© 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved.

Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 142: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Thứ tư - 29/01/2020 08:50
Hướng dẫn soạn: Giáo án Ngữ Văn 9, Tiết 142: Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
    - HS có khả năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn. Những cảm nhận đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
    - HS được luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng:
     - Rèn kĩ năng lập dàn ý, dẫn dắt vấn đề, rèn luyện cách nói rõ ràng, mạch lạc trước đám đông.
3. Thái độ:
     - Giáo dục ý thức mạnh dạn , tự tin khi trình bày vấn đề trước đám đông.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Tiếp nhận văn bản, hợp tác, cảm thụ, thưởng thức tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
        - Giáo án; SGK, SGV.
2. Học sinh:
      - Đọc và chuẩn bị trước bài theo câu hỏi SGK.
3. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, gợi mở, thực hành.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
A. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs.
- Phương pháp  Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5p
+ Ổn định tổ chức:……………………Vắng :………………………………………
+ Kiểm tra bài cũ: ?Khi liên kết câu và liên kết đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu về nội dung và hình thức như thế nào?
+ Giới thiệu bài mới:
- Điều chỉnh: …………………………………………………………………………
B. Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: HDHS chuẩn bị:
- Mục tiêu: củng cố kiến thức văn nghị luận.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 10p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: ? Hãy xác định kiểu bài và vấn đề nghị luận?
HS: ( Trả lời )

GV: ? Nghị luận theo cách nào?
HS: ( Trả lời )


GV: Nhận xét.
 ? Đề yêu cầu gì?
HS: ( Trả lời )
GV: ? Dựa vào đề bài trên em hãy tìm ý?
HS: ( Trả lời )
GV: HDHS luyện nói:
- HD cách dẫn vào bài nói.
- HD nội dung HS cần nói










GV: Yêu cầu HS viết bài.
-> Chuẩn bị luyện nói trên lớp.
I. Chuẩn bị:
  * Đề bài:  Suy nghĩ về bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
 1. Tìm hiểu đề:    
a. Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
b. Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu.
c. Cách nghị luận: Xuất phát từ sự cảm thụ cá nhân đối với bài thơ, khái quát những thuộc tính tinh thần cao đẹp của con người.
d. Yêu cầu: Nêu suy nghĩ.
  2. Tìm ý:
- Tình yêu quê hương nói chung qua các bài thơ đã học.
- Tình yêu quê hương với nét riêng trong bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.  
* Nội dung:
- Hình ảnh đầu tiên mà tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu.
- Vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơ có sức sống trong tâm hồn
- Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh,ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương.
- Bếp lửa gắn với những biến cố lớn của đất nước, trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
- Bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương.
- Bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ với hiện tại.
Hoạt động 2: HDHS thực hành luyện nói.
- Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
- Phương pháp: Đàm thoại , thuyết trình, thảo luận.
- Thời gian: 20p
- Điều chỉnh:...................................................................................................................
GV: Nêu yêu cầu của tiết luyện nói.
HS: - Đại diện các nhóm lần lượt trình bày miệng trên lớp.
    - Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.



GV: Nhận xét chung.






























  
 
II. Thực hành luyện nói:
  
- Yêu cầu:
+ Bám sát đề bài
+ Trình bày theo dàn ý
+ Ngôn ngữ nói : Ngữ điệu, tốc độ, cảm xúc phù hợp…
    Bài tham khảo
* Mở bài:
- Bằng Việt là nhà thơ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ của Bằng Việt thiên về tái hiện những kỉ niệm tuổi thơ. Bài thơ “ Bếp lửa” được coi là một trong những thành công đáng kể nhất là tiếng thơ của một tấm lòng có cội nguồn của một tâm hồn.
* Thân bài:
- Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:
  “ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
   Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
   Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
 Kỉ niệm thời thơ ấu thường là rất xa nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng, nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:
  “ Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
  Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc quanh bếp lửa quê hương:
 “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
  Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
  Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
  Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
  Tiếp đến là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ các bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin:
 “ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
  Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
  Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
 Hình ảnh bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương, đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa:
 “ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
  Mấy chục năm….
  Ôi kì lạ! và thiêng liêng bếp lửa.”
 Cuối cùng nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại:
“Giờ cháu đã đi xa có ngọn khói trăm tàu
 Có lửa trăm nhà niềm vui trăm ngả
 Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?”
* Kết bài:
- Bài thơ “ Bếp lửa” là bài thơ cảm động, tình cảm dạt dào, bài thơ khơi dậy trong ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình và quê hương, đất nước.
C. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, thực hành
- Thời gian: 3p
? Nêu yêu cầu của tiết luyện nói?
- Điều chỉnh:.................................................................................................................
D. Hoạt động ứng dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức nêu nội dung bài học.
- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- Thời gian: 5p
? Hãy nêu suy nghĩ của em về hình ảnh cây tre trong văn bản “Viếng lăng Bác”?
- Điều chỉnh:..................................................................................................................
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức.
- Phương pháp: Tư duy
- Thời gian: 2p
+ Học bài, chuẩn bị bài: những ngôi sao xa xôi.
- Điều chỉnh:.................................................................................................................

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây