© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 113 – HDDT VĂN BẢN: CON CÒ (Chế Lan Viên)

Thứ sáu - 17/01/2020 10:16
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 113 – HDDT VĂN BẢN: CON CÒ (Chế Lan Viên)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ và giọng điệu của bài.
2. Kĩ năng:                  
- Rèn luyện cho HS đọc, cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ sáng tạo bằng liên tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS thái độ trân trọng những tình cảm yêu thương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản về tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét, bổ sung.
? Tác phẩm viết vào năm nào?Thể thơ?
HS: ( Trả lời )


GV: HDHS đọc giọng: Tâm tình, thủ thỉ, đầm ấm.
HS: ( Thay nhau đọc )  
GV: Nhận xét
GV: ? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?
HS: ( Trả lời )

 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tên thật Phan Ngọc Hoan(1920- 1989)
- Quê : Cam Lộ - Quảng Trị
- Là nhà thơ xuất sắc của nhà thơ hiện đại VN
- Thơ có phong cách độc đáo : Suy tưởng , triết lí , đậm chất trí tuệ
2. Tác phẩm:
- Viết năm 1962
- In trong tập “Hoa ngày thường – chim báo bão”
- Thể thơ: Tự do




 3. Bố cục: 3 phần
- Đ1: H/a con cò qua lời ru của mẹ
- Đ2 : H/a con cò trong tiềm thức mỗi người
- Đ3: Ý nghĩa lời ru và tấm lòng người mẹ
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ?Hình tượng trung tâm xuyên suốt của bài thơ là con cò.Qua hình tượng con cò, tác giả muốn nói lên điều gì?
HS: ( Ngợi ca tình mẹ và lời ru )
GV: ? Ngay trong lời mẹ hát, hình ảnh con cò hiện lên như thế nào ?
HS: ( Trả lời )
GV:? Trong đoạn 1, con cò gợi lên điều gì ?(Tượng trưng cho ai )?
HS: ( + C/S yên bình
     + Nguời mẹ nhọc nhằn )
GV: ?Lúc này em bé đã hiểu lời ru của mẹ chưa ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc đoạn 2,3 ở SGK.
HS: Đọc
GV: ? Trong tiềm thức mỗi con người, cánh cò có gần gũi không ?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Chi tiết nào cho biết hình ảnh con cò luôn theo suốt cuộc đời mỗi người ?
HS: ( Trả lời )

GV: ?Theo em, ai là người luôn theo ta trên mọi bước đường đời ?
HS: ( Nguời mẹ )
GV: ?Qua hình tượng con cò ta liên tưởng đến ai ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Hình ảnh con cò trong đoạn 3, có khác gì so với 2 đoạn trên ?
HS: ( Trả lời )

GV: ?Tìm những câu thơ mang tính khái quát ở đoạn 3 ?
HS: ( + Con dù lớn vẫn là con của mẹ
      + Một con cò thôi
         Con cò mẹ hát
         Cũng là cuộc đời
         Vỗ cánh qua nôi )
GV:? Em hiểu như thế nào về các câu thơ trên?
HS: ( Mẹ luôn ở bên con, che chở cho con trong suốt cuộc đời. )





GV: Nhận xét và chốt lại.
II. Phân tích văn bản: 
1. Hình tượng con cò trong lời ru của mẹ:



- Được gợi ra từ những câu ca dao với vẻ nhịp nhàng thong thả, bình yên

- Con cò kiếm ăn tượng trưng cho người mẹ nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống

-> Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ một cách vô thức


2. Hình tượng con cò trong tiềm thức mỗi người:

- Gần gũi thân thiết trở thành người bạn đồng hành của con người trên bước đường đời


+ Ấu thơ : Đứng quanh nôi
+ đến trường : Đi học
+ Lúc trưởng thành : Bay vào trong thơ


- Biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ.


3. Ý nghĩa lời ru:









- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ bao la luôn ở bên con mẹ là cuộc đời của con.

+ Cò sẽ tìm con
  Cò mãi yêu con
+ Con dù …của mẹ
-> Khái quát quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn, sâu sắc, triết lí.
Hoạt động 3: HDHS tổng kết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 05p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Hãy tìm các biện pháp nghệ thuật trong bài?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.
? Bài thơ ca ngợi điều gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/48 )
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều điệp ngữ, ca dao.
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng.
 2. Nội dung:


  * Ghi nhớ: ( SGK/48 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Đọc thuộc lòng đoạn thơ I, II, III
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Văn bản ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây