© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 122 – tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

Thứ hai - 20/01/2020 10:36
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 122 – tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS nắm được cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với yêu cầu của kiểu bài.
2. Kĩ năng:
    - Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, cách tổ chức, triển khai luận điểm.
   - Rèn luyện năng lực tư duy, tổng hợp và phân tích khi viết bài văn nghị luận
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự học, tư duy sáng tạo khi làm bài văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Mục tiêu: Biết được về kiểu bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK.
? Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
 - Đề 1: Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong chế độ cũ qua ...
 - Đề 2: Nghị luận về diễn biến cốt truyện ...
 - Đề 3: Nghị luận về thân phận Thuý Kiều
 - Đề 4: Nghị luận về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh ...
 ? Các từ “suy nghĩ”, “phân tích” cho ta biết giữa các đề bài có sự khác nhau như thế nào?
 - Sự khác nhau:
  + Suy nghĩ: Là xuất phát từ sự cảm nhận, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.
  + Phân tích là xuất phát từ tác phẩm để lập luận và sau đó là nhận xét, đánh giá tác phẩm.
GV: Nhận xét và chốt lại.
I/ Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 1. Tìm hiểu bài: Sgk/64,65.
a. Các đề bài trên nêu ra những vấn đề nghị luận:
- Nhân vật trong tác phẩm (đề 1,3)
- Cốt truyện (đề 2)
- Bàn về chủ đề của truyện (đề 4)






b. Đề bài đòi hỏi có sự khác nhau:
- Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để rút ra nhận xét.
- Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, góc nhìn nào đó.
 
Hoạt động 2: : HDHS tìm hiểu về các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Mục tiêu: Nắm được các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc đề bài (SGK/65 )
HS: ( Đọc )
? Tìm hiểu đề bài? (yêu cầu, thể loại, nội dung, mệnh lệnh của đề).

- Tìm ý: đặt câu hỏi xoay quanh nhân vật ông Hai.



GV: gọi học sinh đọc mục II.
? Mở bài cần nêu những ý nào?
? Thân bài cần nêu những nội dung chính nào?
? Kết bài cần nêu những ý nào?
GV: hướng dẫn HS trả lời, GV nhận xét.









- Giáo viên gọi học sinh đọc mục 3 II.
- Mở bài có mấy cách viết?
+ Trực tiếp, gián tiếp, phản đề.














- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
II/ Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
 * Đề bài: suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Thể loại: nghị luận về một nhân vật.
- Nội dung: nhân vật ông Hai.
- Tìm ý:
+ Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ rõ nét khi nghe tin làng theo giặc của nhân vật ông Hai.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, nhân vật, nội dung chính.
- Nhận xét chung về tác phẩm.
b. Thân bài:
- Nghị luận về nội dung.
- Nghị luận về nghệ thuật:
 Cốt truyện, tình huống, nhân vật, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật. (có lí lẽ, dẫn chứng).
c. Kết bài: Đánh giá chung về nội dung, nghệ thuật.
3. Viết bài:
a. Mở bài:
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Thân bài:
- Nêu luận điểm, luận cứ, luận chứng lấy trong tác phẩm.
+ Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, xác thực.
+ Liên kết câu, đoạn.
+ Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật.
- Liên hệ thực tế.
4. Kiểm tra lại bài và sửa chữa:
- Lỗi chính tả, dấu câu, dấu thanh, viết hoa…
* Ghi nhớ: sgk trang 68.
Hoạt động 3: : HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 14p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
GV: HDHS làm bài tập SGK/68.
- Yêu cầu của đề: Nghị luận về một tác phẩm truyện.
- Phương pháp: Xuất phát từ sự cảm hiểu của bản thân.
- Yêu cầu trên lớp: HS viết phần mở bài.
HS: ( Làm bài tập-> Trình bày. )
                                         

GV: Nhận xét, sửa chữa.
III. Luyện tập:
 * Bài tập: ( SGK/68 )
 Mở bài: Truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Lão Hạc không chỉ là một người nông dân bị bần cùng hóa vì đói nghèo, tối tăm mà còn là nạn nhân của bổn phận làm cha. Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? HS đọc lại bài viết.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Các bước để làm bài nghị luận về tác phẩm truyện haowjc đoạn trích?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây