© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 8

Thứ năm - 10/08/2017 05:22
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 8, chủ điểm: Cộng đồng.

Tập đọc: Các em nhỏ và cụ già
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy bài văn, phát âm đúng các từ: lùi dần, sải cánh, sôi nổi, vệ cỏ, mệt mỏi,... Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (đám trẻ, ông cụ).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nội dung câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải biết thương yêu và quan tâm săn sóc lẫn nhau.
B. Tìm hiểu nội dung
Câu chuyện Các em nhỏ và cụ già chia làm năm đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu cuộc dạo chơi của đám trẻ vào cảnh trời chiều.
- Đoạn 2: Trên đường trở về nhà các em gặp một cụ già ngồi ở vệ cỏ khiến các em phải dừng lại.
- Đoạn 3: Sự quan tâm của các em đối với cụ già.
- Đoạn 4: Cụ già kế về nỗi buồn của mình cho các em nhỏ nghe.
- Đoạn 5: Sự ái ngại của các. em đối với ông cụ.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc thong thả rõ ràng câu chuyện, chú ý giọng đọc của các nhân vật.
- Giọng người dẫn chuyện chậm rãi ở đoạn 1 (cảnh trời chiều) và cảm động ở đoạn 4.
Ông đang rất buồn.// Bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay rồi.// Bà ốm nặng lắm,/ Khó mà qua khỏi./ Ông ngồi đây chờ xe buýt/ để đến bệnh viện.// Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. // Dẫu các cháu không giúp gì được,/ nhưng ông củng thấy lòng nhẹ hơn. // (giọng chậm rãi, buồn, xúc động).
- Giọng đám trẻ lo lắng, băn khoăn (đoạn 2); ân cần lễ độ (đoạn 3).
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại?

Các bạn nhỏ phải dừng lại khi các bạn gặp một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường trông cụ mệt mỏi và cặp mắt biểu lộ vẻ u sầu.
2. Các bạn nhỏ quan tâm đến ông cụ như thế nào?
Sự quan tâm của các bạn nhỏ: Các bạn băn khoăn, trao đổi với nhau và đoán có lẽ cụ bị ốm, hay cụ đánh mất cái gì? Cuối cùng các bạn quyết định đến hỏi cụ. Sự quan tâm của các bạn thể hiện các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu và muốn giúp đỡ người khó khăn.
3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
Ông cụ gặp chuyện buồn vì bà lão nhà ông nằm bệnh viện mấy tháng nay, bà ốm nặng và khó qua khỏi.
4. Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?
Khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn vì:
- Nỗi buồn của ông đã được chia sẻ.
- Ông thấy có người quan tâm tới mình.
- Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
- Ông không còn cảm thấy cô đơn.
5. Chọn một tên khác cho truyện theo gợi ý sau đây:
a) Những đứa trẻ tốt bụng.
b) Chia sẻ.
c) Cảm ơn các cháu.
Các em chọn lấy một tên truyện theo gợi ý nhưng phải nêu lí do. Ví dụ:
- Chọn tên: Những đứa trẻ tốt bụng vì các bạn nhỏ trong truyện đã quan tâm, lo lắng và ái ngại cho hoàn cảnh của ông cụ.
- Chọn tên: Chia sẻ vì ông cụ cảm thấy đỡ buồn hơn, đỡ cô đơn khi có các bạn nhỏ đến chia sẻ với mình.
- Chọn tên: Cảm ơn các cháu vì lòng tốt của các bạn nhỏ đã làm ấm lại trong nồi buồn cô đơn của ông, nên ông cám thấy biết ơn các bạn nhỏ.Kể chuyện: Các em nhỏ và cụ già
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết nhập vai một bạn nhỏ trong truyện kề lại toàn bộ câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Kể lại câu chuyện Các em nhỏ và cụ già theo lời một bạn nhỏ.
Tham khảo cách kể sau:
+ Đoạn 1.
Sau một ngày dạo chơi khá vui vẻ, chúng tôi rủ nhau ra về. Buổi chiều hôm nay thật là đẹp, mặt trời đang buông dần về chân núi phía xa. Trên cao, đàn sếu đang sải cánh bay gấp gáp về tổ.

+ Đoạn 2.
Chúng tôi vừa đi vừa nói cười vui vẻ. Bỗng chúng tôi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông dáng cụ có vẻ mệt mỏi lắm, đặc biệt đôi mắt thâm quầng lộ rõ một vẻ u sầu. Một bạn trai trong đám chúng tôi chợt lên tiếng:
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
Tiếp đó là những lời bàn tán sôi nổi:
- Chắc cụ bị ốm?
- Hay cụ bị mất tiền.
Tôi bèn nói với các bạn, chúng ta đừng bàn tán nữa thử lại hỏi ông cụ xem sao?

+ Đoạn 3.
Thế là cả bọn chúng tôi kéo nhau đến hỏi ông cụ.
Tôi thay mặt các bạn lễ phép hỏi cụ:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp được gì cho cụ không ạ?
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt thì lại ánh lên những tia ấm áp.
- Ông cám ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp được ông đâu.

+ Đoạn 4.
Rồi cụ già ngập ngừng kể cho chúng tôi nghe về nỗi buồn của cụ:
- Bà lão nhà ông nằm bệnh viện đã mấy tháng nay rồi. Bệnh của bà nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ổng ngồi đây chờ xe buýt đế đến bệnh viện. Mặc dù các cháu không giúp được gì nhưng ông rất cảm ơn các cháu, các cháu là người tốt bụng và ông cũng cảm thấy lòng được nhẹ hơn.

+ Đoạn 5.
Chúng tôi đưa cụ lên xe buýt mà lòng cảm thấy ái ngại. Xe đã chạy rồi, nhưng chúng tôi vẫn lặng đi một hồi lâu mới ra về.

Chính tả (Nghe - viết): Các em nhỏ và cụ già
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài Các em nhỏ và cụ già.
- Làm đúng các bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc vần uôn/uông theo nghĩa đã cho.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại đoạn 4 của truyện Các em nhỏ và cụ già, hiểu nội dung đoạn viết: Ông cụ kể lại nỗi buồn của mình cho các bạn nhỏ nghe.
- Khi viết chú ý lời ông cụ đặt sau dấu hai chấm, xuống hàng, gạch đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
- Đoạn văn gồm 7 câu, nhớ viết hoa các chữ cái đầu câu.
- Viết đúng các từ khó: ngừng lại, nghẹn ngào, bệnh viện, xe buýt,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Các em nhỏ và cụ già (Đoạn 4).
2. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d /gi hoặc r, có nghĩa như sau:

- Làm sạch quần áo, chăn màn... bằng cách vò, chải, giũ... trong nước: giặt.
- Có cảm giác khó chịu ở da, như bị bỏng: rát.
- Trái nghĩa với ngang: dọc.
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
- Trái nghĩa với vui: buồn.
- Phần nhà được ngăn bằng tường, vách kín đáo: buồng.
- Vật bằng kim loại, phát ra tiếng kêu để báo hiệu: chuông.

Tập đọc: Tiếng ru
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng các từ: yêu nước, mùa vàng, nhân gian, đốm lửa,... Biết nghỉ hơi đúng lúc sau mỗi thể thơ và sau mỗi dòng thơ.
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: đồng chí, nhân gian, bồi. Hiểu nội dung bài thơ: Con người trong cuộc sống phải biết yểu thương nhau như anh em, bạn bè, đồng chí.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

Đọc bài thơ với giọng tình cảm, thiết tha như một lời nhắn nhủ. Chú ý cách ngắt giọng và nhấn giọng:
Con ong làm mật, / yêu hoa/
Con cá bơi, / yêu nước,// con chim ca, / yêu trời/
Con người muốn sống/ con ơi/
Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.//
Một ngôi sao/ chẳng sáng đêm/
Một thân lúa chín, / chẳng nên mùa vàng/
Một người, / đâu phải nhân gian?//

Sống chăng, / một đám lửa tàn mà thôi!//
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?

- Con ong yêu hoa vì có mật ngọt giúp cho ong làm mật.
- Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội, mới sống được.
- Con chim yêu trời vì bầu trời cao rộng, chim có thể tung bay khắp nơi.
2. Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.
+ Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một ngôi sao thì không thể làm nên đêm sao sáng.
Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.

+ Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một thân lúa thì không làm nên mùa lúa chín.
Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.

+ Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Một người không phải cả loài người. Sống một mình giống như một đốm lửa đang tàn lụi.
Nhiều người mới làm nên nhân loại. Sống cô đơn một mình sẽ buồn tủi và giống như một đốm lửa nhỏ không tỏa sáng được.
3. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?
- Núi không nên chê đất thấp bởi núi là phần nhô lên khỏi mặt đất, nhờ có đất bồi mà núi mỗi ngày một cao hơn.
- Biển không nên chê sông nhỏ bởi biển là vùng nước rộng lớn nhờ có nước của các con sông nhỏ chảy vào.
4. Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài thơ.
Câu thơ lục bát trong khố thơ 1 nói lên ý chính của bài thơ:
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Bài thơ khuyên con người phải biết yêu thương nhau như anh em, đồng chí.
5. Học thuộc lòng bài thơ (Học sinh tự học).

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cộng đổng
Ôn tập câu: Ai làm gì?
A. Mục tiêu bài học

- Mở rộng vốn từ về Cộng đồng.
- Ôn tập kiểu câu: Ai làm gì?
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1.Dưới đây là một số từ có tiếng cộng hoặc tiếng đồng và nghĩa của chúng. Em có thể xếp những từ nào vào mỗi ô trong bảng phân loại sau?

Những người trong cộng đồng

Thái độ, hoạt động trong cộng đồng

cộng đồng, đồng bào, đồng đội, đồng hương

cộng tác, đồng tâm

2. Mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng. Em tán thành thái độ nào và không tán thành thái độ nào?
a) Chung lưng đấu cật. - ý nói về đoàn kết góp sức nhau cùng làm một việc.
b) Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại. - ý nói về con người sống ích kỉ, chỉ nghĩ đến mình không quan tâm đến người khác.
c) Ăn ở như bát nước đầy. - ý nói về con người sông có trước có sau, thủy chung, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Như vậy trong 3 câu tục ngừ trôn cần tán thành câu (a) và (c), phê phán câu (b).
3. Tìm các bộ phận của câu:
- Trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?”.
- Trả lời câu hỏi “Làm gì? ”.

a) Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
Câu hỏi: + Con gì đang sải cánh trên cao? (Đàn sếu)
+ Đàn sếu đang làm gì? (sải cánh trên cao)

b) Sau một cuộc dạo chơi đám trẻ ra về.
Câu hỏi: + Sau một cuộc dạo chơi ai ra về? (đám trẻ)
+ Sau một cuộc dạo chơi đám trẻ làm gì? (ra về)

c) Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
Câu hỏi: + Ai tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi? (các em)
+ Các em tới chỗ ông cụ làm gì? (lễ phép hỏi)

4. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm

a) Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
Đặt câu hỏi: - Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b) Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút.
Đặt câu hỏi: - Ông ngoại làm gì?

c) Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
Đặt câu hỏi: - Mẹ bạn làm gì?

Tập viết: Ôn chữ hoa g00
A. Mục tiêu bài học

- Củng cố cách viết chữ hoa h01. Viết tên riêng: h02 8 bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Hướng dẫn cách viết
1. Luyện viết chữ hoa
: Các chữ hoa có trong bài: h03.

Chữ h01 7: Cấu tạo gồm 3 nét, 2 nét cong trái nối liền nhau giống chữ h04(viết liền một nét là sự kết hợp của hai nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau tạo vòng to ở đầu chữ) và một nét khuyết ngược (gần giống chữ hh).

Chữ h04 7: (đã nói ở phần chữ h06 4 ).

Chữ h04 5: Được viết bởi 3 nét, 2 nét đầu (1, 2) viết như chữ I (gồm 2 nét: nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản cong trái và lượn ngang, nét 2 là nét móc ngược trái phần cuối lượn vào trong, nét 3 được kết hợp của hai nét cơ bản: móc cuối trái và móc ngược phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ (nét thắt) ở giữa thân chữ.

Viết vào vở chữ h01 6 1 dòng; chữ h06 4, chữ h04 5 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng:

- h02 là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang, trước đây là nơi đóng quân của ông Trương Định - một lãnh tụ của nghĩa quân chống Pháp.

- Chú ý khi viết: Nét cuối của chữ h01 6 chạm với nét cong trái của chữ o trong chữ h06. Chữ h06 4 và chữ h07 không có sự nối liền nét trong chữ h08.

- Viết vào vở 2 dòng từ ứng dụng: h02 8

3. Luyện viết câu ứng dụng:

h09

- Hiểu câu tục ngữ: Anh em trong nhà phải biết thương yêu, đoàn kết giúp đỡ nhau.
- Biết trình bày đúng một câu thơ lục bát.
- Viết vào vở câu tục ngữ 2 lần.

Tập đọc: Những chiếc chuông reo
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm rõ các từ: túp lều, vào lò, giữa, vàng xỉn, nặn, cái núm,... Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa cụm từ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ: trò chơi ú tim, cây nêu. Hiểu nội dung bài: Tình cảm thân thiết giữa bạn nhỏ và gia đình bác thợ gạch.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Những chiếc chuông reo chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “đóng gạch”): Giới thiệu gia đình bác thợ đóng gạch.
- Đoạn 2 (Từ “Tôi rất thích ra lò gạch” đến “cây nêu trước sân”): Tình cảm thân thương giữa gia đình bác thợ gạch và cậu bé.
- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Tiếng chuông đất đem lại niềm vui cho gia đình cậu bé.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng kể vui, nhẹ nhàng. Chú ý nghỉ hơi sau dấu câu và nhấn giọng hợp lí ơ các từ. Ví dụ:
Tôi rất thích ra lò gạch chơi trò ú tim với thằng Cu và cái Cún,/ con bác. / / Một chiều giáp tết, / gạch vào lò, / sắp nhóm lửa,/ thằng Cu rủ tôi nặn những chiếc chuông to hơn quả táo, / có cái núm để xâu dây, / lại thêm cả một viên bi nhỏ ở trong để tạo ra tiếng kêu. //
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Nơi ở của gia đình bác thợ gạch có gì đặc biệt?

Nơi ở của gia đình bác thợ gạch có điều đặc biệt là ở giữa cánh đồng làm bằng phèn rạ, xung quanh xếp đầy hàng gạch mới đóng.
2. Tìm những chi tiết nói lên tình thôn giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé. Những chi tiết nói lên tình thân giữa gia đình bác thợ gạch với cậu bé:
- Cậu bé thường ra lò gạch chơi trò chơi ú tim với các con bác thợ gạch.
- Con trai bác rủ cậu làm chuông đất.
- Bác giúp bọn trẻ nung chuông đất.
- Bác dùng dây thép xâu những chiếc chuông thành hai cái vòng: một treo trước cửa nhà bác và vòng kia tặng cậu bé.
3. Những chiếc chuông đốt nung đã đem lại niềm vui như thế nào cho gia đình cậu bé?
Những chiếc chuông đất nung đã đem lại niềm vui cho gia đình cậu bé: Tiếng chuông kêu lanh canh trên cây nêu làm cho sân nhà cậu bé ấm áp và náo nức hẳn lên.

Chính tả (Nhớ- viết): Tiếng ru
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru, trình bày đúng bài thơ lục bát.
- Làm đúng các bài tập tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/ gi / d và vần uôn, uông theo nghĩa đã cho.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nhớ - viết

- Nhớ lại hai khổ thơ 1, 2 của bài Tiếng ru để viết bài.
- Hai khố thơ gồm 8 dòng thơ, chú ý dòng thứ 2 có dấu chấm phẩy, dòng 8 kết thúc bằng dấu chấm phẩy, dòng 7 có dấu hỏi chấm. Các chữ đầu dòng viết hoa.
- Chú ý viết các từ khó: làm mật, mùa vàng, nhân gian.
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nhớ - viết
: Tiếng ru (Khổ thơ 1 và 2).
Trong bài chính tả có những dấu câu sau: dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu chấm than, dấu gạch nối.
2. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r có nghĩa như sau:

- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: rán.
- Trái nghĩa với khó: dễ.
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: giao thừa.

b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông có nghĩa như sau:
- (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau: cuồn cuộn.
- Nơi nuôi, nhốt các con vật: chuồng.
- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: luống.

Tập làm văn:  Kể về người hàng xóm
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Kể một cách tự nhiên, chân thật về người hàng xóm của em.
- Rèn kĩ năng viết: Viết lại những điều vừa kề thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu).
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Kể về một người hàng xóm mà em quí mến.

Gợi ý:
a) Người đó tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
b) Người đó làm nghề gì? (bác sĩ, thầy giáo, bộ đội, công nhân,...).
c) Tình cảm của gia đình em đôi với người hàng xóm như thế nào? (yêu mến, tôn trọng...).
d) Tình cảm của người hàng xóm đôi với gia đình em như thế nào? (quí mến, thương yêu).
Dựa vào những gợi ý đó các em có thể kể về một người hàng xóm mà các em yêu quí.

2. Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu).

Bài tham khảo:

Em rất quí ông Tám, người hàng xóm mà em tôn trọng nhất. Ông Tám đã già rồi nhưng da dẻ vẫn đỏ hồng hào. Mỗi buổi sáng ông thường tập thể dục trước cửa nhà, sau đó ông dùng cái kéo nhỏ đi tỉa lá, cắt cành cho mấy cây bon sai của ông. Cây cảnh ông trồng trông rất đẹp, có dáng cong cong hình con hạc, có dáng lại uốn lượn ngoằn ngoèo. Tối đến em thường sang nhà ông Tám chơi, ông hay kể chuyện cổ tích cho em nghe, nhờ vậy mà vốn liếng về văn, học của em dồi dào hẳn lên. Ông còn dạy em những điều tốt, điều hay. Em rất yêu mến ông, lúc nào em cũng mong ông được khỏe mạnh và sống lâu trăm tuổi.

Bài tham khảo 2

Cạnh nhà em có chú Hải, bộ đội phục viên mói về. Chú Hải năm nay chỉ độ 32 tuổi, dáng người cao lớn, ngực nở nang. Chú rất vui tính và đàn rất hay. Những buổi chiều-gió mát em thường theo chú lên đồi thả diều. Chú dạy em cách làm diều, cách thả diều. Tiếng sáo từ con diều của chú phát ra tạo một âm thanh êm ả cho hàng xóm. Em rất thích chú bởi vì chú thường quan tâm đến em. Chú hay hỏi về bài vở của em, chú giúp em giải đáp những thắc mắc, những bài toán khó, những từ ngữ tiếng Việt trừu tượng, chính vì vậy mà sức học của em khá lên một cách rõ rệt. Chú là người em kính trọng và yêu quí nhất.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây