© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 13

Thứ bảy - 12/08/2017 06:21
Giải bài tập tiếng việt 3 tuần 13, chủ điểm: Bắc, Trung, Nam.

Tập đọc:  Người con của Tây Nguyên
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ: bok Pa, lũ làng, lòng suối, làm rẫy giỏi lắm, huân chương... Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật (Núp, anh Thế).
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa của các từ: Núp, bok, càn quét, lũ làng, sao rua, mạnh hung, người Thượng.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Người con của Tây Nguyên chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- Đoạn 2: Thành tích đánh giặc của người làng Kông Hoa.
- Đoạn 3: Món quà thiêng liêng mà Đại hội tặng Núp.
I. Hướng dẫn luyện đọc
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng kể chậm rãi, lời của anh Núp với lũ làng: mộc mạc, tự hào; lời cán bộ và dân làng: hào hứng sôi nổi. Riêng đoạn cuối đọc với giọng cảm động.
- Đọc ngắt giọng đúng một số câu sau:
+ Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi.// Người Kinh,/ người Thượng, / con gái/ con trai,/ người già,/ người trẻ/ đoàn kết đánh giặc, / làm rẫy giỏi lắm. //
+ Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi:/ một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy,/ một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ,/ một cây cờ có thêu chữ,/ một huân chương cho cả làng,/ một huân chương cho Núp. //
+ Lũ làng đi rửa tay thật sạch/ rồi cầm lên từng thứ,/ coi đi, / coi lại, / coi mãi đến nửa đêm. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?

Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
2. ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
Ở Đại hội về anh Núp kể cho dân làng nghe đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.
3. Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
Đại hội rất khâm phục thành tích của người làng Kông Hoa qua chi tiết: Núp được mời lên kể chuyện về làng Kông Hoa. Nghe xong nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu.
4. Đại hội tặng dân làng Kông Hoa nhửng gì? Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.
- Thái độ của mọi người rất vui mừng, họ coi những vật đó là thiêng liêng, cao quý nên phải rửa tay thật sạch trước khi cầm lên từng thứ (coi đi, coi lại, coi mãi đến nửa đêm...).

Kể chuyện: Người con của Tây Nguyên
A. Mục tiêu của bài học

- Rèn kĩ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật trong truyện.
- Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kề của bạn.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn kể chuyện)
Tập kể một đoạn của câu chuyện Người con của Tây Nguyên bằng lời một nhân vật.
Tham khảo cách kể sau:
* Kể theo lời của anh hùng Núp.

Tháng ba năm ấy, trên tỉnh có giấy kêu tôi đi dự Đại hội thi đua. Tôi nói với anh Thế:
- Nên để bok Pa đi, anh ấy kể được nhiều việc hơn tôi. Anh Thế không đồng ý, cười nói với tôi:
- Không! Tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.

Tôi đi dự Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày, tôi chỉ huy đánh giặc, ban đêm kể chuyện Đại hội cho lũ làng nghe. Tất cả mọi người vây quanh tôi. Tôi nói với lũ làng: "Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con trai, con gái, - người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.".

Tôi còn kể cho họ nghe, những chuyện tôi kể ở Đại hội. ơ đó khi nghe tôi kể xong, nhiều người chạy lên đặt tôi trên vai, công kênh đi khắp nhà. Khi nghe chuyện anh Thế nói: "Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!" Lũ làng nghe tới đó vui quá bèn đứng hết dậy. Họ đồng thanh nói lớn:

- Đúng đấy! Đúng đấy!

Rồi tôi mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người cùng coi: một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng và một huân chương cho tôi.

Lũ làng đi rửa tay thật sạch vì họ cho rằng đó là những vật thiêng liêng cao quý rồi họ cầm lên từng thứ coi đi, coi lại đến mãi nửa đêm.

* Kể theo lời của anh Thế (cán bộ).

Tháng ba năm ấy, trên tỉnh cc giấy kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Anh Núp nói với tôi:
- Nên để cho bok Pa đi, anh ấy kể được nhiều việc hơn tôi.

Tôi cười nói với anh:
- Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà.

Anh Núp đi dự Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn.

Ban ngày, anh chỉ huy đánh giặc. Ban đêm anh cùng bà con quây quần kể chuyện Đại hội cho họ nghe. Anh nói với lũ làng: "Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh , người Thuợng, con gái, con trai, người già, người tre đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm." Ở Đại hội anh còn lên kể chuyện làng Kông Hoa. Khi nghe anh kể xong mọi người chạy lên đặt anh trên vai, công kênh đi khắp nhà.

Tôi nói với mọi người: "Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!". Thấy tôi nói thế, lũ làng vui quá bèn đứng dậy, tất cả cùng đồng thanh:

- Đúng đấy! Đúng đấy!

Rồi Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người cùng xem: một cái ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương của anh.

Lũ làng rủ nhau đi rửa tay thật sạch rồi họ cầm lên tùng thứ coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.

Chính tả (Nghe – viết): Đêm trăng trên Hồ Tây
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác bài Đêm trăng trên Hồ Tây. Viết đúng những chữ có vần khó: iu/uyu.
- Tập giải câu đố để xác định cách viết một số chữ có âm, vần thanh dễ lẫn: ruồi, giếng, khỉ, chổi, đu đủ.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc thong thả, rõ ràng bài Đêm trăng trên Hồ Tây, hiếu nội dung bài viết: Tả cảnh đẹp của Hồ Tây vào đêm trăng.
- Bài viết có 6 câu. Những chữ phải viết hoa trong bài: Đêm, Hồ, Trăng, Thuyền, Một, Bấy, Mùi đó là những chữ đầu bài và đầu dòng, đầu câu: Hồ Tây (tên riêng). Chú ý các từ khó: đèm trăng, nước trong vắt, tỏa sáng, lăn tăn, gần tàn, ngào ngạt,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Đêm trăng trên Hồ Tây.
2. Điền vào chỗ trống iu hay uyu?
đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay.
3. Viết lời giải câu đố sau:
a) - Vừa bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng. (Lời giải: Là con ruồi).

- Sông không đến, bến không vào
Lơ lửng giữa trời làm sao có nước. (Lời giải: Là quả dừa).

- Vừa bằng cái nong
Cả làng đong không hết. (Lời giải: Là cái giếng).

b) - Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò. (Lời giải: Là con khỉ).

- Trong nhà có bà hay quét. (Lời giải: Là cái chổi).

- Tên em không thiếu, chẳng thừa
Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh. (Lời giải: Là quả đu đủ).

Tập đọc: Vàm cỏ Đông
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc diễn cảm bài thơ, phát âm đúng các từ: dòng sông, nước chảy, lồng trên sóng nước, Vàm cỏ Đông, mãi gọi, tha thiết, vườn cây... Ngắt nhịp đúng các câu thơ.
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu: Hiểu nghĩa các từ: Vàm cỏ Đông, ăm ắp. Hiểu nội dung bài: Niềm tự hào và tình yêu con sông quê hương của tác giả.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn luyện đọc

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thiết tha bộc lộ tình cảm yêu thương, tự hào. Chú ý cách ngắt nhịp:

Ở tận sông Hồng,/ em có biết/
Quê hương anh/ cũng có dòng sông/
Anh mãi gọi/ với lòng tha thiết,  
Vàm Cỏ Đông!// ơi Vàm cỏ Đông!//
Đây con sông/ xuôi dòng nước chảy //
Bốn mùa soi/ từng mảnh mây trời/
Từng ngọn dừa/ gió đưa phe phẩy /
Bóng lồng/ trên sóng nước/ chơi vơi. //

Hiểu nghĩa của từ sóng nước chơi vơi ý nói dòng sông đầy nước rộng mênh mang.
Từ trang trải có nghĩa là đem đến, trải rộng ra.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Tình cảm của tác giả đối với dòng sông thể hiện qua những câu nào ở khổ thơ 1?

Tình cảm của tác giả đôi với dòng sông (khổ thơ 1): Anh mãi gọi với lòng tha thiết: Vàm cỏ Đông! ơi Vàm cỏ Đông!
2. Dòng sông Vàm cỏ Đông có nhửng nét gì đẹp? (Khổ thơ 2).
Những nét đẹp của dòng sông Vàm cỏ Đông: Bốn mùa soi từng mảng mây trời/ Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy/ Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
3. Vì sao tác giả ví con sông quê mình như dòng sữa mẹ?
Tác giả ví dòng sông quê mình như dòng sữa mẹ vì con sông này đã đưa nước về tưới cho đồng ruộng, vườn cây. Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ mang nặng tình thương yêu.
4. Học thuộc lòng bài thơ (học sinh tự học).

Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
Dấu chấm hỏi, chấm than

A. Mục tiêu bài học

- Nhận biết và sử dụng đúng một sô từ thường dùng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
- Luyện tập sử dụng đúng dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
1. Chọn và xếp các từ ngữ sau vào bảng phân loại:

Từ dùng ở miền Bắc

Từ dùng ở miền Nam

bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan.

ba, má, anh hai, trái, bông, thơm (khóm), mì, vịt xiêm.

2. Các từ in đậm trong đoạn thơ sau thường được dùng ở một số tỉnh miền Trung. Em hãy tìm những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ ấy.

Gan gan thế mẹ à?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay bắn sớm trưa
Thì tôi cứ việc nắng mưa đưa đò...

(thế, nó gì, tôi, à)

3. Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây?
Cá heo ở vùng biển Trường Sa

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên: "Cá heo !" " Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: "A ! cá heo nhảy múa đẹp quá !" Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng:

- Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé !

Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cám ơn rồi tỏa ra biển rộng.

Tập viết Ôn chữ hoa: h01
A. Mục tiêu bài học

Củng cố cách viết chữ hoa h02 . Viết tên riêng h03 bằng chữ cỡ nhỏ. Viết câu ứng dụng: h04

B. Hướng dẫn viết chữ
1. Luyện viết chữ hoa:
Các chữ hoa có trong bài: hhh

- Chữ h05 hoa: gồm 2 nét, 1 nét cong khép kín tạo nên chữ h07 6 hoa và dấu phụ (dấu mũ).

- Chữ h02 12 hoa: gồm 2 nét: nét 1 kết hợp của hai nét cơ bản cong trái và lượn ngang, nét 2 móc ngược phải, phần cuối lượn vào trong.

- Chữ h04 5 hoa: Gồm 3 nét: 2 nét đầu (1, 2) viết như chữ I, nét 3 được kết hợp của 2 nét cơ bản: móc cuối trái và móc ngược phải nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ (nét thắt) ở giữa thân chữ.

- Viết vào vở chữ h02 12 1 dòng; chữ h06 8 và h04 5 1 dòng.

2. Luyện viết từ ứng dụng:
- Ông ích Khiêm sinh năm 1832 mất năm 1884, quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài.
- Viết vào vở tên riêng h03 10 2 dòng.
Khi viết chú ý giữa chữ h02 12 và chữ h08 không nối liền nét.

3. Luyện viết câu ứng dụng: h04 11
Hiểu nội dung câu tục ngữ: Khuyên nhủ mọi người trong cuộc sống cần phải tiết kiệm. Viết câu tục ngữ vào vở 5 lần.

Tập đọc: Cửa Tùng
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng ở các từ: lịch sự, cứu nước, lũy tre làng, xanh lơ, chiến lược, mênh mông, sóng biển... Biết đọc đúng giọng văn miêu tả.
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa cua các từ: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi bạch kim. Hiếu nội dung của bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
B. Tìm hiểu nội dung
Bài văn Cửa Tùng chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “phi lao rì rào gió thổi”). Giới thiệu dòng sông Bến Hải với dấu ấn lịch sử và vẻ đẹp của nó.
- Đoạn 2 (Từ “Từ cầu Hiền Lương” đến “đổi sang màu xanh lục”) Vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng.
- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Cảm nhận của con người về Cửa Tùng.
I. Hướng dẫn luyện đọc
Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, tràn đầy cảm xúc ngưỡng mộ một vẻ đẹp kì diệu. Nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm (mướt màu xanh, rì rào gió thổi, biển cả mênh mông, Bà chúa của bãi tắm...). Đọc đúng các câu văn:
- Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải/ - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. // Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng/ và những rặng phi lao rì rào gió thổi. //
- Diệu kì thay! trong một ngày,/ Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển.// Bình minh, / mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển,/ nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. //

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải rất đẹp, thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
2. Em hiểu thế nào là “Bà chúa của các bãi tắm”?
"Bà chúa của các bãi tắm" là bãi tắm đẹp nhất của tất cả các bãi tắm.
3. Sắc màu nước biển cửa Tùng có gì đặc biệt?
Sắc màu nước biển Cửa Tùng rất đặc biệt, nó thay đổi ba lần trong một ngày nên có 3 sắc màu nước biển: Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng dỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ. Chiều tà đổi sang màu xanh lục.
4. Người xưa so sánh bãi biển cửa Tùng với cái gì?
Người xưa so sánh biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Hình ảnh so sánh này càng làm tăng thêm vẻ đẹp lộng lẫy, hấp dẫn của Cửa Tùng một cửa biển của miền Trung nước ta.

Chính tả (Nghe-viết): Vàm cỏ Đông
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe - viết chính xác và trình bày đẹp hai khổ thơ đầu bài Vàm cỏ Đông.
- Viết đúng một số tiếng có vần khó it/uyt. Phân biệt tiếng chứa âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: r/d/gi; thanh hỏi/thanh ngã.
B. Tìm hiểu nội dung
I. Hướng dẫn nghe - viết

- Đọc lại 2 khổ thơ đầu của bài Vàm cỏ Đông.
- Biết trình bày đúng, đẹp bài thơ 7 chừ. Bắt đầu viết các dòng thơ cách lề 2 ô li. Chú ý viết các từ khó: xuôi dòng, nước chảy, Vàm Cỏ Đông, mãi gọi, tha thiết,...
II. Hướng dẫn làm bài tập
1. Nghe - viết:
Vàm cỏ đông (2 khổ thơ đầu).
Những chữ trong bài phải viết hoa: Vàm cỏ Đông, Hồng (tên riêng); Ở, Quê, Anh, ơi, Đây, Bốn, Từng, Bóng (chữ đầu các dòng thơ).
2. Điền vào chỗ trống it hay uyt ?
huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
3. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:

a) - rá, giá:
rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi,...
giá: giá áo, giá buốt, giá cả, giá lạnh, giá thành, giá trị, giá vốn,...

- rụng, dụng:
rụng: rụng rời, rơi rụng, rụng xuống,...
dụng: dụng binh, dụng cụ, dụng tâm, dụng võ, dụng ý, vô dụng,...

b) - vẽ, vẻ
vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ đường cho hươu chạy,...
vẻ: vẻ vang, vui vẻ, nhiều vẻ, vẻ mặt, vẻ đẹp,...

- nghĩ, nghỉ:
nghĩ: nghĩ ngợi, ngẫm nghĩ, suy nghĩ, nghĩ bụng, nghĩ lại,...
nghỉ: nghỉ ngơi, nghỉ hè, nghỉ tay, nghỉ việc, nghỉ phép, nghỉ học,...

Tập làm văn: Viết thư
A. Mục tiêu bài học

- Rèn kĩ năng viết: Viết thư cho bạn cùng lứa tuổi.
- Trình bày đúng thể thức một bức thư.
B. Tìm hiểu nội dung (Hướng dẫn làm bài tập)
Viết một bức thư cho bạn ở một tỉnh miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) để làm quen và hẹn bạn thi đua học tốt.
Bài tham khảo:

                                            TP Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm …………

Hương Lan thân mến!

Chắc bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận được lá thư này của mình. Nhưng mình lại biết rất rõ về bạn vì mình đã đọc báo Khăn quàng đỏ và nhìn thấy hình cũng như thành tích của bạn. Mình rất khâm phục ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập của bạn. Minh tin bạn là cô gái giàu nghị lực. Mình rất muốn được làm quen với bạn.

Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Hồ Thị Vân Anh, học sinh lớp 3B trường Hòa Bình thành phố Hồ Chí Minh.

Nhận được thư này bạn viết thư cho mình nhé. Chúc bạn học giỏi, chăm ngoan. Hẹn gặp bạn ở thư sau.

                                                              Người bạn mới quen

                                                                Hồ Thị Vân Anh

© Bản quyền thuộc về Bài kiểm tra. Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây