© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 129 – tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Thứ năm - 23/01/2020 10:21
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 129 – tập làm văn: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS nắm được cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo đúng yêu cầu.
2. Kĩ năng:
    - Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện bốn bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
   - Biết cách tổ chức, triển khai các luận điểm.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự giác, tích cực, chủ động luyện viết văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nêu bố cục bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Mục tiêu: Biết đặc điểm kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 07p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc ví dụ ( SGK )
 ? Có mấy dạng đề cơ bản?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Các đề trên có gì giống và khác nhau?
HS: ( - Giống: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
    - Khác: Phân tích-> Phương pháp nghị luận; Cảm nhận-> Cảm thụ để nghị luận; Suy nghĩ-> Nhận định, đánh giá của người viết.)
GV: Nhận xét, chốt ý.
I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
   1. Ví dụ: ( SGK/ 79, 80)
- Có hai cách cấu tạo đề:
+ Kèm mệnh lệnh ( 1,2,3,5,6,8 )
+ Không kèm mệnh lệnh ( 4,7 )
 
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Mục tiêu: Biết cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................


GV: ? Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần tuân thủ những bước nào?

HS: ( Đọc kĩ đề/ SGK- 80)
GV: ? Đề bài trên yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?
HS: ( Tình yêu quê hương, đất nước. )
GV: ? Phương pháp nghị luận?
HS: ( Phân tích )
GV: ? Tư liệu viết bài lấy từ đâu?
HS: ( Bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh. )
GV: ? Nội dung chính của bài thơ là gì?
HS: ( Nỗi nhớ quê hương thể hiện qua tâm trạng, hình ảnh, màu sắc, mùi vị. )
GV: ? Nghệ thuật chính của bài?
HS: ( Cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp, tiết tấu. )
GV: ? Phần lập dàn bài cần tuân thủ mấy bước? Nội dung?
HS: ( + MB: Giới thiệu quê hương và tình yêu quê hương.
     + TB:
      -> Nội dung:
    - Cảnh bơi thuyền đánh cá
    - Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
    - Nỗi nhớ quê, nhớ biển
      -> Nghệ thuật: Thể thơ tám chữ, nhịp biến đổi, ngôn từ, hình ảnh…
     + KB:
    - Bài thơ là khúc ca trữ tình về quê hương.
    - Có sức lay động tâm hồn người đọc.
    - Gợi sự đồng cảm.


GV: Gọi HS đọc ví dụ ( SGK/ 81-83 )
HS: ( Đọc văn bản )
GV: ? Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Trong phần thân bài, tác giả đã nhận xét về tình yêu quê hương như thế nào?
HS: ( 1. Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình.
     2. Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thương. )
GV: ? Thân bài liên kết với mở bài và kết bài như thế nào?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ - SGK/83 )
 II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
  1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
* Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài " Quê hương " của Tế Hanh.
- Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.












- Bước 2: Lập dàn bài













- Bước 3: Viết bài
- Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.
2. Cách tổ chức triển khai luận điểm:
 a. Ví dụ: " Quê hương trong tình thương nỗi nhớ "
 b. Nhận xét:
- MB: Giới thiệu chung về đời thơ Tế Hanh với khởi đầu thành công xuất sắc là bài "Quê hương".
- TB: Nhận xét, đánh giá về thành công của bài thơ thông qua cảm nhận và phân tích của người viết.





- KB: Khẳng định những đóng góp có giá trị tinh thần của bài thơ.
-> Thân bài liên kết với mở bài bằng các luận cứ-> Cụ thể hóa cho phần nhận xét khái quát ở thân bài, liên kết với kết bài kết luận mang tính quy nạp.

  * Ghi nhớ: ( SGK/83 )
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 12p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập.
-> HDHS lập dàn ý.
HS: ( Lập dàn ý )






GV:  Nhận xét, sửa chữa.
III. Luyện tập:
 * Đề bài:  Phân tích khổ 1 bài"Sang thu”.
 + MB: Giới thiệu bài thơ nói chung và khổ thơ nói riêng.
 + TB:
- Phân tích sự cảm nhận về mùa thu của tác giả thông qua các giác quan ( Thính giác -> Thị giác-> Khứu giác. )
- Phân tích các nghệ thuật: Nhân hóa, câu hỏi tu từ, miêu tả...
- Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả so với một số bài thơ thu khác.
  + KB: Nêu giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Nêu bố cục của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:2p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây