© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 115: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (tiếp theo)

Thứ sáu - 17/01/2020 10:20
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, TIẾT 115: Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện HS kĩ năng lập dàn ý và viết bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực viết văn của HS hiệu quả.Thông qua các bước làm bài giáo dục HS đạo lí làm người.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề đạo lí ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
- Mục tiêu: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 13p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: HDHS lập dàn ý cho đề bài trên.



? Theo em cần mở bài như thế nào ?


HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.

? Phần thân bài chúng ta sẽ phải làm gì?
HS: ( Trả lời )








GV: Nhận xét, chốt ý.


? Theo em, cần kết bài như thế nào?
HS: ( Trả lời )


HS: ( Tham khảo SGK/53 )

GV: Nhận xét, sửa chữa.
? Vậy, theo em muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí ta cần chú ý những gì?
HS: ( Trả lời)
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:

 * Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
  1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
  2. Lập dàn ý:
             
  a. Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.

 b. Thân bài:

 * Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
 * Nhận định, đánh giá câu tục ngữ:
- Nêu đạo lí làm người
- Khẳn định truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
- Khẳng định nguyên tắc đối nhân, xử thế.
- Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc.
  c. Kết bài:
- Câu tục ngữ khẳng định và thể hiện vẻ đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.
 
  3. Viết bài:

  4. Đọc và sửa chữa lại bài viết:


  * Ghi nhớ: ( SGK/54 )
 
Hoạt động 2: HDHS luyện tập.
- Mục tiêu: Học sinh viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

GV: HDHS tìm hiểu đề và tìm ý.
? Nêu tính chất và nội dung của đề bài trên?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Với đề bài trên cần giải quyết những vấn đề nào ?
HS: ( Giải thích “Tự học”
    Đánh giá vai trò của “tự học” )
GV: Nhận xét và HDHS lập dàn ý.
-> Cho hs thảo luận nhóm phần lập dàn ý.
HS: ( Sau 7p đại diện các nhóm trình bày. )
GV: Hoàn chỉnh dàn bài.











GV: Gọi hs đọc các đoạn văn đã viết ở nhà. (MB, TB , KB)
HS: ( đọc, nhận xét và sửa lỗi. )
GV: Sửa chữa và chốt ý.
III. Luyện tập:

  * Bài tập:
 Lập dàn ý cho đề : Tinh thần tự học
1. Tìm hiểu đề tìm ý:
a. Tìm hiểu đề:
- Tính chất: NL về vấn đề tư tưởng đạo lí
- Nội dung: Bàn luận về vấn đề tinh thần tự học.
 b. Tìm ý:
- Giải thích thế nào là tự học ?
- Cần có tinh thần tự học như thế nào ?
- Đánh giá vai trò của tự học đối với quá trình học tập của con người

 2. Lập dàn ý:
* MB : Nêu thực trạng học tập hiện nay và khái quát vai trò của tự học.
*TB :
- Giải thích :
+ Tự học: Học một cách chủ động, tự tích luỹ kiến thức, tự tìm hiểu bài mới
+ Tinh thần tự học phải cao, tự giác, tự nguyện vì mục đích trau dồi kiến thức…
- Vai trò của tự học
+ Kiến thức nhiều tự học để nâng cao trình độ và tích luỹ
+Tự học sẽ có hứng thú, nắm được bài nhanh, rộng..
* KB : Khẳng định lại vai trò của tự học và hướng rèn luyện của bản thân
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí cần đảm bảo những yêu cầu gì?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu bố cục và nhiệm vụ chung của bào văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, ôn lại nội dung kiến thức theo đề bài kiển tra viết số 5.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây