© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 118 – Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Tiếp theo

Chủ nhật - 19/01/2020 10:45
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 118 – Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) - Tiếp theo
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nhỏ dâng hiến cho cuộc đời.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ, đặc biệt là những hình tượng thơ.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS có ý thức về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của cá nhân.
4. Định hướng phát triển năng lực:
  - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 25p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
HS Quan sát SGK:


GV: Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng của nhà thơ chuyển sang của ai?
HS: ( Mùa xuân của đất nước.)
GV: Yêu cầu HS theo dõi mười câu thơ tiếp theo.
? Nhắc tới mùa xuân của đất nước, tác giả đã nhắc đến hình ảnh nào?
HS: ( Trả lời )
Em hiểu “lộc”là gì?
HS: ( Chồi non khi xuân về)
GV: ? Ở khổ hai, tác giả sử dụng nghệ thuật và nhịp thơ như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.


GV: ?Con người phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét .

? Em hiểu như thế nào về hình ảnh: Con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?
HS: ( Mong ước cụ thể được góp cái gì đó dù là nhỏ bé cho đời )
GV: ? Vì sao đang xưng “ tôi” tác giả lại chuyển sang xưng “ta”?
HS: ( “ tôi” và “ta” đều là ngôi thứ nhất.
- “tôi” nghiêng về cá nhân riêng biệt
- “ ta” vừa chỉ số ít vừa chỉ số nhiều
-> Nguyên ước của cá nhân đã hòa vào mọi người. )
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc “ Một mùa xuân… tóc bạc”
? Như vậy, nhan đề của bài thơ có ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Trước khi đi xa, nhà thơ muốn gửi lại cho đời lời nhắn nhủ gì?
HS: ( - Mỗi người nên mang đến cho đời, đóng góp vào cuộc sống chung phần tinh túy tốt đẹp của mình, dù nhỏ bé.
- Mỗi người nên sống có ích cho đời.)
GV: Nhận xét.
? Bài thơ kết thúc như thế nào?Cách gieo vần phối âm có gì đặc biệt?
HS: ( - Cách phối âm độc đáo, kết thúc bằng thanh trắc-Huế: Chất dân ca nhịp nhàng, buồn thương man mác. )
GV: Nhận xét, chốt lại.
 
II. Phân tích văn bản: 
1. Mùa xuân của thiên nhiên:
2. Mùa xuân của đất nước:







- Người cầm súng
- Người ra đồng
-> Lộc ( Chồi non )


- Điệp ngữ “ Tất cả như”
- Từ láy “ hối hả, xôn xao”
- So sánh “ Đất nước như vì sao”
- Nhân hóa “ Đất nước…vất vả và gian lao”.


-> Con người mang mùa xuân đến mọi miền đất nước để thực hiện hai nhiệm vụ: Chiến đấu và lao động xây dựng đất nước với không khí hối hả, khẩn trương.


 3. Nguyện ước của nhà thơ:
- Điệp ngữ “ Ta làm”-> Khẳng định ước nguyện chính đáng cao đệp thiết tha được sống có ích cho đời một cách khiêm nhường.







- Một mùa xuân nho nhỏ ( ẩn dụ ) -> Cuộc đời tác giả.
- Lặng lẽ dâng cho đời-> Âm thầm, không phô trương.
- Điệp từ “ Dù là” -> Cống hiến vô tư không giới hạn, không kể tuổi tác.

4. Lời ngợi ca quê hương đất nước:





- “ Xin hát…Nam ai, Nam bình”
-> Khao khát được hiến dâng sức mình cho quê hương, đất nước trước khi từ biệt cõi đời.
Hoạt động 2: HDHS tổng kết văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Em có nhận xét gì về hình ảnh, mạch cảm xúc và giọng điệu của bài?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.

? Bài thơ thể hiện điều gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/58 )
 
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật.
- Hình ảnh giản dị, tả thực và biểu tượng.
- Mạch cảm xúc chặt chẽ, lôgic.
- Giọng vui, say mê, trầm lắng, sôi nổi, thiết tha.
 2. Nội dung:

 * Ghi nhớ: ( SGK/58 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua văn bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Viếng lăng Bác.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây