© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 133: Kiểm tra văn (phần thơ)

Thứ năm - 23/01/2020 10:31
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 133: Kiểm tra văn (phần thơ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
   - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì II.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết văn, cảm nhận, phân tích một đoạn, một câu, một hình ảnh hoặc một vấn đề trong thơ trữ tình.
3. Thái độ:
 - Giáo dục cho HS ý tích cực, tự giác và nghiêm túc trong giờ kiểm tra.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án, đề kiểm tra, đáp án – biểu điểm.
2. Học sinh: - Đọc và ôn tập kiến thức.
3. Phương pháp: Thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
A. MA TRẬN
Cấp độ
 
Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng
1. Mùa xuân nho nhỏ C1. Nhận biết văn bản, tác giả        
Số câu
Số điểm 
Tỉ lệ %
1
1
10%
      1
0,5
5%
2. Viếng lăng Bác C3. Nhận biết nét nghệ thuật của văn bản C2. Hiểu được giá trị nghệ thuật của văn bản. C6. Chép lại chính xác bài thơ.    
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
1
0,5
5%
1
3
30%
  3
4
40%
3. Sang thu   C4. Nắm được cảm xúc của tác giả gửi gắm trong bài thơ   C7. Viết được đoạn văn theo yêu cầu.  
T.số câu
T.số điểm
Tỉ lệ %
  1
0,5
5%
  1
4
40%
2
4,5
45%
4. Con cò C5. Biết được văn bản có sử dụng lời hát ra truyền thống        
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,5
5%
      1
0,5
5%
T.số câu
T.số điểm
Tỉ lệ %
3
2
20%
2
1
10%
1
3
30%
1
4
40%
7
10
100%
B. ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM : khoanh tròn vào chữ cái cho câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Đọc kĩ phần trích sau và trả lời câu hỏi (chọn câu trả lời đúng nhất).
..“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Câu 1a: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào, của ai ?
A. Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải      B . Sang thu - Hữu Thỉnh
C. Viếng lăng Bác - Viễn Phương      D . Mùa xuân nho nhỏ - Chế Lan Viên   
Câu 1b: Em cảm nhận được gì về khát vọng của nhà thơ được bộc lộ qua những lời thơ trên?
A. Mong muốn được sống mãi trong không khí mùa xuân của quê hương, đất nước.
B. Thể hiện niềm say mê, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của thiên, đất nước.
C. Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến một phần tốt đẹp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc”
D. Thể hiện niềm xúc động của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân của quê hương, đất đước.
Câu 2. Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Viếng Lăng Bác” được tạo nên từ những điểm nào ?
A.Thể thơ tám chữ (nhưng cũng có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ nhìn chung là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ.
B. Giọng điệu rất phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc : đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác.
C. Hình ảnh trong bài có nhiều sáng tạo, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng vừa quen thuộc, gần gũi với hình anht thực lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Phẩm chất nổi bật nào của cây tre được tác giả nói đến trong khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác”?
   A. Cần cù, bền bỉ.                B. Bất khuất, kiên trung.
   C. Ngay thẳng, trung thực.         D. Thanh cao, trung hiếu.
Câu 4: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ “Sang thu”?
  A. Hồn nhiên tươi trẻ.
  B. Mới mẻ, tinh khôi.
  C. Lãng mạn, siêu thoát.
  D. Mộc mạc, chân thành.
Câu 5. Văn bản nào sau đây có vận dụng lời hát ru truyền thống?
A. Sang thu.                                      B. Con cò.       
C. Nói với con.                             D. Viếng lăng Bác.
II. TỰ LUẬN:
Câu 6: Chép lại chính xác bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Câu 7: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về cái hay trong đoạn thơ sau:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
                                      ( Hữu Thỉnh – Sang thu )

C. HƯỚNG DẪN CHẤM - BIỂU ĐIỂM
I . Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1a 1b 2 3 4 5
Đáp án A C D B D B
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 6: (3 điểm)           Bài thơ: VIẾNG LĂNG BÁC
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim. 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

Câu 7: (4 điểm)
+ Nội dung: (3 đ)
- Đây là hình ảnh tả thực: Sang thu, nắng dịu, bớt mưa, sấm thưa dần và nhỏ không còn đủ sức lay động những hang cây với tán lá già dặn, đã trải nghiệm nhiều.
- Cái hay của khổ thơ: Gợi cho ta liên tưởng đến ý nghĩa khác – ý nghĩa con người và cuộc sống: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Khổ thơ không chỉ tả cảnh thiên nhiên lúc sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
+ Hình thức : (1 đ)
 - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, mạch lạc có liên kết các câu trong đoạn văn…
 4. Củng cố:
    - GV nhận xét giờ làm bài.
 5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
    - Ôn lại kiến thức nội dung bài kiểm tra viết số 6, giờ sau trả bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây