© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 132: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Thứ năm - 23/01/2020 10:30
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 132: Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
   - HS được củng cố khái niệm và điều kiện về nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kĩ năng:                  
   - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng và giải nghĩa hàm ý trong giao tiếp.
3. Thái độ:
   - Bồi dưỡng ý thức sử dụng hàm ý phù hợp với tình huống giao tiếp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
    - Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tường minh và hàm ý? Cho ví dụ?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu về điều kiện sử dụng hàm ý:
- Mục tiêu: Nắm được nội dung kiến thức:
- Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, gợi mở, diễn giảng, thực hành.
- Thời gian: 12p
- Điều chỉnh:..................................................................................................................

GV: Yêu cầu HS đọc VD ( SGK/90)
? Nêu hàm ý trong câu in đậm? Vì sao chị Dậu phải dùng hàm ý với con?
HS: ( - Hàm ý: Sau khi ăn bữa này con phải ăn ở nhà ông bà Nghị Quế, mẹ đã phải bán con.)
GV: ? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn?
HS: (- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
-> Chị Dậu không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những phút giây lừa dối cái Tý.)
GV: ? Chi tiết nào cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý?
HS: ( - Giãy nảy, òa lên khóc, liệng củ khoai. )
GV: Chốt ý.
 ? Qua ví dụ, theo em có mấy điều kiện sử dụng hàm ý?
HS: ( Trả lời )

GV: Chốt lại.
-> Gọi HS đọc ghi nhớ.
HS: ( Đọc ghi nhớ )
GV: Đưa ra bài tập nhanh.
? Xác định hàm ý trọng truyện
“ Thừa một con bò”?
HS: ( Anh ngu như bò )
I. Điều kiện sử dụng hàm ý:
   
1. Ví dụ: ( SGK/90)
 









    





2. Nhận xét:  Hai điều kiện.
- Người nói có ý thức đưa hàm ý.
- Người nghe có năng lực giải đoán hàm ý.
   * Ghi nhớ: ( SGK/ 91 )
 
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập
- Mục tiêu: Thực hành, củng cố, nắm chắc kiến thức:
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, thực hành
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................

GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
( SGK/75 ).
HS: ( Đọc và xác định yêu cầu bài tập)
-> Làm theo hướng dẫn của GV.
-> Trình bày.









GV: Nhận xét và chốt ý.
-> HDHS làm bài tập 2.
HS: ( Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2-> Lên bảng làm bài tập. )



GV: Nhận xét và sửa chữa.
-> HDHS làm các bài tập 3,4, 5.
II. Luyện tập:     
 
  1. Bài tập 1:
a) Hàm ý: Mời vào nhà uống nước
- Người nói: Anh thanh niên
- Người nghe hiểu hàm ý: Theo vào nhà, ngồi xuống ghế.
b) Hàm ý: Không thể cho được
- Người nói: Tấn
- Người nghe hiểu nên nói mỉa mai.
c) - Hàm ý1: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc làm tội nhân ư?
  - Hàm ý 2: Khgoong nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này,
-> Hoạn thư hiểu hàm ý nên hồn lạc phách xiêu và khấu đầu.

 2. Bài tập 2:
- Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Phải dùng hàm ý vì chưa thể thay đổi cách xưng hô ( Thời gian) quá gấp-> Cơm nhão.
- Hàm ý không thành công-> Người nghe hiểu nhưng không cộng tác trong hội thoại.
 
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Khi sử dụng hàm ý cần đảm bảo những điều kiện nào?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 04p
? Lấy ví dụ về trường hợp có sử dụng hàm ý?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian:01p
+ Học bài, ôn tập kĩ kiến thức phần văn phần thơ, giờ sau kiểm tra 45p.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây