© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 111 -Tập làm văn: LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

Thứ sáu - 17/01/2020 10:12
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 111 -Tập làm văn: LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm liên kết và các phương tiện liên kết câu và liên kết đoan văn.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện liên kết khi viết văn.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn vào thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ? Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về khái niệm liên kết:
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm liên kết:
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 19p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ (SGK).

? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung.

? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?
HS: ( - Cách phản ánh thực tại thông qua những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân người nghệ sĩ, là một bộ phận làm nên tiếng nói của văn nghệ.)
GV: Nhận xét.
? Hãy chỉ ra nội dung chính của mỗi câu trong đoạn?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.






? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn?
HS: (- Các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn “ Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ”. )
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Em có nhận xét gì về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
HS: ( 1. Tác phẩm nghệ thuật là gì?- Phản ánh thực tại khách quan
     2. Phản ánh thực tại như thế nào?- Tái hiện và sáng tạo
     3. Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì?- Nhắn gửi một điều gì đó. )

GV: Nhận xét, sửa chữa.
? Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào?
HS: ( Trả lời)



GV: Nhận xét, bổ sung.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/43 )
HS: ( Đọc ghi nhớ)       
GV: Chuyển ý.
I. Khái niệm liên kết:
1. Ví dụ: ( SGK/42,43 )
2. Nhận xét:
- Vấn đề bàn luận: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.


- Mối quan hệ : Toàn thể - bộ phận.





+ Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
+ Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.






 





- Lặp từ vựng: Tác phẩm- tác phẩm
- Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng: Tác phẩm- Nghệ sĩ
- Phép thế: anh- nghệ sĩ; cái đã có rồi- những vật liệu mượn ở thực tại.
- Phép nối: Quan hệ từ nhưng

 * Ghi nhớ: ( SGK/43)
Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
- Mục tiêu: thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
? Chủ đề của đoạn?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Nội dung các câu như thế nào?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Nêu trình tự của các câu?
HS: ( Trả lời )





GV: Nhận xét và chốt ý.
? Các biện pháp liên kết được sử dụng?
HS: ( Trả lời )



GV: Nhận xét, sửa chữa và kết luận lại.
II. Luyện tập:
 
 * Bài tập: ( SGK/43,44 )
 1. Chủ đề của đoạn: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực trí tuệ của con người Việt Nam.
* Nội dung các câu: Đều tập trung vào việc phân tích các điểm mạnh cần phát huy và những lỗ hổng cần khắc phục.
* Trình tự:
- Câu 1: Khẳng định điểm mạnh của con người Việt Nam.
- Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh trong sự phát triển chung.
- Câu 3: Khẳng định điểm yếu
- Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập.
- Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục các lỗ hổng.
 2. Các biện pháp liên kết:
2-1: Đồng nghĩa ( Bản chất trời phú ấy )
3-2: Phép nối ( Nhưng )
4-3: Phép nối ( Ấy là )
5-4: Lặp từ ngữ ( Lỗ hổng )
C. Hoạt động luyện tập. (Đã thực hiện ở phần luyện tập)
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian:
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Các đoạn văn trong văn bản phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, chuẩn bị giờ sau luyện tập.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây