© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 128 – tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Thứ năm - 23/01/2020 10:18
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 128 – tập làm văn: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Hiểu rõ thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.  
    - Nắm vững những yêu cầu đối với một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
    - Rèn luyện cho HS kĩ năng tìm hiểu về kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, vận dụng làm bài tập.
3. Thái độ:
    - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập cách làm bài nghị luận.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghĩa tường mình và hàm ý? Cho ví dụ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Mục tiêu: Biết cách nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc văn bản ( SGK )

 ? Văn bản nghị luận về vấn đề gì?

HS: (- Hình ảnh mùa xuân và cảm xúc của Thanh Hải trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”.)
GV: ? Khi phân tích hình ảnh mùa xuân, tác giả đã nêu ra những luận điểm nào?
HS: ( 1. Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, thật đáng yêu.
     2. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu gọi, giọng hỏi.
    3. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được kết nối tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đất nước ở phía trước.)
GV: Nhận xét, bổ sung.
? Bố cục từng phần của bài trình bày những nội dung gì?
HS: ( Trả lời )





GV: Nhận xét.
? Em có nhận xét gì về bố cục và cách dẫn dắt của bài?
HS: ( Trả lời )

GV: Bài viết trên là bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
? Vậy, em hiểu thế nào là nghị luận một đoạn thơ, bài thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ- SGK/ 78 )
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
   1. Ví dụ: ( SGK/ 77, 78 )
- Văn bản: Khát vọng hòa nhập dâng hiến cho đời.
 
 














   2. Nhận xét:

- MB: Giới thiệu bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
- TB: Trình bày sự cảm nhận, đánh giá của tác giả về nội dung và nghệ thuật của bài thơ qua các luận điểm, luận cứ.
- KB: Tổng kết, khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ.

-> Bố cục cân đối, hợp lí.
-> Cách dẫn dắt vấn đề và phân tích hợp lí; tổng kết và khái quát hóa có sức thuyết phục.


   3. Kết luận:
 - Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy ( Ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh )  
 
Hoạt động 2: : HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đề bài (SGK/ 79)
-> HDHS làm bài.
HS: ( Làm bài tập-> Trình bày.)




GV: Nhận xét và sửa chữa.
 
 II. Luyện tập:
  * Đề bài: ( SGK/ 79 )
- Luận điểm 1: Nhạc điệu của bài thơ.
 + Nhịp điệu
 + Tiết tấu
- Luận điểm 2: Bức tranh mùa xuân.
 + Hình ảnh
 + Màu sắc
 + Âm thanh
 + Đối tượng
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 4p
? Thế nào là nghị luận một đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nêu bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:2p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây