© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 125 – văn bản: Nói Với Con (Y Phương)

Thứ hai - 20/01/2020 10:42
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 125 – văn bản: Nói Với Con (Y Phương)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống, mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình qua lời thơ của Y Phương.
- Bước đầu hiểu được cách diễn đạt độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể, gợi cảm của thơ ca miền núi.
2. Kĩ năng:          
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
   - Giáo dục cho HS tình cảm yêu thương với cha mẹ và niềm tự hào về quê hương, đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ “ Sang thu”? Nêu giá trị nội dung văn bản?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )




GV: Nhận xét, bổ sung.


? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Thể thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt ý.

GV: HDHS đọc giọng: Rõ ràng, tình cảm.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       

-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt lại:
( Từ tình cảm riêng mở rộng thành tình cảm chung. )
I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Tên thật là Hứa Vĩnh Sước (1948), dân tộc Tày.
- Quê : Trùng Khánh – Cao Bằng
- Phong cách thơ: Thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh.
2. Tác phẩm:

- Sau 1975, tiêu biểu cho hồn thơ của Y Phương
- Thể thơ: Tự do





 * Từ khó: ( SGK)
 
  3. Bố cục: 2 phần
- 11 câu đầu : Cội nguồn sinh dưỡng của người con.
- Còn lại : Nét đẹp con người quê hương và mong ước của người cha.
 
Hoạt động 2: : HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Câu thơ nào thể hiện tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái ?
HS: ( 4 bốn câu thơ đầu )


GV: ? Em hiểu như thế nào về 4 câu thơ đó?
HS: ( Cha mẹ luôn yêu thưong, chăm chút, đón nhận từng bước đi của con.)
GV: Nhận xét.
? Nghệ thuật sử dụng ở 4 câu thơ đó ?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Em có nhận xét gì về không khí gia đình trong 4 câu thơ trên?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.

 
II. Phân tích văn bản: 
1. Cội nguồn sinh dưỡng của con:
a. Tình yêu thương của cha mẹ:
  Chân phải bước tới cha
  Chân trái bước tới mẹ
  Một bước chạm tiếng nói
  Hai bước tới tiếng cười




- Như nhịp chân cầu thang, nhịp thơ đặc trưng miền núi


-> Cha mẹ yêu thương, chăm chút và vui mừng đón nhận từng bước đi , tiếng nói của con trong không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt.
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 4p
? Đọc thuộc lòng bốn câu thơ trên?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nội dung bốn câu thơ trên là gì?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:2
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp của văn bản: Nói với con.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây