© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 124 – văn bản: Sang Thu (Hữu Thỉnh)

Thứ hai - 20/01/2020 10:40
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 124 – văn bản: Sang Thu (Hữu Thỉnh)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi cuả đất trời từ Hạ sang Thu.
2. Kĩ năng:          
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS tình cảm, tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
+ Giới thiệu bài mới: Sang thu- Thời khắc giao mùa giữa hạ và thu. Thời khắc dễ rung động của nhiều hồn thi sĩ. Nếu như Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu với ba bài “Thu vịnh”, “Thu ẩm”, “Thu điếu”, Xuân Diệu có “ Đây mùa thu tới”, Lưu Trọng Lư với “ Tiếng thu” thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm thu sang rất nhẹ nhàng, êm dịu…
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS đọc và tìm hiểu chung về văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào chú thích SGK/71.
? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung:
( Hữu Thỉnh là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu. Một số tác phẩm chính của ông như: “ Từ chiến hào đến thành phố”, “ Trường ca biển”, “ Thư mùa đông”. )
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?Thể thơ?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt ý.

GV: HDHS đọc giọng: Nhẹ nhàng, trầm lắng, khoan thai.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       
-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào? Nội dung?
HS: ( Trả lời )
-P1: Tín hiệu mùa thu
- P2: Quang cảnh đất trời sang thu
-P3: Sự thay đổi âm thầm trong lòng cảnh vật
GV: Nhận xét và chốt lại:
( Mạch cảm xúc của bài thơ: Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận tinh tế của tác giả về thiên nhiên khi vào thu, từng khổ thơ nối tiếp nhau nên không cần chia đoạn cũng được. )
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:

- Nguyễn Hữu Thỉnh (1942 )
- Quê : Tam Dương- Vĩnh Phúc
- Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.


2. Tác phẩm:
- Trích trong tập “ Từ chiến hào đến thành phố” ( 1991 )
- Thể thơ: Năm chữ.





 * Từ khó: ( SGK)
 
  3. Bố cục: 3 phần ( 3 khổ)
 
Hoạt động 2: : HDHS tìm hiểu chi tiết văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào khổ thơ đầu.
?Mùa thu được cảm nhận qua những hình ảnh nào?Tìm một số từ ngữ để phân tích?
HS: ( Hương ổi, gió se, sương chùng chình )
GV: ?Gió se là gió như thế nào?
HS: ( Gói nhẹ, khô, hơi lạnh hay còn gọi là gió heo may)
 GV: Nhận xét.
? Từ “ Bỗng”, “Phả ” có gì đặc biệt ? Nhận xét cách dùng từ của tác giả?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung:

? Tâm trạng của tác giả thể hiện qua từ ngữ nào ? Đó là tâm trạng gì?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét. Chốt lại:
( Bằng sự kết hợp tinh tế các từ ngữ
“ Bỗng” và “ Hình như” ta thấy được một tâm hồn nhậy cảm, gắn bó với cuộc sống nơi làng quê của nhà thơ . Từng cảnh vật sang thu như kéo hồn người sang thu. )
 Cái ngỡ ngàng ngạc nhiên ban đầu dần được cụ thể hóa như thế nào?
-> Gọi Hs đọc tiếp khổ thơ thứ hai.
? Hình ảnh thiên nhiên tiếp tục được phát hiện bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, phân tích thêm.


? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao" Chim bắt đầu vội vã”?
HS: ( Cánh chim bắt đầu vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều mùa thu trời tối nhanh hơn.)
GV: Nhận xét và chốt lại.
( Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để trú đông vì sợ lạnh. )
-> Yêu cầu HS chú ý vào hai câu thơ cuối của khổ hai.
? Em hiểu thế nào về hình ảnh “ Đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”?
HS: ( Đám mây như còn lưu luyến với mùa hạ vàn ngập ngừng đón nhận mùa thu, qua tư thế “ vắt nửa mình”. )
GV: Chốt ý.
( Đó là sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị. Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa mùa thu vậy.)
-> Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật thay đổi và ngay cả đám mây cũng khác lạ. Bằng cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan sự liên tưởng thú vị, bất ngờ, với tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả làm cho không gian, cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
GV: Yêu cầu HS theo dõi vào khổ thơ cuối.

? Thiên nhiên sang thu được gợi tả bằng hình ảnh nào?
HS: ( Nắng, mưa, sấm )

GV: Nhận xét, bổ sung và chốt ý:
( Nắng, mưa lúc sang thu cũng không còn giống như hồi giữa hạ. nắng nhạt dần chứ không còn chói chang, dữ dội, gay gắt. Mưa cũng đã ít đi, nhất là những cơn mưa giông ầm ầm, ồ ạt. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.
-> Hạ nhạt dần, thu đậm nét.
? Ở hai câu thơ cuối có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?
HS: ( Hai lớp nghĩa:
- Tả thực về hình tượng tự nhiên là sấm và hàng cây lúc sang thu
- Ẩn dụ: Sấm-> Vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời; Hàng cây đứng tuổi-> Từng trải. )
GV: Chốt lại:
(Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời. Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy nghiệm về con người về cuộc sống. )
II. Phân tích văn bản: 
1. Tín hiệu báo thu về: ( Khổ 1)
- Hình ảnh:
   + Hương ổi
   + Gió se
   + Sương chùng chình
-> Tín hiệu đặc trưng của thời khắc giao mùa từ Hạ sang Thu.


- Sử dụng từ: Bỗng, phả-> Đột ngột, bất ngờ.
- Từ láy: Chùng chình-> chuyển động chầm chậm, duyên dáng, yểu điệu.

- Từ: Hình như -> Tâm trạng ngỡ ngàng, ngạc nhiên, cảm xúc bâng khuâng.








 2. Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu: ( Khổ hai )

- Sông: Dềnh dàng-> Chậm chạm, thong thả, duyên dáng hơn.
- Chim: Vội vã đang tránh rét.
- Đám mây: Vắt nửa mình sang thu
( Nhân hóa)-> Không gian gợi mùa đẹp, gợi cảm.



















-> Nhà thơ mở rộng tầm nhìn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời sang thu trong tâm trạng say sưa.

3. Những biến chuyển trong lòng cảnh vật: ( Khổ cuối )

- Nắng: Vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần.
- Mưa: Thưa dần và ít đi.
- Sấm: Bớt bất ngờ.
- Sấm (ẩn dụ): Ngoại cảnh cuộc đời.
- Hàng cây đứng tuổi: Con người đã từng trải.
-> Nhà thơ gửi gắm suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời (Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. )
Hoạt động 3: : HDHS tổng kết văn bản
- Mục tiêu: Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 5p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét, chốt ý.
? Văn bản thể hiện ý nghĩa gì?
HS: ( Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.)
GV: Chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
 
 1. Nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giản dị, giàu sức gợi.
- Hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, ẩn dụ.
 2. Nội dung:


* Ghi nhớ: ( SGK/71 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Nêu giá trị nội dung văn bản?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 3p
? Bức tranh thiên nhiên hiện lên như thế nào trong văn bản?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị văn bản: Nói với con.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây