© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 120 – Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) (tiếp theo)

Chủ nhật - 19/01/2020 10:49
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 120 – Văn bản: Viếng Lăng Bác (Viễn Phương) (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Bác Hồ.
- Tích hợp “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM”.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :…………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng khổ thơ đầu cảu bài thơ “Viếng lăng Bác”
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tim hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nôi dung và nghệ thuật văn bản:
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 25p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
HS Quan sát SGK:

* HS đọc khổ thơ 3
? Câu thơ nào diễn tả cảm xúc và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm của không gian trong lăng Bác. Hãy tìm và đọc lên.
- Bác nằm .... dịu hiền.
? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ ấy?
- Bác ngủ bình yên bên cạnh vầng trăng.
? Hình ảnh vầng trăng dịu hiền là hình ảnh ẩn dụ, gợi em suy nghĩ và liên tưởng điều gì?
- Tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác.
- Những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.
? Câu thơ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi” muốn khẳng định điều gì? Tại sao tác giả nghe nhói trong tim?
- Khẳng định Bác vẫn sống mãi với non sông, đất nước nhưng không thể không đau xót khi Bác đã ra đi.



* Hs đọc khổ cuối.
? Tâm trạng nhà thơ khi rời lăng Bác?
- Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ và mong muốn được ở mãi bên Bác.
? Cùng với “nước mắt dâng trào” khi rời lăng, người con đã nguyện ước những điều gì?
- Muốn làm :
          Con chim hót
          Đố hoa toả hương
          Cây tre trung hiếu
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Những ước muốn đó thể hiện tình cảm đối với Bác như thế nào?
- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ý thơ thiết tha, chân thành, giọng thơ sâu lắng, bồi hồi. Ba hình ảnh ẩn dụ: chim, hoa, tre thể hiện những niềm ước muốn, những tình cảm thành kính, thiêng liêng. Nhân dân Việt Nam mong muốn được ở bên Bác, canh giấc ngủ cho Người.
? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có hình ảnh cây tre, em có nhận xét gì về sự lặp lại ấy?
- Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối bài với một nét nghĩa bổ sung, sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc cho bài thơ và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
II. Phân tích văn bản: 
1. Cảm xúc trước lăng Bác
2. Cảm xúc khi vào trong lăng Bác


- “Bác nằm .... dịu hiền.”




- Bác ngủ bình yên bên cạnh vầng trăng: gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người (ẩn dụ)

- ... trời xanh là mãi mãi
 ... nhói trong tim
=> Bác sống mãi với non sông đất nước, nhưng đau xót tột cùng khi Bác vĩnh viễn ra đi (hình ảnh ẩn dụ, giàu ý nghĩa biểu tượng).
 3. Cảm xúc khi rời lăng Bác và ước nguyện của nhà thơ:

- Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ và mong muốn được ở mãi bên Bác.


- Muốn làm:
+ Con chim hót
+ Đóa hoa toả hương
+ Cây tre trung hiếu




-> Ước nguyện được hóa thân vào cảnh vật để được ở bên Bác.
 
Hoạt động 2: HDHS tổng kết văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Em có nhận xét gì về giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ của bài thơ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
? Bài thơ thể hiện điều gì?
HS: ( Thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ ( SGK/60 )
? Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang phát động cuộc vận động “ Học tập và làm theo…HCM”. Vậy, sau khi học xong bài thơ này chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt cuộc vận động đó?
HS: ( Trả lời theo suy nghĩ. )
GV: Nhận xét và liên hệ:
( Ngay từ bây giờ chúng ta cần cố gắng học tập tốt, luôn luôn tìm tòi, học hỏi thầy cô và bạn bè để có thể trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ. Bên cạnh đó chung ta có thể sưu tâm các bài thơ, bài hát, mẩu chuyện về Bác để học thuộc-> Ngày càng thêm kính yêu Bác Hồ hơn. )
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Giọng điệu trang trọng, thiết tha.
- Nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm, ẩn dụ.
- Ngôn ngữ bình dị, cô đúc.
 2. Nội dung:
 * Ghi nhớ: ( SGK/60 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Đọc thuộc lòng ba khổ thơ cuối?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Nêu giá trị nội dung văn bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây