© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 112 – LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

Thứ sáu - 17/01/2020 10:14
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 112 – LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về liên kết và các phương tiện liên kết câu và liên kết đoan văn.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện liên kết khi viết văn.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn vào thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ? Yêu cầu về nội dung và hình thức đối với các đoạn văn trong bài văn nghị luận.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết về liên kết câu và liên kết đoạn văn:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về liên kết:
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
HS: (- Tạo thành đoạn văn và văn bản hoàn chỉnh.)         
GV: ? Có mấy loại liên kết?Dấu hiệu nào để nhận biết loại liên kết đó?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét. Bổ sung.
-> Chốt ý.
 
I. Ôn tập lí thuyết:

 

  1. Liên kết nội dung:
 - Các câu trong đoạn phải tập trung làm rõ chủ đề của đoạn.
 - Trình tự sắp xếp các câu hợp lí.
  2. Liên kết hình thức:
 - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường liên tưởng, quan hệ từ, đại từ, cụm từ.
 - Dùng phép liên kết: Thế, nối, lặp.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
- Mục tiêu: thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 25p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập1.

HS: ( Đọc kĩ yêu cầu-> Hoạt động nhóm theo bàn- 5 phút.)
HS: ( Trình bày)

GV: Nhận xét, sửa chữa.











-> HDHS làm bài tập 2.
HS: ( Lên bảng làm )



GV: Nhận xét và sửa chữa.
-> HDHS làm bài tập 3,4.
Chữa lại 3a:
 - Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn ra mặt trận. Bây giờ mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
Chữa lại 3b:
 “… rồi chết. Suốt hai năm chồng ốm nặng chị làm quần quật…”


Chữa lại 4a:
- Thay “ nó” bằng “ chúng”

Chữa lại 4b:
- Thay “ Hội trường” bằng “ Văn phòng”.
GV: Nhận xét, sửa chữa và rút kinh nghiệm.
II. Luyện tập:
 
 1. Bài tập 1:
a. Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn:
- Lặp từ trường học-> Liên kết câu.
- Thế từ như thế bằng trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.
-> Liên kết đoạn văn.
b. Phép liên kết câu và liên kết đoạn:
- Lặp từ văn nghệ-> Liên kết câu.
- Lặp từ sự sống, văn nghệ -> Liên kết đoạn.
c. Phép lặp: Thời gian, con người
-> Liên kết câu.
d. Phép liên kết câu:
- Dùng từ trái nghĩa:
+ Yếu đuối- mạnh
+ Hiền lành- ác.
 2. Bài tập 2: Các cặp từ trái nghĩa:
1. Thời gian vật lí- Thời gian tâm lí.
2. Vô hình- Hữu hình
3. Giá lạnh- Nóng bỏng.
4. Thẳng tắp- Hình tròn
5. Đều đặn- Lúc nhanh lúc chậm

 3. Bài tập 3:
 
 a. Sai lỗi về liên kết nội dung: các câu không phục vụ nội dung chủ đề của đoạn.




 b. Sai lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc trong các câu không hợp lí.

 4. Bài tập 4:        
 
 a. Lỗi dùng từ câu 2 và câu 3 không thống nhất.
  
 b. Từ không đồng nghĩa.
C. Hoạt động luyện tập. (Đã thực hiện ở phần luyện tập)
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian:
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Các đoạn văn trong văn bản phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài “Con cò”.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây