© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 130 – Văn bản: Mây và Sóng (Ta – go)

Thứ năm - 23/01/2020 10:22
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 130 – Văn bản: Mây và Sóng (Ta – go)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng các cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc- hiểu, cảm thụ và phân tích văn bản.
3. Thái độ:
   - Giáo dục cho HS tình cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu khái quát văn bản.
- Mục tiêu: Nắm được thông tin tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: ? Hãy cho biết vài nét về tác giả?
 HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, bổ sung:
(Trong vòng 6 năm , ông mất 5 người thân . Vì vậy tình cảm gia đình ttrở thành đề tài quan trọng)


? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?Thể thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt ý.

GV: HDHS đọc giọng: Thủ thỉ, tâm tình.
-> Đọc mẫu.
HS: ( Đọc văn bản)       

-> Lưu ý HS một số từ khó.
? Bố cục của bài có thể được chia như thế nào?Nội dung?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét và chốt lại.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
- Ta gor : ( 1861 – 1941)
- Là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ
- Nhà văn đầu tiên của Châu Á nhận giải Nôben (1913 ) với “Thơ dâng”
- Thơ thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, nhân văn cao cả; chất trữ tình thắm thiết, triết lí thâm trầm.

 2. Tác phẩm:
- Viết bằng tiếng Ben Gan, in trong tập “Trăng non”
- Thể thơ: Tự do
 




* Từ khó: ( SGK)
 3. Bố cục: 2 phần
- Lời mời gọi của những người trên Mây, Sóng.
- Hình ảnh của em bé.
Hoạt động 2: HDHS phân tích văn bản:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: ? Trong phần đầu của các đoạn 1,2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
HS: ( Nghệ thuật nhân hóa “ bọn tớ”-> Người đi tìm bạn.)
GV: ? Mây và Sóng đã có hoạt động gì với em bé?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Mây và Sóng đã nói gì với em bé?
HS: ( - Hình ảnh: Bình minh vàng và vầng trăng bạc
     - Hành động, âm thanh: Ngao du, ca hát.)
GV: ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh Mây và Sóng đưa ra?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét, chốt ý.
-> Đố là những hoạt động đánh vào tâm lí trẻ.
? Em bé có thích đi chơi không? Dẫn chứng?
HS: ( Trả lời )
GV: Nhận xét.
? Lời mời gọi của Mây và Sóng như thế nào?
HS: ( Mang đậm màu sắc cổ tích)
GV: Nhận xét.
? Lời mời gọi của Mây và Sóng có ý nghĩa gì?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét và chốt ý.
? Khi nghe lời mời của Mây và Sóng, em bé đã làm gì?
HS: ( Hỏi cách đến đó )

GV: ? Điều này chứng tỏ gì? Vì sao?
HS: ( Rất thích đi chơi vì em là một đứa trẻ. )
GV: ? Vậy em bé có đi không ?
HS: ( Không )
GV: ? Vì sao em bé lại từ chối ?
HS: (Sợ mẹ buồn. )
GV: ? Qua đây em có nhận xét gì về tình cảm của em bé ?
HS: ( Yêu mẹ, muốn ở bên mẹ. )
GV:? Vậy điều gì đã hấp dẫn hơn cả thế giới kì diệu kia ?
HS: (Tình mẫu tử )

GV:? Từ chối những trò chơi hấp dẫn, em bé sáng tạo ra những trò chơi gì ?
HS: ( - Con là Mây- Mẹ là trăng
      Hai bàn tay ôm lấy mẹ
  - Con là Sóng - Mẹ là bến bờ kì lạ
 Con sẽ lăn và cười tan vào lòng mẹ )
GV: ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
HS: ( Trả lời )
GV:? Vì sao em bé chọn Mây- Trăng, sóng - bến bờ ?
HS: ( Hai h/a đó luôn tồn tại , không tách rời. )
GV: ? Cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ ?
HS: ( Lòng mẹ bao la đón nhận mọi tình cảm của con, tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt, có ở khắp mọi nơi. )
GV: ? Thật là một kết thúc viên mãn , tuyệt vời. Điều này khẳng định tình cảm em bé dành cho mẹ ra sao ?
HS: ( Đằm thằm, thiết tha. )
GV: Nhận xét và chốt lại.
II. Phân tích văn bản: 
1. Lời mời gọi của những người sống trên Mây, trên Sóng:
- Nghệ thuật: Nhân hóa



 - Rủ rê đi chơi







- Hình ảnh đẹp, rực rỡ màu sắc và hấp dẫn.











-> Lời mời gọi là tiếng gọi của một thế giới kì diệu-> Cám dỗ và sự quyến rũ bên ngoài.

2. Hình ảnh em bé:
a. Lời từ chối của em bé:
 - Lúc đầu : Hỏi đường muốn đi
+ Làm thế nào mà lên đó được
+ Làm thế nào ra ngoài đó được
-> Là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, thích vui chơi, thích những điều mới lạ.

- Sau đó: Từ chối, không muốn để mẹ ở nhà một mình.



-> Rất yêu mẹ, luôn muốn ở bên mẹ và làm cho mẹ hạnh phúc.

-> Sức mạnh tình mẫu tử đã khắc phục được ham muốn trẻ thơ.

b. Sáng tạo trò chơi:





- Nghệ thuật: So sánh, tưởng tượng

-> Trò chơi có sự hoà hợp tuyệt diệu giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử nên hay hơn và thú vị hơn


- Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: Mẹ- con
- Điệp từ “lăn” ->Tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.

-> Hạnh phúc ở quanh ta, do con người tạo ra.
Hoạt động 3 : HDHS tổng kết văn bản :
- Mục tiêu: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản:
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 05p
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

GV: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét, chốt ý.
? Văn bản ca ngợi điều gì?
HS: ( Tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.)
GV: Chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuật:

- Nhân hóa, so sánh, tưởng tượng
- Hình thức đối thoại lồng trong lời kể, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa biểu tượng.
  2. Nội dung:

 * Ghi nhớ: ( SGK/89)
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 03p
? Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 03p
? Cảm nhận của em về tình mẹ con?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:01p
+ Học bài, chuẩn bị bài: Ôn tập về thơ.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây