© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 117 – Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Chủ nhật - 19/01/2020 10:43
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 117 – Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nhỏ dâng hiến cho cuộc đời.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS có ý thức về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của cá nhân.
4. Định hướng phát triển năng lực:
  - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
HS Quan sát SGK:
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét, bổ sung.

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?Thể thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: ( Bài thơ viết vào tháng 11/1980 khi tác giả còn nằm trên giường bệnh.)

GV: HDHS đọc giọng: say sưa, trìu mến, thiết tha.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       
GV: Nhận xét.

-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung?
HS: ( Bốn phần:
P1: Sáu câu đầu: Mùa xuân của thiên nhiên
P2: Mười câu tiếp: Mùa xuân của đất nước
P3: Tám câu tiếp: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước.
P4: Bốn câu cuối: Lời ca quê hương, đất nước. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Tên thật: Phạm Bá Ngoãn (1930-1980)
- Quê : Phong Điền – Thừa Thiên Huế
- Là nhà thơ cách mạng tham gia chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:

- Viết năm 1980
- Thể thơ: Năm chữ.

 






 * Từ khó: ( SGK )

 3. Bố cục: 4 phần
 
Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản:
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS theo dõi vào sáu câu thơ đầu.
?Cảnh mùa xuân được tác giả phác họa qua những chi tiết nào?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Những hình ảnh ấy làm nổi bật điều gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Cấu tạo ngữ pháp trong hai câu đầu có gì đặc biệt?Tác dụng?
HS: ( Đảo ngữ-> Màu tím của hoa và màu xanh của sông thật hài hòa gợi lên cảm giác dịu dàng,êm ái, thanh bình.)
GV: Nhận xét.
?Em nhận xét gì về tín hiệu mùa xuân ở Huế?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Em hiểu “ giọt” ở đây là giọt gì?.
HS: (Trả lời )
GV: Chốt lại.
- Tiếng chim-> từng giọt-> đưa tay hứng.
( Thính giác-> Thị giác-> Xúc giác )


Hết tiết 1, chuyển tiết 2.
II. Phân tích văn bản: 
1. Mùa xuân của thiên nhiên:
- Dòng sông xanh
- Hoa tím biếc
- Chim chiền chiện hót.

-> Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng tươi vui.


- Đảo ngữ: -> Ấn tượng bất ngờ, mới lạ.
          -> H/a, svật gần gũi, sống động  


-> Tín hiệu mùa xuân ở Huế rất đẹp, vui tươi, đầy sức sống.
  
                    Sương
            
- Giọt               Âm thanh (Tiếng chim)
   
                     Mưa xuân
-> Hiện tượng chuyển đổi cảm giác khiến cho tất cả đều biểu hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Qua sau câu thơ đầu khung cảnh mùa xuân hiện lên như thế nào?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Đọc thuộc lòng sáu câu thơ đầu?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Mùa xuân nho nhỏ.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây