© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 139: Chương trình địa phương: liên kết câu và liên kết đoạn văn

Thứ tư - 29/01/2020 08:47
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 139: Chương trình địa phương: liên kết câu và liên kết đoạn văn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về liên kết và các phương tiện liên kết câu và liên kết đoan văn.
2. Kĩ năng:          
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các phương tiện liên kết khi viết văn.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức về liên kết câu, liên kết đoạn văn vào thực hành.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, luyện tập.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 3p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :……………………………………….
+ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết về liên kết câu và liên kết đoạn văn:
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức về liên kết:
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 12p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
HS: (- Tạo thành đoạn văn và văn bản hoàn chỉnh.)
GV: ? Có mấy loại liên kết?Dấu hiệu nào để nhận biết loại liên kết đó?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Nhắc lại yêu cầu về nội dung và hình thức trong các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết như thế nào với nhau?
HS: ( Trả lời )



GV: Nhận xét. Bổ sung.
-> Chốt ý.
I. Ôn tập lí thuyết:

 

1. Liên kết nội dung:
 - Các câu trong đoạn phải tập trung làm rõ chủ đề của đoạn.
 - Trình tự sắp xếp các câu hợp lí.
  2. Liên kết hình thức:
 - Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường liên tưởng, quan hệ từ, đại từ, cụm từ.
 - Dùng phép liên kết: Thế, nối, lặp.
Hoạt động 2: HDHS luyện tập:
- Mục tiêu: thực hành kiến thức.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 25p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong các trường hợp sau:
a...Tôi thấu hiểu những điều mẹ nói. Bởi tôi cũng từng chứng kiến bao kẻ chỉ vì không biết hoặc không muốn làm phép tính chia như mẹ mà đã phải chịu cảnh tù tội, tan đàn xẻ nghé.
(Cây trứng gà bất tử - Hồ Thủy Giang)
b. Cuộc đời của gia đình tôi cứ thế trôi qua một cách êm ả như vậy. Nhưng nào ngờ, đến cuối năm mẹ tôi mắc một căn bệnh hiểm nghèo.
(Cây trứng gà bất tử - Hồ Thủy Giang)
2. Bài tập 2:. Xác định phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong trường hợp sau:
Đến khi mía cao hơn đầu người, lá lòa xòa đan xen rậm rạp rủ đàn chim sẻ cánh nâu óng ả, chim cu cườm lông vàng trắng đỏm dáng về xây tổ là đến lúc thay áo mới cho mía. Những bẹ mía dài bàng bạc ngả màu bóc đi cây mía mới cho nhiều mật ngọt.
Mùa bóc lá, người bản ra bãi mía từ lúc thung lũng còn thở ra biển sương mù dầy đặc. Nghe tiếng cười nói lao xao, tiếng bước chân ràn rạt đạp lên lá khô mải miết, mới biết có người đi phía trước, phía sau. Đến lúc mặt trời đủng đỉnh vươn ra sau dãy Phja Khao răng cưa là lúc bãi mía râm ran tiếng trêu nhau ơi ới của đám thanh niên. Trai gái tụ tập nhau đi làm đổi công, làm hết nhà mình đi làm hộ nhà người bản. Làm còn để được ngắm nhau, được thủ thỉ nói cho nhau những điều thầm kín...Thế nên, chẳng mấy chốc, cả vạt mía rộng được bóc lớp áo cũ, bỗng lộ ra những đốt mía tròn trĩnh, vàng óng như bắp tay con gái tuổi dậy thì..."
(Hoa mía - Bùi Thị Như Lan)
3. Bài tập 3: Viết đoạn văn với chủ đề "Quê hương". Chỉ ra những phép liên kết câu và liên kết đoạn văn mà em đã sử dụng.
C. Hoạt động luyện tập. (Đã thực hiện ở phần luyện tập)
- Mục tiêu: Thực hành kiến thức
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian:
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 4p
? Các đoạn văn trong văn bản phải đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị phần tiếp theo của bài:
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây