© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 121 – Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Chủ nhật - 19/01/2020 10:51
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 121 – Tập làm văn: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ).
    - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích ).
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét và thực hành cho HS.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập để viết các bài TLV hiệu quả.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các bước tiến hành một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Mục tiêu: Biết được về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 14p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
HS Quan sát SGK:

GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
? Vấn đề nghị luận của bài là gì?
HS: ( Trả lời )      
GV: ? Hãy đặt cho bài viết một nhan đề khác?
HS: (- Hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong “ Lặng lẽ Sapa”. )
GV: ? Hãy tìm luận điểm trong 5 đoạn văn?
HS: ( Trả lời )


GV: ? Các đoạn văn trên được trình bày theo cách diễn dịch hay quy nạp?
HS: ( - Đoạn 1,5-> Quy nạp
      - Đoạn 2,3,4-> Diễn dịch )
GV: ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Luận cứ lấy từ đâu?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/63 )
HS: ( Đọc ghi nhớ)
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

  1. Ví dụ:  ( SGK/61, 63 )
- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên.




- L.điểm 1: Dù được miêu tả…khó phai mờ.
- L.điểm 2: Trước tiên,...của mình.
- L.điểm 3: Nhưng anh thanh niên...chu đáo.
- L.điểm 4: Công việc vất vả...khiêm tốn.
- L.điểm 5: Cuộc sống của chúng ta...đáng tin yêu

 2. Nhận xét:
- Mỗi luận điểm đều được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục, hấp dẫn người đọc.
- Các luận cứ xác đáng, sinh động
( H/ ảnh, chi tiết đặc sắc của tác phẩm )

 3. Kết luận:
- Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm.
* Ghi nhớ: ( SGK/63)
Hoạt động 2: HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập.
HS: Hoạt động nhóm nhỏ ( 2 người )
-> Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, chốt lại.
 
II. Luyện tập:
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn sống- chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vệt lão Hạc.
- Luận điểm: " Từ việc miêu tả... từ đầu”
-> Tác giả tập trung phân tích những diễn biến trong nội tâm nhân vật vì đó là việc chuẩn bị cho một cái chết dữ dội của nhân vật.
-> Cái chết là kết quả của một cuộc chiến đấu giằng xé trong tâm hồn nhân vật.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Nêu lại khái niệm.
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây