© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 114: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

Thứ sáu - 17/01/2020 10:18
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 114: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện HS kĩ năng lập dàn ý và viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực viết văn của HS hiệu quả.Thông qua các bước làm bài giáo dục HS đạo lí làm người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Con cò”? Văn bản ca ngợi điều gì?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Nắm được kiến thức cơ bản về bài văn nghị luận....
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 13p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ ( SGK/51, 52 )
? Các đề bài trên có gì giống và khác nhau?
HS: ( Trả lời )      
GV: Nhận xét, bổ sung:
- Đề 1,3,10 kèm theo mệnh lệnh
- Đề 2,4,5,6,7,8,9 không kèm theo mệnh lệnh.
? Dựa vào mẫu trên, hãy tự nghĩ ra 1 vài đề tương tự?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
1. Ví dụ: ( SGK/ 51,52 )
  Văn bản: Tri thức là sức mạnh
2. Nhận xét:
- Yêu cầu: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Có 2 dạng đề:
+ Kèm theo mệnh lệnh
+ Không kèm theo mệnh lệnh
 
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Chép đề bài lên bảng.

HS: ( Tìm hiểu đề )
GV: ? Đề trên thuộc loại gì? Đề yêu cầu gì?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.
? Tri thức để viết bài này lấy từ đâu?
HS: ( - Vốn sống trực tiếp: Tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh, kinh nghiệm.
- Vốn sống gián tiếp: Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam, phong tục, tập quán, văn hóa dân tộc. )
GV: Nhận xét, chốt ý.
-> HDHS tìm ý.
? Câu tục ngữ trên có những nghĩa nào?
HS: ( Trả lời)








GV: Nhận xét, chốt ý.
? Từ câu tục ngữ trên có thể rút ra bài học gì?
HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét, bổ sung.

? Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” có ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời)



GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Tiểu kết tiết 1.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
 * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ
-> Phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ.






a. Nghĩa đen:
- Nước là sự vật tự nhiên, mềm, lỏng,mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình; có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.
- Nguồn là nơi bắt đầu dòng chảy.
  b. Nghĩa bóng:
- Nước là thành quả vật chất và tinh thần mà con người được hưởng thụ.
- Nguồn là những người có công tạo dựng lên thành quả đó.
 * Bài học đạo lí:
- Những người được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra nó.
- Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.
-> Phải biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những thành quả đó.
-> Đồng thời với hưởng thụ, phải có trách nhiệm nỗ lực, tiếp tục sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần.
* Ý nghĩa của đạo lí:
- Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
- Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẻ đẹp văn hóa của dân tộc.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu bố cục và nhiệm vụ chung của bào văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài “Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí”.
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây