© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 126 – văn bản: Nói Với Con (tiếp theo) (Y Phương)

Thứ hai - 20/01/2020 10:44
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 126 – văn bản: Nói Với Con (tiếp theo) (Y Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
2. Kĩ năng:          
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
   - Giáo dục cho HS tình cảm yêu thương với cha mẹ và niềm tự hào về quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “Nói với con”?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS phân tích văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
 



? Ngoài sự yêu thương của cha mẹ , con còn được nuôi dưỡng trong điều kiện nào ? Tìm chi tiết nói rõ điều đó ?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét.
? Tác dụng của từ “Cài, ken” trong câu thơ đó là gì ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Từ “Cho” được lặp lại hai lần có ý nghĩa gì ?
HS: ( Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn lối sống nghĩa tình của quê hương. )
GV: Nhận xét và chốt ý.
? Nhận xét về cuộc sống ở đây?
HS: ( Cuộc sống lao động tươi vui, thiên nhiên thơ mộng. )
GV: Chốt lại.

-> Yêu cầu HS theo dõi vào phần cuối văn bản.
? Cha đã kể cho con nghe những đức tính nào của người đồng mình?
HS: ( Trả lời )
-  Cao đo nổi buồn, xa nuôi chí lớn
   Không chê nghèo đói

- Thô sơ da thịt mà chẳng hề nhỏ bé
   Tự đục đá kê cao quê hương


GV: ?Qua đó cha mong ước điều gì ?
HS: ( Trả lời )




 GV: ? Qua những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS: ( Điệp từ “Sống” 3 lần vang lên thể hiện một tâm thế, một bản lĩnh , một dáng đứng của con người Việt Nam. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
II. Phân tích văn bản: 
1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:
a. Tình yêu thương của cha mẹ:
b. Sự đùm bọc cuả quê hương:
 

  Đan lờ cài nan hoa
  Vách nhà ken câu hát
  Rừng cho hoa
  Con đường cho tấm lòng




- Sử dụng nhân hóa, động từ: Cài, ken, cho-> Sự gắn bó, quấn quýt. Quê hương nuôi dưỡng tâm hồn con người.



-> Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động cần cù, vui tươi, thiên nhiên thơ mộng nghĩa tình.

2. Nét đẹp của con người quê hương và mong ước của người cha:
a. Những đức tính tốt đẹp của người đồng mình:

-> Sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc.
 
 -> Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin, không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và mong ước xây dựng quê hương

b. Mong ước của cha:
 - Con phải sống mạnh mẽ, biết chấp nhận và vượt qua mọi gian nan bằng ý chí của mình.
 - Con phải tự hào về truyền thống quê hương và tin tưởng để vững bước trên đường đời.


- Điệp từ: Sống-> Thể hiện tâm thế, bản lĩnh của người VN.
 
 
Hoạt động 2: : HDHS tổng kết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, chốt ý.
? Văn bản thể hiện ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
  III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:
- Nhiều câu cảm, giọng điệu thiết tha.
- Hình ảnh cụ thể, có sức khai quát mộc mạc, giàu chất thơ.
- Bố cục mach lạc, mạch cảm xúc diễn tiến hợp lí, tụ nhiên.
 2. Nội dung:

* Ghi nhớ: ( SGK/74)
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 4p
? Đọc thuộc lòng bài thơ thơ trên? Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Qua văn bản em cảm nhận được gì về tình cha con?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:2
+ Học bài, chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây