© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 140: Chương trình địa phương: luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, thơ

Thứ tư - 29/01/2020 08:48
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 140: Chương trình địa phương: luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, thơ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - Củng cố, nắm được cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ cho đúng với yêu cầu của kiểu bài.
2. Kĩ năng:
    - Rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ, cách tổ chức, triển khai luận điểm.
    - Rèn luyện năng lực tư duy, tổng hợp và phân tích khi viết bài văn nghị luận
3. Thái độ:
    - Bồi dưỡng cho HS ý thức tự học, tư duy sáng tạo khi làm bài văn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
        - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
      - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ? các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B.Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS ôn tập lí thuyết.
- Mục tiêu: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 15p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................

GV: ? Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ?
HS: ( Trả lời )

                             






GV: ? Thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.
? Hãy nêu những yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?đoạn thơ, bài thơ?
HS: ( Trả lời )






GV: Nhận xét và chốt lại.
-> Chuyển ý.
I. Lí thuyết:

  1. Khái niệm:
a. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:
- Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm.
- Những nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật tác phẩm.
- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
b. Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
- Trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy ( Ngôn từ, giọng điệu, hình ảnh )  
- Bố cục của bài cần mạch lạc, lời văn chuẩn xác, rõ ràng.

 2. Yêu cầu:
- Có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
+ MB: Giới thiệu tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá của mình.
+TB: Nêu các luận điểm về nội dung và nghệ thuật, phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu.
+KB: Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm hoặc đoạn trích.
- Cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
Hoạt động 2: : HDHS luyện tập
- Mục tiêu: Viết được bài văn nghị luận theo yêu cầu.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở.
- Thời gian: 22p
- Điều chỉnh:....................................................................................................................
GV: Gọi HS đọc đề bài (SGK)
-> Chép đề lên bảng.


? Hãy xác định kiểu đề nghị luận?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Nghị luận về vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Hình thức nghị luận?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét, bổ sung.
? Theo em cần phân tích những vấn đề gì?
HS: ( Trả lời )

GV: Nhận xét.



-> HDHS lập dàn ý.











GV: Nhận xét, bổ sung.
? Cần nhận xét, đánh giá về những mặt nào của tác phẩm?
HS: ( Trả lời )     












GV: Yêu cầu HS viết phần mở bài.
HS: ( Viết bài-> Tự sửa chữa. )
GV: Yêu cầu HS về nhà tự viết hoàn chỉnh bài văn.
II. Luyện tập trên lớp:
* Đề bài: Suy nghĩ của em về hình ảnh cây trứng gà trong văn bản ” Cây trứng gì bất tử”.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 a. Tìm hiểu đề:
- Kiểu đề: Nghị luận về một tác phẩm.

- Vấn đề nghị luận: hình tượng cây trứng gà.

- Hình thức nghị luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.

  b. Tìm ý: 3 ý lớn.
+ Giới thiệu gia đình và cây trứng gà.
+ Triết lý về phép tính chia.
+ Phép chia của mẹ dìu dắt con trong cuộc sống

+ Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
  2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn, nêu ý kiến đánh giá của mình.
 b. Thân bài:
- Giới thiệu gia đình và cây trứng gà.
+ Gia đình gồm 3 người : mẹ và 2 con Thanh, Bình
+ Cây tgà đẹp một vẻ tươi trẻ, tràn đầy nhựa sống
Cây trứng gà cũng là một thành viên của gia đình Thanh và khối phố

- Triết lý về phép tính chia.
+ Phép chia của mẹ : chia sẻ cùng người khác vật chất và tinh thần
Phép chia thể hiện sự nhân ái

- Phép chia của mẹ dìu dắt con trong cuộc sống
+ Phép chia của mẹ đã trở thành lẽ sống của con
- Cây trứng gà bất tử
Cây trứng gà chết vì buồn và ngột ngạt
+ Trong tâm linh của chị em thanh vĩnh viễn tồn tại hình ảnh cây TG
- Nhận xét, đánh giá:
- Nội dung: Cốt truyện độc đáo và ca ngợi tình phụ tử.
- Nghệ thuật:
+ Cốt truyện chặt chẽ
+ Ngôn ngữ giản dị
+ Nhân vật gần gũi, sinh động
c. Kết bài:
- Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
 3. Viết bài:
 4. Đọc lại bài viết và sửa chữa:
C. Hoạt động luyện tập. (Đã thực hiện ở trên)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian:
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 2p
? Các bước để làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích, đoạn thơ, bài thơ?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp Học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 1p
+ Học bài, chuẩn bị bài: ôn tập tiếng việt lớp 9
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây