© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 116: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

Thứ sáu - 17/01/2020 10:21
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 116: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, biết sử lỗi chính tả và cách diễn đạt.
- Kiểm tra đánh giá cách viết bài văn nghị luận của học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng hành văn trôi chảy, mạch lạc và biết cách sử chữa bài viết.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực, sửa chữa và rút kinh nghiệm qua bài viết .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :……………………………………….
+ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Yêu cầu Hs nhắc lại đề.
- Mục tiêu: Nhận ra lỗi sai, biết cách sửa chữa.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
* Đề bài:
Câu 1: Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp?














Câu 2: Hãy nêu yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?




Câu 3: Quan điểm của em về câu nói:“ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt”.

GV: Cùng HS xây dựng dàn ý chi tiết.


* Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt…?:
- Sách giúp ta hiểu nhiều lĩnh vực:
+ KH tự nhiên
+ KH xã hội
  • Sách giúp ta vượt qua khoảng cách của không gian và thời gian.
+ Hiểu được quá khứ và tương lai
+ Hiểu được tình hình trong nước và ngoài nước
b. Bình luận về tác dụng của sách:
- Sách tốt:
+ Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết.
+ Giúp con người khám phá giá trị của bản thân.
+ Chắp cánh ước mơ và khát vọng của sáng tạo.
  • Sách xấu:
+ Tuyên truyền lối sống ích kỉ, thục dụng.
+ Gieo rắc những tư tưởng tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới việc hình thành tư tưởng, nhân cách.
 
Câu 1 (2,0 điểm):
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu,.... và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường hay đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận củ một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Yêu cầu về nội dung của bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhận và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
Câu 3 (6,0 điểm)
1. Mở bài: (1,0đ)
- Nhận xét khái quát về vai trò quan trọng của sách đối với đời sống con người.
- Trích dẫn câu nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt.
 2. Thân bài: (4,0đ)
a. Giải thích ý nghĩa của câu nói:
- Là kho tàng của trí thức:
+ Về thế giới tự nhiên
+ Về đời sống XH
+ Về kinh nghiệm sản xuất
- Là sản phẩm tinh thần:
+ Sản phẩm của nền văn minh nhân loại
+ Kết quả của quá trình lao động lâu dài
+ Hàng hóa có giá trị đặc biệt
- Là người bạn tâm tình gần gũi:
+ Giúp ta hiểu điều hay, lẽ phải trong đời.
+ Làm cho cuộc sống tinh thần thêm phonng phú.
* Tại sao sách là ngọn đèn sáng bất diệt…?:
- Sách giúp ta hiểu nhiều lĩnh vực:
+ KH tự nhiên
+ KH xã hội
- Sách giúp ta vượt qua khoảng cách của không gian và thời gian.
+ Hiểu được quá khứ và tương lai
+ Hiểu được tình hình trong nước và ngoài nước
b. Bình luận về tác dụng của sách:
- Sách tốt:
+ Mở mang trí óc, nâng cao tầm hiểu biết.
+ Giúp con người khám phá giá trị của bản thân.
+ Chắp cánh ước mơ và khát vọng của sáng tạo.
- Sách xấu:
+ Tuyên truyền lối sống ích kỉ, thục dụng.
+ Gieo rắc những tư tưởng tình cảm tiêu cực, ảnh hưởng xấu tới việc hình thành tư tưởng, nhân cách.
  1. Thái độ đối với việc đọc sách:
- Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách lâu dài.
- Cần chọn sách để đọc
- Phê phán và lên án sách có nội dung xấu.
 3. Kết bài: (1,0đ)
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng, hành động của cá nhân.
Hoạt động 2: Nhận xét bài kiểm tra của học sinh và trả bài – gọi điểm:
- Mục tiêu: Học sinh nhận ra lỗi sai trong bài kiểm tra và biết cách sửa chữa.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Nhận xét chung về ưu, nhược điểm của HS.






* Kết quả:
  - Bài khá:
  - Bài yếu:
GV: Nhận xét cụ thể từng HS và đọc một bài khá, một bài yếu để so sánh-> Rút kinh nghiệm.
GV: Trả bài cho HS và gọi điểm vào sổ.
-> HDHS sửa chữa một số lỗi chính tả.
II. Nhận xét chung:
 1. Ưu điểm:
- Hiểu đề, có bố cục rõ ràng.
- Nhiều bài có cố gắng
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
 2. Nhược điểm:
- Diễn đạt lan man chưa có sức thuyết phục.
- Chữ xấu, sai chính tả nhiều.
- Nội dung sao chép, thiên về “ Bàn về đọc sách”.
- Nhiều bài viết còn quá sơ sài.
- Phê bình một số HS chưa có ý thức làm bài đúng quy định.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu bố cục và nhiệm vụ chung của bào văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, ôn lại nội dung kiến thức theo đề bài kiển tra viết số 5.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây