Đọc từ ứng dụng Kim Đồng, hiểu tên riêng: Kim Đồng là một trong những đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền Phong. Tên thật của anh là Nông Văn Dền, quê ở xã Nà Mạ, huyện Hà Quang, tỉnh Cao Bằng, anh hy sinh năm 1943, lúc 15 tuổi.
- Khi viết chữ Kim Đồng cần chú ý: chữ h04 5 nối liền nét với chữ i trong chữ hhh. Chữ h06 5 không nối liền nét với chữ ô trong chữ h08.
- Viết vào vở 2 dòng chữ Kim Đồng .

3. Luyện viết câu ứng dụng:
h10
Hiểu câu tục ngữ: Con người phải chăm chỉ mới khôn ngoan, trưởng thành. Viết câu tục ngữ vào vở ba lần.
Tập đọc: Nhớ lại buổi đầu đi học
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy bài văn, phát âm đúng ở các từ: náo nức, kỉ niệm, mơn man, nảy nở, bỡ ngỡ,...
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: náo nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng,... Hiểu nội dung của bài: Tác giả Thanh Tịnh hồi tưởng lại buổi đầu tiên tới trường.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Nhớ lại buổi đầu đi học chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “bầu trời quang đãng”)- Mùa thu đến gợi lại cho tác giả kỉ niệm của buổi tựu trường.
- Đoạn 2 (Từ “Buổi mai hôm ấy” đến “hôm nay tôi đi học”): Tác giả hồi tưởng lại trong buổi đến trường đầu tiên dường như cảnh vật có sự thay đổi.
- Đoạn 3 (Từ “Cũng như tôi” đến hết): Tâm trạng bỡ ngờ của những đứa trẻ khi lần đầu đến trường.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng hồi tương nhẹ nhàng, tình cảm. Chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Ví dụ:

- Hàng năm,/cứ vào cuối thu, / lá ngoài đường rụng nhiều, / lòng tôi lại náo nức / những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.// Tôi quên sao được những cảm giác trong sảng ấy / nảy nở trong lòng tôi! như mấy cánh hoa tươi / mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.//

- Cũng như tôi, / mấy học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, / chỉ dám đi từng bước nhẹ. // Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay / nhưng còn ngập ngừng e sợ. // Họ thèm vụng/ và ao ước thầm/ được như những người học trò cũ,/ biết lớp,/ biết thầy/ để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?

Khi mùa thu đã gần trôi qua, lá ngoài đường rụng nhiều gợi cho tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường.
2. Trong ngày tựu trường đầu tiên, vì sao tác giả thấy cảnh vật xung quanh có sự thay đổi lớn?
Trong ngày tựu trường đầu tiên, tác giả thấy cảnh vật như được thay đổi lớn: con đường làng đã quen đi lại nhiều lần bồng khác lạ; cảnh vật xung quanh cũng có nhiều thay đổi.
Cảnh vật ở đây có sự thay đổi lớn vì đây là lần đầu tiên tác giả được cắp sách đi học, tác giả đã lớn và đã trở thành người học sinh.
3. Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường.
Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường: bỡ ngỡ đứng nép bên người thân; chỉ dám đi từng bước nhẹ, như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ; thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ đã quen lớp, quen thầy.
4. Học thuộc lòng một đoạn văn em thích. (Học sinh tự chọn và học).

Chính tả (Nghe – viết): Nhớ lại buổi đầu đi học
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết trình bày một đoạn trong bài Nhớ lại buổi đầu đi học. Biết viết hoa các chừ đầu dòng, đầu câu.
- Phân biệt cặp vần khó: eo/ oeo. Phân biệt âm và vần dễ lẫn: s/x; ươn / ương.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn 3 của bài Nhớ lại buổi dầu đi học, hiểu nội dung đoạn viết: Tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè của những đứa trẻ lần đầu tiên cắp sách đi học.
- Đoạn văn gồm ba câu, viết hoa các chữ: Cũng, Họ, Họ.
- Chú ý viết đúng các từ khó: bỡ ngỡ, nép, quãng trời, vụng,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Nhớ lại buổi đầu đi học (từ Cũng như tôi... đến hết).
2. Điền vào chỗ trống eo hay oeo?
nhà nghèo; đường ngoằn ngoèo; cười ngặt nghẽo; ngoẹo đầu.
3. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với chăm chỉ: siêng năng.
- Trái nghĩa với gần: xo
- (Nước) chảy mạnh và nhanh: xiết

b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:
- Cùng nghĩa với thuê: mướn.
- Trái nghĩa với phạt: thưởng.
- Làm chín bằng cách đặt trực tiếp trên than, lửa: nướng.

Tập làm văn:  Kể lại buổi đầu em đi học
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Kể lại một cách hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thảnh một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Kể lại buổi đầu em đi học

- Gợi ý:

Buổi đầu em đi học là buổi sáng hay buổi chiều. Hôm đó thời tiết như thế nào? Ai là người đưa em đi học? Em thấy cảnh trường ra làm sao? Tâm trạng em lúc đó thế nào?

- Ví dụ:

Em còn nhớ cách đây ba năm, cũng vào ngày 5 tháng 9. Ngày đầu tiên em cắp sách đến trường. Hôm đó, bầu trời như sáng hẳn ra, những tia nắng ban mai như nhảy múa trước mặt em. Đường làng rộng như thế nhưng sao hôm nay dường như bị nhỏ lại bởi đông đúc các bạn nhỏ đến trường. Em rất vui nhưng cũng không tránh khỏi sự hồi hộp, lo sự. Đi bên mẹ mà em thấy trông ngực mình đập thình thình. Em rất muốn lớp học của em có nhiều người quen để em khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu).
Từ các gợi ỷ trên các em sắp xếp thành một đoạn văn ngắn đủ ý.

Bài tham khảo

Mỗi khi hè qua, thu đến, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm của buổi tựu trường. Mặc dù năm nay tôi đã học lớp Ba, nhưng tôi không sao quên được buổi sáng hôm ấy. Một buổi sáng đẹp trời. Bầu trời trong xanh, chỉ có vài áng mây trắng trôi lững lờ. Thính thoảng một làn gió nhẹ thổi qua mơn man trên mái tóc thật dịu dàng và dễ chịu. Sau khi làm vệ sinh cá nhân và ăn sáng, tôi hớn hở lên phòng thay quần áo. Mọi việc hôm nay, dường như có sự thay đổi. Tự tay mẹ mặc quần áo mới, đeo cặp sách cho tôi. Tôi nắm tay mẹ tung tăng tới trường.

Con đường làng này tôi đã đi lại nhiều lần, nhưng hôm nay tự nhiên tôi thấy lạ. Hai hàng cây bên đường bỗng trở nên thân thương và đẹp một cách kì lạ, các vòm cây như đan chặt vào nhau tỏa bóng mát cho tôi đi học. Mây chú chim lích chích trên cành cũng hân hoan chào đón tôi. Cảnh vật chung quanh có sự thay đổi và chính tôi cũng đang có một sự thay đối lớn: Tôi đi học. Dọc đường tôi bắt gặp rất nhiều bạn học sinh trạc tuổi như tôi, quần áo tươm tất, sạch sẽ đang gấp gáp cùng mẹ đến trường. Phía trước tôi là một tốp các anh, chị học sinh lớp Bốn, lớp Năm, khăn quàng đỏ trên vai đang trò chuyện vui vẻ.

Ai ai cũng muốn đến trường thật nhanh để được gặp lại bạn bè, thầy cô giáo. Riêng tôi lại cảm thấy bồi hồi khó tả. Trong đầu tôi hiện lên bao câu hỏi: không biết mình được học thầy hay cô? Trong lớp có bạn nào mình quen không? Liệu mình có học được không nhỉ? Đang mải suy nghĩ với những câu hỏi vẩn vơ, bỗng mẹ bảo tôi: "Sắp đến trường rồi đấy con ạ!" Tự nhiên tôi thấy trông ngực đập thình thình. Tôi nắm chặt tay mẹ hơn. Hình như mẹ cũng hiểu về tâm trạng của tôi. Mẹ bóp nhẹ tay tôi như để động viên, khuyến khích. Chẳng mấy chốc, ngôi trường mái ngói đỏ tươi đã hiện ra trước mắt. Cổng trường hôm nay được trang hoàng rất đẹp, nhiều khẩu hiệu và cờ được cắm ở khắp nơi. Trước cổng là một tấm biển lớn với dòng chữ: CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI. Trong sân, tiếng cười nói ồn ào của các anh chị học sinh. Mẹ đưa tôi vào lớp. Cô giáo niềm nở đón tôi vào lớp học. Thế là từ nay, tôi đã trở thành một cô học trò nhỏ, ngày ngày cắp sách đi học cùng bạn bè.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây