© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 12

Thứ bảy - 12/08/2017 04:26
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 12, chủ điểm: Bắc, Trung, Nam.

Tập đọc: Nắng phương Nam
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng ở các từ: nắng phương Nam, sững lại, vui lắm, xoắn xuýt, sửng sốt, cuồn cuộn, gửi ra,... Biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật (Phương, Uyên).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt. Hiểu nội dung của bài: Thấy được tình cảm gắn bó giữa các bạn thiếu nhi hai miền Nam - Bắc.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Nắng phương Nam chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Giới thiệu các bạn nhỏ đi chơi chợ hoa ngày Tết.
- Đoạn 2: Ước mong của các bạn được gửi ra miền Bắc một chút nắng của phương Nam.
- Đoạn 3: Món quà tình nghĩa của các bạn gửi cho Vân (cành mai).
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc toàn bài với giọng sôi nổi, diễn tả đúng sắc thái tình cảm của các nhân vật. Nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm. Đọc đúng các câu sau:
- Nè/ sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy?//
Có phải Vân hát dân ca ở trại hè Nha Trang không?//
Hà Nội dang rạo rực trong những ngày giáp Tết //
Trời cuối đông lạnh buốt. // Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục/ và làn mưa bụi trắng xóa.//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?

Uyên và các bạn đi chợ hoa Nguyễn Huệ vào dịp 28 Tết.
2. Nghe đọc thư Vân, các bạn ước mong điều gì?
Nghe đọc thư Vân thấy tiết trời Hà Nội đang vào cuối đông, lạnh buốt, các bạn muốn gửi cho Vân một ít nắng phương Nam.
3. Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
Phương nghĩ ra sáng kiến là tặng cho Vân một cành mai, đây là một vật mà ngoài Bắc không có.
4. Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân?
Các bạn chọn cành mai làm quà Tết cho Vân vì ở miền Bắc người ta không trồng được mai mà ở ngoài đó chi có đào thôi và như thế món quà của các bạn gửi cho Vân là một món quà đặc biệt.
5. Chọn thêm một tên khóc cho truyện:
a) Câu chuyện cuối năm - vì câu chuyện hôm đó xảy ra vào ngày 28 Tết
b) Tình bạn - vì câu chuyện thể hiện sự quan tâm lẫn nhau của các bạn nhỏ giữa hai miền Nam - Bắc.
c) Cành mai Tết - Một món quà thể hiện tấm lòng, tình bạn thân thiết đẹp đẽ của các bạn nhỏ miền Nam đối với Vân.

Kể chuyện:  Nắng phương Nam
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong sách giáo khoa kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Dựa theo các ý tóm tắt dưới đây, hãy kể lại từng đoạn của câu chuyện Nắng phương Nam.
a) Đoạn 1: Đi chợ Tết.

- Chuyện xảy ra vào lúc nào? (chuyện xảy ra vào ngày 28 Tết tại chợ hoa trên dường Nguyễn Huệ.)
- Uyên và các bạn đi đâu? (Uyên và các bạn đang đi chợ hoa, hoa nhiều đến nỗi các bạn tưởng rằng mình đang đi trong mơ giữa một rừng hoa.)
- Vì sao mọi người sững lại? (vì nghe thấy một tiếng gọi: "Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy ?")
b) Đoạn 2: Bức thư.
- Vân là ai? (Vân là người bạn hiện đang sống ở Hà Nội).
- Tết ngoài Bắc ra sao? (Tết ở ngoài Bắc rất lạnh, Hà Nội đang rạo rực trong những ngày giáp Tết. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa trắng xóa).
- Các bạn mong ước điều gì? (gửi một ít nắng phương 'Nam ra Bắc).
c) Đoạn 3: Món quà.
- Sáng kiến của Phương. (Tặng cho nhỏ Vân một vật mà ngoài Bắc không có: một cành mai).
- Quay lại chợ hoa. (Một rừng mai vàng thắm đang rung rinh dưới nắng).
Dựa vào các gợi ý trên, hãy kế từng đoạn câu chuyện.

Chính tả (Nghe - viết) Chiều trên sông Hương
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương.
- Viết đúng các tiếng có vần khó: oc/ooc; giải đúng câu đô viết đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn: trâu - trầu - trấu; cát.
II. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

Đọc lại bài Chiều trên sông Hương, hiểu được nội dung bài: Tả cảnh buổi chiều trên sông Hương một dòng sông đẹp nổi tiếng ở Huế.
Chú ý viết các tiếng khó: lạ lùng, nghi ngút, vắng lặng, buổi chiều, yên tĩnh, thuyền chài,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Chiều trên sông Hương.
- Bài chính tả có 3 câu.
- Những chữ trong bài phải viết hoa: Chiều – chữ đầu tên bài; Cuối, Phía, Đâu – chữ đầu câu; Hương, Huế, Cồn Hến - tên riêng.
2. Điền vào chỗ trống oc hay ooc?
con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.
3. Viết lời giải các câu đố sau:
a) Để nguyên - giúp bác nhà nông
Thêm huyền - ấm miệng cụ ông, cụ bà.
Thêm sắc - từ lúa mà ra
Đố bạn đoán được đó là chữ chi?

Là những chữ: trâu, trầu, trấu.

Giải thích: Trâu là con vật giúp bác nhà nông. Nếu thêm dấu huyền chữ trâu sẽ thành chữ trầu - Trầu làm ấm miệng cụ già. Thêm dấu sắc thì trâu thành trấu - Trấu là vỏ của hạt lúa.

b) Quen gọi là hạt
Chẳng nở thành cây
Nhà cao nhà đẹp
Dùng tôi để xây.

Là hạt cát.

Tập đọc:  Cảnh đẹp non sông
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm toàn bài, phát âm đúng các từ: Kì Lừa, cành trúc, ngàn sương, quanh quanh, nước biếc, bát ngát, sừng sững, thẳng cánh,... Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: Đồng Đăng, la đà, canh gà, nhịp chày Yên Thái, Tây Hồ, xứ Nghệ, Hải Vân, Nhà Bề, Đồng Tháp Mười. Hiểu nội dung của bài: Sự giàu đẹp của các miền trên đất nước ta.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, thiết tha bộc lộ niềm tự hào với các cảnh đẹp của đất nước.
- Chú ý cách ngắt giọng ở các câu:
- Đồng Đăng / có phố Kì Lừa /
Có nàng Tô Thị, / có chùa Tam Thanh.//

- Gió đưa/ cành trúc la đà/
Tiếng chuông Trấn Vũ, / canh gà Thọ Xương. //
Mịt mù/ khói tỏa/ ngàn sương/
Nhịp chày Yên Thái, / mặt gương Tây Hồ. //

- Đồng Tháp Mười/ cò bay thẳng cánh/
Nước Tháp Mười/ lóng lánh cá tôm.//

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào?

Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng:
- Câu 1: vùng Lạng Sơn.
- Câu 2: Hà Nội.
- Câu 3: Nghệ An - Hà Tĩnh.
- Câu 4: Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
- Câu 5: TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai.
- Câu 6: Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp.
- Cả sáu câu thơ trên đều nói về ba miền Bắc - Trung - Nam của đất nước ta (câu 1, 2 nói về cảnh đẹp của miền Bắc; câu 3, 4 nói về cảnh đẹp của miền Trung; câu 5, 6 nói về cảnh đẹp của miền Nam).
2. Mỗi vùng có cảnh gì đẹp?
Mỗi vùng có cảnh đẹp riêng:
- Lạng Sơn: có phô Kì Lừa, có hình nàng Tô Thị bế con đứng ở trên đỉnh núi; có chùa Tam Thanh.
- Hà Nội: có cảnh đẹp của Hồ Tây với những cành trúc nghiêng mình trên mặt hồ, có tiếng chuông chùa, có tiếng gà gáy sang canh, có tiếng chày giã côi...
- Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng: có đèo Hải Vân, có hòn Hồng đứng trong vịnh Hàn.
- Nghệ An - Hà Tĩnh: có những con đường uốn lượn đẹp như một bức tranh họa đồ.
- TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai: có con sông Đồng Nai uốn lượn chia hai.
- Long An - Tiền Giang - Đồng Tháp: có những cánh đồng lúa rộng bao la, thẳng cánh cò bay, sông nước đầy tôm cá.
3. Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn?
Để cho non sông ta ngày càng tươi đẹp hơn, từ xưa ông cha ta đã gây dựng nên đất nước này và chính ông cha ta đã tô điểm cho non sông đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
4. Học thuộc lòng những câu ca dao trên (học sinh tự học).

Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ hoạt động
So sánh
A. Mục tiêu bài học

Tiếp tục làm quen với phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động). Củng cố hiểu biết về mẫu câu Ai làm gì?
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Đọc khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi?

Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
 Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.

a) Các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên: chạy, lăn.
Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách so sánh với những hòn tơ nhỏ đang lăn tròn. Đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này cho ta thấy hoạt động của các chú gà con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu.
2. Trong các trích đoạn sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau?
a) Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đập đất!

Hoạt động được so sánh: (chân) đi như đập đất.

b) Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi.

Hoạt động được so sánh: vươn như tay vẫy.

c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn giống như đàn con nằm quanh bụng mẹ. Khi có gió, thuyền mẹ cót két rên rỉ, đám xuồng con lại húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.

Hoạt động được so sánh:
- đậu quanh thuyền lớn như đàn con nằm quanh bụng mẹ.
- húc húc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí.

3. Chọn từ ngữ thích hợp ở hai cột A và B để ghép lại thành câu:
h01'
Tập viết: Ôn chữ hoa: h02
A. Mục tiêu bài học

Củng cố cách viết chữ hoa h03. Viết tên riêng: h04 bằng cỡ chữ nhỏ. Viết câu ca dao bằng chừ cỡ nhỏ.

B. Hướng dẫn cách viết
Luyện viết chữ hoa: Các chữ hoa có trong bài: h05

- Chữ h03 9: Cấu tạo bởi 3 nét, nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trái và lượn ngang; nét 2 là kết hợp của 3 nét cơ bản: khuyết ngược, khuyết xuôi và móc phải, nét 3 là nét thắng đứng (nằm giữa đoạn nối của hai nét khuyết).

- Chữ h06: Gồm 3 nét; nét 1 móc ngược phải, nét 2 thẳng đứng; nét 3 xiên phải.

- Chữ h07: Gồm 3 nét, nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải.

Viết vào vở chữ h03 9 1 dòng; chữ h08 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng:
- Hàm Nghi là tên một nhà vua. Ông lên ngôi năm 12 tuổi có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp. Ông bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
- Viết vào vở tên riêng h04 10 2 dòng.

3. Luyện viết câu ứng dụng:
h09

- Tả cảnh đẹp hùng vĩ của đèo Hải Vân nằm giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Biết trình bày câu thơ lục bát (dòng 6 tiếng viết lùi vào 3 ô li tính từ lề vở) dòng 8 tiếng 2 ô li.
- Viết hoa các chữ (Hải Vân, Hòn Hồng; Hàn).
- Viết vào vở câu ca dao 2 lần.

Tập đọc: Luôn nghĩ đền miền Nam
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: trăm năm, hai mươi mốt năm, mệt nặng, chỉ sợ, hằng nghĩ, mỉm cười, vẫn hỏi,... Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (chị cán bộ miền Nam, Bác Hồ).
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: sợ Bác trăm tuổi hóm hỉnh.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Luôn nghĩ đến miền Nam chia làm hai đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “không ai dám nhắc đến”): Giới thiệu chị cán bộ miền Nam ra Bắc được gặp Bác Hồ.
- Đoạn 2 (Còn lại): Tình cảm của Bác đôi với đồng bào miền Nam.
I. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc bài văn với giọng thong thả nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng ở các từ gợi cảm (một trăm năm, trăm tuổi, mới trăm tuổi cơ,...).
- Đọc đúng lời của các chị cán bộ miền Nam:
Chúng cháu đánh giặc Mĩ, đến một trăm năm cũng không sợ. // Chỉ sợ một điều là / Bác... // trăm tuổi (giọng đọc ngập ngừng ở dấu chấm lửng).
- Lời của Bác: ân cần.
Còn hai mươi mốt năm nữa. Bác mới trăm tuổi cơ. // Bác kêu gọi các cô,/ các chú đánh Mĩ năm năm,/ mười năm,/ hai mươi năm/ chứ có nói hai mươi mốt năm đâu.// Nếu hai mươi năm nữa mà ta thắng Mĩ thì Bác cũng còn một năm / để đi vào thăm đồng bào miền Nam.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì?

Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác: Chúng cháu đánh giặc Mĩ đến một trăm năm cũng không sợ. Chí sợ một điều là Bác... trăm tuổi.
2. Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác như thế nào?
Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác:
- Đồng bào miền Nam không sợ khó khăn gian khổ, không sợ hi sinh, chỉ sợ không gặp được Bác.
- Đồng bào miền Nam yêu kính Bác, mong được gặp Bác.
3. Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam thể hiện như thế nào?
Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam:
- Bác mệt, sắp qua đời nhưng Bác vẫn luôn nghĩ đến miền Nam trong chiến đấu và trong chiên thắng.
- Bác mong được mau chóng thông nhất đất nước để được vào Nam thăm đồng bào.
- Bác tuy rất mệt nhưng vẫn nói đùa để chị cán bộ miền Nam yên lòng.

Chính tả (Nghe - viết): cảnh đẹp non sông
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông.
- Trình bày đúng các câu thơ lục bát, song thất lục bát. Viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: ch/tr, at/ac.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại 4 câu ca dao cuối trong bài Cảnh đẹp non sông.
- Chú ý viết các từ khó: quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, sừng sững, nước chảy, thẳng cánh,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ... đến hết).
- Các tên riêng có trong bài chính tả: Nghệ, Hải Vân, Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
- Nhận xét cách trình bày các câu ca dao:
- Câu ca dao thể lục bát:
Dòng 6 chữ bắt đầu viết cách lề 3 ô li.
Dòng 8 chữ bắt đầu viết cách lề 2 ô li.
Hai dòng cuối bài là thế thơ 7 chữ: Cả hai chữ đầu mỗi dòng cách lề 2 ô li.
2. Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa như sau:

- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng: cây chuối.
- Làm cho người khỏi bệnh: chữa bệnh.
- Cùng nghĩa với nhìn: trông.

b) Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau:
- Mang vật nặng trên vai: vác.
- Có cảm giác cần uống nước: khát.
- Dòng nước từ trên cao đổ xuống thấp: thác.

Tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào một bức tranh (hoặc một tấm ảnh) nói về cảnh đẹp của đất nước ta, nói được những điều đã biết về cảnh đó.
- Rèn kĩ năng viết: Viết những điều đã nói thành một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu).
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Mang tới lớp tranh, ảnh về một cảnh đẹp ở nước ta (ảnh chụp, bưu ảnh, tranh ảnh cắt từ báo chí,...). nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy theo gợi ý dưới đây:

Gợi ý: Tranh vẽ một cảnh đẹp Phan Thiết (Mũi Né).

a) Tranh (ảnh) vẽ (chụp) cảnh gì? Cảnh đó ở đâu?
(Tranh vẽ cảnh đẹp của Mũi Né - Cảnh đó ở thành phố Phan Thiết).

b) Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào?
( Màu sắc của tranh là một sự hòa hợp giữa màu xanh của mây trời với màu xanh của nước biển và rặng dừa, đan xen có màu trắng của cồn cát).

c) Cảnh trong tranh (ảnh) có gì đẹp?
( Bầu trời trong xanh vời vợi, mặt nước phẳng lặng một màu xanh ngọc bích. Trên bờ có những rặng dừa xanh đang vẫy tay trong gió. Xa xa những ngôi nhà ngói mọc lên, phía xa hơn -nữa là Hòn Rơm phủ đầy một màu xanh lá. Ở giữa biển nổi lên cồn cát trắng càng làm cho cảnh biển ở đây có một vẻ đẹp quyến rũ lòng người).

d) Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những suy nghĩ gì?
( Đất nước ta có nhiều cảnh đẹp, ước mơ được đến đó nghỉ ngơi, tham quan).

2. Viết những điều nói trên thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu.
Đoạn văn tham khảo:

Mũi Né là một cảnh đẹp nổi tiếng ở Phan Thiết. Bao trùm cả bức tranh là một màu xanh, xanh của trời, xanh của nước biển của cây cối và núi non. Giữa màu xanh ấy nổi lên một màu trắng tinh của một cồn cát. Dọc theo bờ biển là những rặng dừa xanh um đang dang tay đón gió. Phía xa là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Núi và biển kề sát bên nhau tạo nên một cảnh đẹp hữu tình, huyền ảo. Cảnh đẹp trong tranh làm em tự hào về đất nước của mình, em mong muốn được đến đấy để nghỉ ngơi và thưởng thức cảnh đẹp.

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây