© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 119 – Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)

Chủ nhật - 19/01/2020 10:47
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 119 – Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Bác Hồ.
- Tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”? Nêu giá trị nội dung văn bản?
+ Giới thiệu bài mới: Đề tài Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu nhiều lần viết về Bác rất hay, từ trong kháng chiến chống Pháp đã đến thăm Bác, khi Bác qua đời lại dắt em vào cõi Bác xưa. Minh Huệ thì dựng lại một đêm Bác không ngủ ở chiến trường Việt Bắc cách đây hơn nửa thế kỉ. Còn Viễn Phương xúc động kể lại lần đầu từ miền Nam ra viếng lăng vị cha già dân tộc qua bài thơ “ Viếng lăng Bác”
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái quát văn bản
- Mục tiêu: Nắm được thông tin cơ bản về tác giả và tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
HS Quan sát SGK:

? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung.
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?Thuộc thể thơ gì?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét và chốt ý.

GV: HDHS đọc giọng: Tình cảm, trang nghiêm, tha thiết.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       
GV: Nhận xét.
-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung từng phần?
HS: Bốn phần:
P1: Khổ đầu: Cảnh bên ngoài lăng vào buổi sớm khi tác giả tới.
P2: Khổ hai: Cảm xúc của tác giả trước đoàn người sắp vào lăng.
P3: Khổ ba: Cảnh trong lăng và sự xúc động của nhà thơ.
P4: Khổ cuối: Ước nguyện mai về miền Nam của nhà thơ. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tên thật: Phan Thanh Viễn(1928)
- Quê : An Giang
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
- Viết năm vào tháng 4/1976
- In trong tập “ Như mây mùa xuân”
( 1978 )
- Thể thơ: Tám tiếng, ngắt nhịp không cố định.





 * Từ khó: ( SGK/60 )
 3. Bố cục: 4 phần (4 khổ)







 
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 18p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS theo dõi vào khổ thơ đầu.
*HS: Đọc lại khổ thơ 1
? Đọc khổ thơ thứ nhất, nhận xét gì về cách xưng hô, cách dùng từ “thăm”?
- Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác: Lời giới thiệu, thông báo đầy xúc động.
? Có thể thay từ thăm bằng từ nào, từ đó thể hiện tình cảm như thế nào?
 - Thay bằng từ “viếng”.
- Cách xưng hô: thân thương, kính trọng, dùng từ “thăm” thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác thật tha thiết, thành kính thiêng liêng.
? Hình ảnh nào đập vào mắt nhà thơ đầu tiên?
- Hàng tre bát ngát
- Xanh xanh Việt Nam.

? Tại sao lại là hình ảnh hàng tre mà không phải là hình ảnh khác?
- Bởi vì tre thân thuộc và gần gũi với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam.
? Hình ảnh hàng tre nào là tả thực, hình ảnh nào mang ý nghĩa tượng trưng?
- Hàng tre bát ngát (tả thực)
- Hàng tre xanh xanh Viết Nam
 Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (tượng trưng)
? Hình ảnh đó tượng trưng điều gì?
- Tre: vừa là hình ảnh quen thuộc, vừa là biểu trương của sự sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.
*Đọc khổ thơ 2.
? Có mấy hình ảnh mặt trời xuất hiện trong khổ thơ?
? Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “mặt trời” thứ hai là gì?
- Mặt trời đi (vũ trụ)
- Mặt trời trong lăng (con người – Bác): ẩn dụ.
-> Nói lên sự vĩ đại của Bác, Bác như mặt trời mãi mãi sáng soi.
GV: Hai hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi:
- Mặt trời (câu 2) - ẩn dụ - thể hiện sự vĩ đại, sự tôn kính của nhân dân với Bác.
- Tràng hoa: ẩn dụ - tấm lòng thành kính.
-> Hình ảnh thơ sáng tạo: kết hợp thực, ẩn dụ, biểu tượng.
? Tìm hình ảnh ẩn dụ trong câu thơ 3, 4?
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
? Ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó?
- Hình ảnh đẹp và rất sáng tạo của nhà thơ: thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
Hết tiết 1-> chuyển tiết 2.
II. Phân tích văn bản: 
1. Cảm xúc trước lăng Bác
  a. Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng (khổ 1)
“Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác”
- Lời giới thiệu,thông báo đầy xúc động.



- Cách xưng hô: thân thương, kính trọng -> Thể hiện tình cảm tha thiết, thành kính thiêng liêng.


 - Hình ảnh hàng tre:
+ Bát ngát (tả thực)
+ Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng)
+ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (tượng trưng)






-> Biểu trương của sự sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc.


  b. Cảm xúc trước hình ảnh dòng người viếng lăng (khổ 2)





- “Mặt trời trong lăng”: Nói lên sự vĩ đại của Bác.






Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
  - Hình ảnh dòng người kết tràng hoa kính dâng lên Bác: thể hiện sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Đọc thuộc lòng khổ thơ đầu?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu nội dung khổ thơ đầu?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài: Viếng lăng Bác.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây